Đoàn lưu học sinh 46 người chúng tôi học ở Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Ta-xken (Taskent) mang tên Lê-nin luôn tâm niệm: Kể lại cho các bạn sinh viên (cả Liên Xô và nước ngoài học ở đây) các câu chuyện về gương anh dũng chiến đấu của các Anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Các Anh hùng Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Mạc Thị Bưởi, Bùi Thị Cúc, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi... được chúng tôi tìm hiểu, "sắp xếp thành bài" để thành từng câu chuyện bằng tiếng Nga. Do học Toán - Lý, không được học các môn khoa học xã hội cho nên tiếng Nga chưa thật "nhuần nhuyễn" lắm, chúng tôi đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cô giáo dạy tiếng Nga trong việc này. Đặc biệt, chúng tôi rất muốn được kể chuyện Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử cho các bạn sinh viên, nhất là sinh viên các nước: Cu-ba, An-giê-ri, Ăng-gô-la, Ga-na, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, các nước A-rập... đang học tại các trường đại học ở đâỵ.
Chúng tôi đã nhiều lần "kể chuyện riêng lẻ" hoặc "tụm năm tụm ba" với các bạn cùng lớp học, cùng khoa, cùng khóa. Tuy nhiên chưa có một lần nào được kể thật "chính quy". Một dịp tốt đã đến, đó là dịp nhân kỷ niệm mười năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1964). Hôm đó là một ngày thứ bảy, tại hội trường của ký túc xá dành cho sinh viên nước ngoài (tôi còn nhớ là nhà số 9, phố Boóc-đan Khơmen-ni-xki của Thủ đô Ta-xken, nước Cộng hòa XHCN U-dơ-bê-ki-xtan trong Liên bang Xô-viết). Chúng tôi trang hoàng cờ, ảnh Bác Hồ, bình hoa... trên phông cắt dán một cụm từ rất to bằng tiếng Nga: "Kỷ niệm 10 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ". Khách được mời là các thầy, cô giáo ở trường và khoa Toán - Cơ, khoa Dự bị đại học, tất cả các bạn sinh viên nước ngoài ở ký túc xá này và các bạn sinh viên Liên Xô cùng khóa học. Đặc biệt, tất cả các cô giáo dạy tiếng Nga đều tới dự và còn làm hậu thuẫn cho chúng tôi về ngôn ngữ (các bài phát biểu được các cô sửa chữa câu, từ, ngữ pháp cho chuẩn xác).
Sau lời khai mạc ngắn gọn của anh Chi hội trưởng lớp sinh viên chúng tôi, thầy chủ nhiệm khoa Dự bị đại học (khoa này chỉ dành cho sinh viên nước ngoài đến học tiếng và ôn luyện kiến thức để vào học năm thứ nhất của các trương đại học ở thành phố này) lên phát biểu chào mừng. Thầy nói rất chậm, ngắn gọn bằng những từ ngữ phố thông đơn giản để cho sinh viên nước ngoài đang học tiếng Nga dễ hiểu. Tiếp theo là phần chính, phần kể chuyện trận đánh Điện Biên Phủ. Một người giỏi tiếng Nga nhất trong chúng tôi được Chi hội phân công chuẩn bị bài nói khá công phu, lại được các cô giáo tiếng Nga "gọt giũa" cho từng câu, từng chữ nên bài nói khá tốt. Các từ và cụm từ: Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, “Quyết chiến quyết thắng”, “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, “lấy thân chèn đê giữ pháo”... được phát âm rõ ràng. Thậm chí anh còn dùng tay làm động tác... để cho tất cả - nhất là các bạn ở các nước Á - Phi và Mỹ La-tinh còn biết ít tiếng Nga hiểu được câu chuyện. Vị diễn giả của chúng tôi vừa nói vừa chỉ lên sơ đồ Điện Biên Phủ (chúng tôi đã chuẩn bị sẵn trên bốn tờ giấy kết lại thật to, ghi rõ từng vị trí cứ điểm và sở chỉ huy của đích, mui tên chỉ các đợt tấn công...).
Khi diễn giả vừa kể xong thì một bạn sinh viên Liên Xô đứng lên hỏi về phương tiện vận tải lương thực, quân trang quân dụng cho quân đội phải vượt khe suối, dốc đèo như thế nào. Chúng tôi trả lời là: “bằng sức con người”, “bằng gánh đi bộ”, “bằng xe đạp thồ”... Và phải giải thích khá tỉ mỉ, tường tận họ mới tin, và đã tin rồi thì rất cảm phục, vỗ tay rất to.
Một bạn người Ga-na (học khoa Y) hỏi một câu hỏi mà cử tọa rất chú ý lắng nghe: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp ở Học viện quân sự nào?". Vị diễn giả của chúng tôi hơi lúng túng. Vì từng được đọc một câu chuyện Bác Hồ đã trả lời một phóng viên nước ngoài về câu hỏi này nên tôi đã mạnh dạn đứng lên đáp trả câu hỏi đó của bạn Ga-na. Tôi chậm rãi nói, đại ý: "Bác Hò của chúng tôi đã từng trả lời câu hỏi của một nhà báo phương tây: "ông Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp ở trường quân sự nào mà được phong hàm Đại tướng?" rằng, phong quân hàm dựa trên việc: đánh thắng thiếu tướng - phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng - phong trung tướng, đánh thắng đại tướng - phong đại tướng. Ồng Giáp đã đánh thắng liền mấy đại tương tổng chỉ huy của Pháp ở chiến trường Đông Dương nên chúng tôi phong đại tướng". Tôi vừa dứt lời thì cử tọa liền vỗ tay rất sang khoái, đặc biệt là mấy bạn sinh viên Cu-ba. Họ nhảy lên phụ họa: "Đúng rồi! Đúng rồiỊ". Còn thầy Chủ nhiệm khoa thì đứng lên, đưa hai tay lên: "Câu trả lời độc đáo quá! Độc đáo quá!. Chưa hết, một bạn người Cu-ba to cao, để râu quai nón còn đứng lên nói to: "Phi-đen của chúng tôi cũng như vậyỊ ông ta chỉ mới "tốt nghiệp" ở '’Học viện Pa-lay Hi-rông thôi mà!". Rồi anh ta cười dí dỏm, ai cũng cảm thấy vui nhộn, thú vị. Một không khí rất sôi động, vui vẻ, hân hoan. RồI tiếp đến là câu hỏi của bạn người An-giê-ri: "Ở trận Điện Biên Phủ có mấy anh hùng được phong?” Tôi đứng lên trả lời: "Có 17 người, trong đó có ba liệt sĩ'. Lập tức một bạn người Nga nói: "ít quá! ít quá! Một chiến dịch vĩ đại, một chiến thắng lẫy lừng toàn cầu mà chỉ 17 chiến binh được phong. Theo tôi phải là hàng trăm, hàng ngàn...". Hỏi, rồi trả lời... cứ tiếp tục thật sôi động ở một buổi lễ kỷ niệm chiến thắng của quân đội ta cách nay 45 năm trên đất nước Xô-viết vĩ đại !
Kết thúc buổi lễ, chúng tôi biểu diễn bài Hò kéo pháo của Hoàng Vân sau khi dịch nội dung ca khúc này ra tiếng Nga cho mọi người hiểu. Tất cả những người tham gia đều vỗ tay gõ nhịp. Họ rất thỏa mãn với những gì đã thấy và nghe được. Các cô giáo tiếng Nga thì cứ khen mãi "Ma-la-đét! Ma- la-đét!" (Cừ lắm! Cừ lắm!).
Kể chuyện chiến thắng Điện Biên Phủ ở Nga / Xuân Hữu // Nhân dân hàng tháng. – 2009. – Số 145. – Tr. 36 - 37.