Qua hàng vạn trang viết sau này của các quân nhân, chính khách, sử giả, nhà văn và nhà báo Pháp, ta có thể thấy được Điện Biên Phủ từ góc nhìn của kẻ bại trận. Sau đây là một vài mẩu chuyện cụ thể*
Ngày 20-11-1953, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Gin (Gilles), Pháp mở cuộc hành quân Castor (Hải Ly) nhay dù chiếm Điện Biên Phủ. Lực lượng huy động gồm hơn 60 máy bay Đakôta chở sáu tiểu đoàn dù với quân số 4.545 tên cùng vói 190 tấn vũ khí đạn dược và cả thiết bị chiến tranh. Tướng Cô-nhi, chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ coi đây là "khởi đầu của một cuộc chiến tranh đại quy mô...".
Hôm đó, thiếu tá M.Bi-gia (sau này là đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp) cùng 800 quân đơn vị Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của ông, đã sẵn sàng lên 64 chiếc C47 có những cánh bạc mới nhận của Mỹ. Số quân nay lẽ ra đang chuẩn bị trở về Pháp thì đêm trước, đột nhiên nhận được lệnh tham gia cuộc hành quân mới. Thiếu tá Bi-gia được thông báo nếu thời tiết không thuận lợi, nếu trời mây mù hay giông thì cuộc hành trình sẽ tạm hoãn. Thế nhưng Điện Biên Phủ cứ như một định mệnh. Sau này, có dịp nhớ lại, tướng Bi-gia nói: "Tôi thường tự hỏi, sao hôm đó lại không mưa nhỉ? Và như vậy có phải thoát được Điện Biên Phủ không?".
Trong kế hoạch Na-va đông xuân 1953-1954, Bộ Tổng tham mưu Pháp muốn giăng một cái bẫy nhử địch vào tròng. Cái bẫy đó, theo họ, phải được chuẩn bị chu đáo tới mức quân Việt Minh nhảy vào là sẽ bị đánh gãy răng, sẽ gặp một sự kháng cự, một hỏa lực mạnh và một nghị lực chiến đấu không lường trước được. Cái bẫy đó là Điện Biên Phủ.
Thế nhưng, người giăng bẫy lại chính là người bị mắc bẫy. Theo báo chí nước ngoài thời bấy giờ, Tướng Giáp đã chấp nhận sự thách thức của Pháp. Từ Điện Biên Phủ, ông chỉ thị cho Bộ Tham mưu mặt trận của mình: "Thắt cố họng người Pháp lại". Nhà báo Ô-xtrây-li-a Bớc-sét có dịp gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỏi: “Mỗi ngày tôi nghe đài Hà Nội đến ba, bốn lần. Họ đang nói đến cái địa điểm nào đó gọi là Điện Biên Phủ. Xin Cụ cho hay điều gì đang xảy ra ở đó vậy?". Chủ tịch Hồ Chí Minh lật chiếc mũ cát vừa đặt ra bàn, rồi Người phác một vòng quanh vành mũ, chỉ xuống đáy chiếc mũ: "Điện Biên Phủ là một thung lũng, bị đồi núi vây quanh. Đội hình của quân đội Pháp đang ở đáy mũ rồi, còn chúng tôi đang ở quanh vành mũ này. Họ đang vây hãm các đồi xung quanh. Đấy! Chẳng rút ra nổi nữa rồi Ị".
Ngày 13-3-1954, quân đội Việt Nam mở cuộc tiến công lớn đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tá Lănggle, Tư lệnh Lục quân, cho hay: "Thơi điểm chúng tôi dự kiến cuộc tiến công của Tướng Giáp là 5 giờ chiều ngày 13-3. Nhưng đúng 5 giờ chiều chằng có gì xảy ra như dự kiến. Vậy cho nên tôi cho tiến hành một trận pháo kích... Đúng lúc đó, 200 trái đạn của Tướng Giáp giội vào sân bay và khu trung tâm trên một mặt phẳng theo hình tam giác. Hàng rào đạn kéo dài một giờ đồng hồ. Nó kéo dài như vô tận".
Vẫn theo đại tá Lăng-gle, cho đến lúc đó, pháo binh Pháp vẫn chưa định hướng nổi các cỗ pháo của Tướng Giáp, ngay cả lúc nòng pháo họ phát hỏa. Tướng Na-va tại Hà Nội theo dõi chặt chẽ đã tỏ ra kinh ngạc. Mọi pháo thủ Pháp hay Mỹ đã từng quan sát Điện Biên Phủ, ngay cả người Mỹ đang ở đây đều nghĩ Việt Minh đang ở đằng sau các mỏm đồi nã pháo vào quân ta. Điều kinh ngạc nữa là làm sao họ có thể mang nổi pháo lại gần hơn điều mà ta có thể nghĩ ra. Cách giải thích đó nói lên sai lầm của pháo binh Pháp khi đánh giá tình hình và tôi cũng phải chịu trách nhiệm vì tôi là người chỉ huy cao nhất.
Ngay giờ đầu tiên, 500 lính Pháp đã tử trận trên quả đồi. Vào xế chiều, Việt Minh tung cả Sư đoàn bộ bỉnh đánh chiếm Bêatrixơ (Him Lam), điểm chốt của trung tâm, đến nửa đêm thì Bêatrixơ chỉ còn là một nấm mồ. Chỉ có 200 bỉnh sĩ trong số 700 quân đồn trú thoát chạy. Sau thảm họa đầu tiên này, Tư lệnh pháo bỉnh, đại tá Sác-lơ Pỉ-rốt đã tự sát.
Ngày 30-3, đợt tiến công thứ hai của quân ta vào cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Ngày 1-4, tướng Na-va quyết định đưa thêm ba tiểu đoàn dù tăng viện cho Điện Biên Phủ với mong muốn "Nếu Điện Biên Phủ giữ được ba ngày nữa, Việt Minh sẽ phải bỏ cuộc".
Lúc này, hai nỗi sợ hãi tràn ngập trong hàng ngũ quân đội Pháp. Đó là số thương binh tăng lên quá nhanh, không thể nào cứu chữa nổi. Và các hầm hào của đối phương thì cứ nhằm vào trung tâm Điện Biên Phủ mà doãi tới.
Các bác sĩ quân y nói: "Cái địa ngục khủng khiếp này đã bắt đầu rồi. Hầm cứu thương dã chiến có 40 chục giường, chỉ có bốn thầy thuốc phục vụ 12.000 người không còn hy vọng gì sống sót, chứ chưa nói là cứu chữa nổi thương binh. Bát đầu phải đào thêm hầm cứu thương, đặt thương bỉnh sát vào vách hào". Và: "Trong cái nhà mồ y tế Pháp, cảnh tượng thật tối tăm nhầy nhụa. Y viện ngầm đã nhích đến tận cùng chỗ dùng làm nhà xác. Ở đấy, có khi thương bỉnh nhìn thấy bọ trắng to lù bò ra giữa những đống bông băng. Chân họ đầy dòi. Thật khủng khiếp!".
Trong khi đó, trên không, những tấm ảnh chụp được phát hiện những đường hầm của Tướng Giáp đã bò lan nhanh chóng. Hà Nội thông báo qua đài vô tuyến điện, đề nghị sẽ thả các phương tiện đo tiếng động. Bộ Chỉ huy Điện Biên Phủ trả lời: Khỏi cần, chúng tôi đang nghe thấy cả tiếng họ đào rồi. Từ đỉnh núi Tướng Giáp được báo cáo "đã xong hàng trăm ki-lô-mét đường hào. Yêu cầu cơ động quân đội bất kể có bom na-pan và pháo định". Quân Pháp thì ngày càng bối rối thảm hại. Bi-igia nói: Quân số chúng tôi hao hụt dần. Tiêu đoàn 800 người khi nhảy xuống, rút xuống 700 người, rồi 600, 400 ngưòi. Rồi chỉ con lại 300, rồi lại 180 người. Cuối cùng chỉ còn lại 80 người khỏe hơn, nhưng thừa chết thiếu sống .
Ngày 1-5, đợt tiến công thứ ba, cũng là đợt tiến công cuối cùng của quân ta vào Điện Biên Phủ bắt đầu.
Đại tá Lăng-gle kể lại: Ngày 6-5, tất cả đều đã kiệt sức, hoàn toàn rã rời. Chúng tôi hiểu không còn cách gì làm tiếp được nữa. Hết cả đạn dược. Quân số cũng cạn. Do vậy mà kể từ ngày 7-5, khi quân Việt Minh tới, thật sự là cuộc chiến đấu của chúng tôi đã chấm dứt. Quân Pháp cũng đã tính đến một cuộc tháo chạy tự sát. Hai đội quân sẽ chạy sang Lào và mỗi binh đoàn sẽ tìm thấy vận may cho mình. Sớm ngày 7-5, tôi kêú gọi sĩ quan nào còn sống sót tới chung quanh để bắt đầu một cuộc thử sức cuối cùng. Nhưng các sĩ quan thông báo cho tôi binh sĩ không còn khả năng chống cự lâu được nữa. Tôi báo cáo lên tướng Đờ Cát-tơ-ri tình hình này. Ông ta gọi cho Hà Nội và thông báo cuộc chiến đấu đã chấm dứt rồi. "Thế là hết ! Na-va trả lời qua máy vô tuyến điện thanh: ''Đừng giơ cờ trắng, chỉ ngừng chiến đấu thôi" (Có nghĩa là thỏa thuần cho đầu hàng nhưng không phất cờ trắng).
Lúc đó là 1 giờ chiều ngày mồng 7. Các sĩ quan đứng vây quanh Sở chỉ huy chờ đợi. Đúng 5 giờ chiếu, kể từ giờ phút mở màn đã là 55 ngày. Mọi người nghe thấy tiếng nói của Việt Minh gọi nhau xung quanh. Có cái gì rộp rộp trên nóc hầm. Tôi ngồi xuống nghe, không biết mình nghĩ đến điều gì cả. Những bậc hầm dẫn ra ngoài đã ở ngay trước mắt. Lúc đó chúng tôi đều nghĩ đến trái lựu đạn. Lạy chúa! Rất có thể một trái lựu đạn liệng xuống chỗ bậc hầm và sẽ nổ tung hết. Nhưng trường hợp này đã không xảy ra. Các binh sĩ chiến thắng Việt Nam đội mũ nan, lưỡi lê đầu súng bước vào chỉ nói: "Đứng dậy!".
Báo Rạng Đông (L'Aurore), ngày 8-5- 1954, đưa tin.
"... Ngày 7-5-1954, 16 giờ 45 phút (theo giờ Pháp, chậm hơn Việt Nam 7 tiếng), khi ông La-ni-en (Thủ tướng Pháp) lên diễn đàn ở điện Buốc-bông (Bourbon), người ta đã biết ông ta sẽ nói gì. Cái tin buồn đến Pari hồi 13 giờ 12 phút bằng một bức điện ngắn ngủi ba dòng đã lan nhanh như một vệt thuốc súng...
Mặc quần áo đen, nét mặt co rúm vì xúc động, ông La-ni-en nặng nề bước lên các bậc diễn đàn. Tất cả các nghị sĩ đều đứng dậy trong sự im lặng nặng nề. Chỉ riêng 15 nghị sĩ cộng sản và ông Đờ Chăm-pơ-roong vẫn ngồi yên. La-ni-en bắt đầu bằng một giọng đứt quãng: "Chính phủ vừa được tin tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã thất thủ sau 20 giờ chiến đấu gay go liên tục". La-ni-en nói chậm rãi trong không khí của hội trường rộng rãi âm vang, nguời ta nghe tiếng nói của La-ni-en như tiếng khóc nức nở của một thiếu phụ ở chốn xa xăm nào đó".
Báo Nước Pháp người quan sát (France Observateur) ngày 13-5-1954 đã gay gắt phản bác các bản thông cáo của chính quyền trong đó coi sự thất thủ Điện Biên Phủ vừa là thất bại vừa là thắng lợi, vừa là quốc tang lại vừa là thành công có ý nghĩa toàn thế giới. Báo viết: "Tuy nhiên cái sự kiện sờ sờ ra đó và nếu người ta không tự dối mình và dối người khác thì những sự kiện đó đã nói lên một cách rõ ràng. Trước hết bản kết toán về cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ đã rõ ràng. Đó là chiến thắng quyết định và hoàn toàn đối với Tướng Võ Nguyên Giáp, một sự thất bại hoàn toàn đối với tướng Na-va, Bi-đô, Plê-ven, La-ni-en,... Nếu người ta nói đến sự "thất bại" của Điện Biên Phủ thì phải gọi đúng tên của nó. Đó là một sự đầu hàng".
Để trả lời câu hỏi đó, giới chính trị Pháp thời bấy giờ đổ lỗi cho giới quân sự sai lầm về chiến lược, kém cỏi tệ về chien thuật. Giới quân sự, ngược lại, rằng đó trước hết là thất bại về chính trị.
Trong cuốn sách Thời điểm của những sụ thật xuất bản sau này, tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đã viết:
"Cuộc chiến tranh Đông Dương không phải là một cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là cuộc viễn chinh thôn tính ở nơi xa xôi, tiến hành với một quân đội chuyên nghiêp đơn độc, trong đó dân tộc ta không hiểu được ý nghĩa của nó".
Ông con viết:
"...Về phương diện chính trị, Việt Minh là một quốc gia thật sự. Thật vậy uy quyền trực tiếp của họ lan rộng quá nửa nước Việt Nam... Nhưng than ôi, tình hình bên ta thì hoàn toàn trái ngược lại. Chưa bao giờ chúng ta có được một người cầm quyền từ đầu đến cuối. Trong khi đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất - Hồ Chí Minh - và một lãnh tụ quân sự duy nhất - Võ Nguyên Giáp. Lãnh đạo chiến đấu từ bảy năm nay thì 19 Chính phủ liên tiếp của ta đã đưa ra năm thủ lĩnh chính trị ở Đông Dương, Đờ Giăng (De Jean) là người thư sáu và sáu tổng chỉ huy (tôi là người thứ bảy). Hơn nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ có một chính sách nhất quán tư đầu đến cuối. Hay nói đúng hơn, chúng ta chẳng có chính sách nào cả...".
Đại tướng Bi-gia, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp (trước là thiếu tá ở Điện Biên Phủ), trong hồi ký của mình, cũng viết: "Theo quan niệm của tôi, họ (Việt Minh) trở nên một đơn vị bộ binh kiệt xuầt và được huấn luyện để đánh bại chung ta. Bây giờ chúng ta không còn gì cả, chúng ta đã ở xa nước Pháp, nhưng phải nhận rằng họ đang đánh bại cả người Mỹ. Bởi vậy họ thật là kiệt xuất!".
Điện Biên Phủ, từ góc nhìn của kẻ bại trận / Hà Đăng // Nhân dân hàng tháng. – 2009. – Số 145. – Tr. 6 – 7.