Bỏ qua nội dung chính

Điện Biên Phủ - Những Ký Ức Hào Hùng

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Điện Biên Phủ - Những Ký Ức Hào Hùng > Bài đăng > ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ NGƯỜI THẦY CỦA MÌNH
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ NGƯỜI THẦY CỦA MÌNH

Có người hỏi vì sao một thầy giáo dạy sử lại trở thành vị tướng cầm quân kiệt xuất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Điều đó chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh mới trả lời được”.

Đọc lại tiểu sử của nhân vật đã được thế giới coi là một vị tướng huyền thoại của thế kỷ 20, có tên trong mọi sự tuyển chọn những người cầm quân tài ba nhất trong lịch sử nhân loại, người ta được biết người thanh niên Việt Nam Võ Nguyên Giáp được đào tạo hoàn toàn trong “nền giáo dục thuộc địa” với một tấm bằng ghi nhận học lực cao nhất là cử nhân luật khi 24 tuổi (1935) và một chức nghiệp là dạy sử tại Trung học tư thục Thăng Long (Hà Nội). Có thể nói tới một công việc nữa mà Võ Nguyên Giáp đã làm trong thời kỳ sôi nổi của phong trào vận động dân chủ ở Đông Dương là làm báo.

Võ Nguyên Giáp tham gia hoạt động yêu nước từ rất sớm (Đảng Tân Việt sau này chuyển hướng thành cộng sản) và cũng bị tù đày khi còn trẻ (lúc 19 tuổi, 1930). Tuy nhiên, bước ngoặt lịch sử đến với ông là cuộc gặp Nguyễn Ái Quốc (6/1940).

Khi chiến tranh thế giới II đã bùng nổ (9/1939). Điều kiện hoạt động công khai không còn, thực dân đàn áp dữ dội... cũng có nghĩa là cơ hội đang tới cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã điểm. Võ Nguyên Giáp rời Hà Nội sau khi chia tay người vợ và cô con gái đầu lòng để cùng Phạm Văn Đồng theo Hoàng Văn Thụ qua Trung Quốc. Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Võ Nguyên Giáp chính là thời điểm gặp Nguyễn Ái Quốc, nhà cách mạng nổi tiếng hoat động ở hải ngoại được mọi người Việt Nam ái quốc trong nước ngưỡng mộ.

Năm Võ Nguyên Giáp ra đời (1911) cũng là thời điểm Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước và trước khi trở về nước không lâu (1941), nhà cách mạng tiếp xúc với những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.

Năm ấy, Võ Nguyên Giáp vừa bước vào ngưỡng tuổi “tam thập nhi lập”. Cần nói thêm đó cũng là thời điểm trong nước, đặc biệt là ở phía nam, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ (11/1940). Giống như cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trước đó một thập kỷ (1930-1931), tinh thần cách mạng thì ngút trời nhưng lực lượng cách mạng bị thực dân đàn áp thảm khốc, tổn thất nặng nề...

Gần như toàn bộ cơ quan đầu não của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương bị thực dân bắt bớ, giam cầm và số đông chết trong nhà tù thực dân. Trong số đó có hai vợ chồng Bí thư Đảng ở hải ngoại là Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai cũng như Tổng Bí thư ở trong nước là Nguyễn Văn Cừ.

Có một câu hỏi mà người làm sử phải lý giải đó là làm sao Võ Nguyên Giáp, một thanh niên trí thức hoạt động ở trong nước mà Nguyễn Ái Quốc chưa từng gặp trước đó, lại sớm được vị lãnh tụ tin cậy để giao phó những trọng trách hàng đầu? Dường như chỉ có một mối liên hệ duy nhất trên tờ báo tiếng Pháp của Đảng, tờ Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), là nơi Võ Nguyên Giáp làm phóng viên và Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài gửi bài về đăng.

Nhưng có một chi tiết là người đồng chí rất quen biết của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động tại hải ngoại vừa hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là Nguyễn Thị Minh Khai có người em gái ruột Nguyễn Thị Quang Thái cũng là một chiến sĩ cộng sản hoạt động ở trong nước lại chính là vợ của Võ Nguyên Giáp, sang Trung Quốc gặp Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp chia tay với người vợ cũng là người đồng chí mà ông đã quen biết ở Huế (1930), lại là người bạn tù khi cả hai bị thực dân Pháp bắt giam (1930) rồi vị nào, phụ trách công việc gì cũng đem hết sức, trách nhiệm và trí tuệ phục vụ sự nghiệp của Đảng, của đất nước và nhân dân với tinh thần “Dĩ công vi thượng” như căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặt công việc chung, lợi ích của dân tộc, của cách mạng, đất nước và nhân dân lên trên hết, trước hết là điểm nổi bật trong cuộc đời, sự nghiệp của Võ Nguyên Giáp khiến ông trở thành vị tướng, nhà lãnh đạo của nhân dân, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân yêu quý, biết ơn và noi theo. Biết bao hình ảnh cảm động và không thể nào quên trong những ngày lễ Quốc tang Đại tướng đầu tháng 10/2013 đã minh chứng cho điều đó. Võ Nguyên Giáp thật sự là nhà lãnh đạo mang tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đi đầu trong việc đề xuất và nghiên cứu tư tưởng Hổ Chí Minh. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự phát triển nhận thức, Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam (6/1991) đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”. Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã tổng kết nêu bật những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng phát triển gắn liền với nghiên cứu về đạo đức, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ngay từ khi còn rất trẻ đã nuôi dưỡng ý chí đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của đồng bào mình và là những người yêu nước chân chính, nhiệt thành. Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đến với chủ nghĩa Mác - Lênin - lý luận cách mạng của thời đại và trở thành những nhà cách mạng suốt đời phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước, đã cùng với Đảng và toàn dân tộc làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 9/9/1969). Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trong Nghị quyết 24C/18/65 tại Kỳ họp Khóa 24, từ ngày 20/10 đến 20/11/1987 đã suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và trong lòng dân tộc, bạn bè quốc tế, ông trở thành vị tướng huyền thoại, vị tướng của nhân dân, người anh hùng dân tộc.

 

_Thanh Vân_

 

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.