Bỏ qua nội dung chính

Điện Biên Phủ - Những Ký Ức Hào Hùng

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Điện Biên Phủ - Những Ký Ức Hào Hùng > Bài đăng > NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHÁP THUA Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHÁP THUA Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

Về chính trị:

Sau chiến tranh thế giới, Pháp trở lại Đông Dương, do không nhận thức được rõ ràng những biến đổi đã xảy ra ở đó trong thời gian chúng vắng mặt. Những đảng phái quốc gia chống Pháp, với các khuynh hướng chính trị khác nhau, đã luôn xuất hiện ngay từ khi Pháp chiếm đóng Việt Nam. Các đảng phái này phát triển rất nhiều trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, nhất là năm 1941 các đảng phái này đoàn kết lại với nhau để tạo thành một mặt trận “nhân dân”, liên minh để giành độc lập cho Việt Nam.

Trong nhiều tháng, Pháp không thể nào tái lập lại sự kiểm soát về chính trị ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Những người lãnh đạo Trung Hoa cũng như Việt Nam đã dùng mọi cách sỉ nhục người Pháp; cả hai đều được sự hỗ trợ của người Mỹ, đang cương quyết phản đối việc tái lập “sự thống trị thực dân” của Pháp.

Bước vào giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến tranh, Pháp tìm cách chiếm lại từ Việt Nam các lãnh thổ mà chúng ta chiếm giữ nhưng chúng ta chưa củng cố được một cách vững chắc. Nhưng chúng không có một chính sách rõ ràng, vì sự chống đối tuyệt đối của không khí chính trị ở Pháp. Sự chi viện ít ỏi về nhân lực và trang thiết bị được đưa lên tàu một cách lén lút. Tổ chức của quân đội Pháp bị xáo trộn vì một cuộc giải ngũ vội vã và không có tổ chức, vì sự cắt giảm hàng loạt về tài chính, sự thanh trừng độc đoán và việc đưa ra khỏi quân đội các khung chỉ huy một cách thiếu suy nghĩ.

Bước tiếp vào các giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến tranh, bầu không khí chính trị ở Pháp nói chung là sự thờ ơ. Những thảo luận lớn ở Nghị viện về tình hình Đông Dương chỉ diễn ra với khoảng từ 50 đến 100 dân biểu. Một số ít nhà hoạt động chính trị còn quan tâm đến chiến tranh không phải vì hệ quả của nó đối với các cuộc tuyển cử, mà lại mơ hồ hoàn toàn về mục đích của cuộc chiến tranh đang tiến hành ở Viễn Đông. Các vị chỉ huy Quân sự hàng đầu biết rõ tình hình thực tế, nhưng đối với họ, chiến tranh Đông Dương là một trở ngại cho việc tái tổ chức lại quân đội Pháp ở Châu Âu. Đây là một gánh nặng mà họ muốn gạt bỏ càng nhanh càng tốt.

Mặt khác, mối hiểm họa lớn nhất của viện trợ Mỹ đối với Pháp là chính trị. Nếu Pháp không có được sự cam kết chính thức, thì nguồn viện trợ này sẽ tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp ngày càng sâu hơn vào công việc của chúng. Ảnh hưởng của Mỹ lên các Quốc gia liên kết sẽ dần dần thay thế ảnh hưởng của Pháp. Pháp đã phải đối mặt với tình thế ngược đời: Chấp nhận viện trợ của Mỹ, cho dù Pháp chiến thắng, chắc chắn sẽ mất Đông Dương. Đây là bị kịch đường lối chính trị của chúng.

Một nhược điểm khác về lập trường chính trị của nước Pháp là nội bộ Pháp lủng củng:

Ngày 29 tháng 4, tờ báo tư sản Pháp Người xem xét đăng những ý kiến của một số lãnh tụ quân sự Pháp, tóm tắt như sau:

“Khi đã phải rút lui ở Lai Châu và Nà Sản, mà Pháp lại đưa gần 2 vạn quân Pháp và thung lũng Điện Biên, đó là một tội ác chính trị… Đến mùa mưa, thì quân đội Pháp hoặc chết đuối hết, hoặc là đầu hàng”

Hầu hết những tiểu đoàn tinh nhuệ Pháp đã đưa đến Điện Biên Phủ. Những cuộc đánh nhau ở đồng bằng, nhất là trên đường số 5, ngày đêm dữ dội. Điều đó làm cho Pháp rất lo ngại… Các lãnh tụ Pháp đều cho rằng Bắc Bộ như đã mất rồi.

Cuối cùng là quan điểm bất đồng giữa Pháp với những nhà “bảo trợ” người Mỹ: Họ hỗ trợ Pháp vì chúng đang nắm một khu vực chủ yếu trong kế hoạch của họ. Đó là ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản ở vùng Đông nam Á, nhưng họ lại không ủng hộ việc duy trì các nước Việt nam, Lào và Campuchia trong khối liên hiệp Pháp, mà Mỹ xem đây vừa là một tàn dư của “chế độ thực dân” vừa là một trở ngại cho ý đồ của họ.

Mặc dù thất bại ở Hòa Bình và Điện Biên Phủ, tinh thần sĩ quan Pháp vẫn khá vững. Nhưng khi họ hiểu rằng họ phải hy sinh cho lợi ích của Mỹ và của Bảo Đại (tên vua cỏ mà cả quân đội Pháp đều khinh rẻ) thì họ rất tức giận.

Đối đầu với một đối thủ hoàn toàn thống nhất về mặt chính trị như Việt Nam, năng động và kiên quyết bằng mọi cách đạt những mục đích rõ ràng, là một mặt trận không thống nhất của Pháp cùng những hướng đi không rõ ràng, thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau, hoàn toàn không có một sự kiên định nào cả.

Hơn nữa, về phương diện chính trị, Việt Nam là một quốc gia có thực lực. Thật vậy, uy quyền trực tiếp của dân ta lan rộng quá nửa dân tộc. Hơn nữa, trong vùng quân Pháp kiểm soát, quân ta cũng có một uy quyền bí mật đánh bại được uy quyền của Pháp và cho phép ta thu được những tài nguyên bổ sung rất quan trọng. Tại Lào và Campuchia, các lực lượng ủng hộ Việt Minh kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng trong nước ta đủ mạnh để gây khó khăn cho các chính phủ ủng hộ Pháp.

Sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm trong sức mạnh huyền thoại của dân tộc Việt Nam, nhất là lòng yêu nước và ý thức xã hội mà chúng ta đã xây dựng được.

Về quân sự:

Về phía Pháp, chúng không có một kế hoạch tổng thể nào để tiến hành chiến tranh, căn cứ vào việc đại bộ phận chủ lực địch cơ động lên Tây Bắc, Nava hạ quyết tâm giao chiến ở vùng Tây Bắc bằng cuộc hướng việc phòng thủ vào cứ điểm Điện Biên Phủ, nơi phải bảo vệ bằng bất cứ giá nào. Quyết định này mâu thuẫn rõ rệt với chiến lược của viên tổng chỉ huy vẫn tuân thủ từ trước đến giờ. Chiến lược này dựa vào tránh giao chiến với chủ lực Việt Nam. Chính quyết định này là nguyên nhân chiến lược của thất bại quân sự ở Điện Biên Phủ

Bộ chỉ huy (quân đội liên hiệp Pháp) đã phạm sai lầm ở chỗ tưởng rằng đã thu hút được địch thủ đến một trận địa mà ưu thế của chúng sẽ bảo đảm thắng lợi, trong khi, ngược lại, chính đối phương đã lựa chọn địa thế đó. Nguyên nhân của sai lầm đó có hai mặt. Trước hết là do những nguồn gốc tâm lý, tính lạc quan một cách thái quá, không có cơ sở tràn lan trong hàng ngũ quân Pháp vào những tuần lễ trước khi nổ ra cuộc công kích cứ điểm. Sau nữa cũng do không nắm được đầy đủ tình hình lực lượng quân đội ta, nhất là về mặt pháo lớn và pháo phòng không. Do đánh giá quá cao thuận lợi về mặt chiếc lược nên về mặt chiến thuật, chúng đã đánh giá thấp khả năng của ta.

Về bộ binh, sau một thời gian dài vượt trội bộ binh Việt Minh, nay trở nen yếu kém hơn thấy rõ. Bởi vì, bộ binh Pháp gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường địa lý cũng như xã hội và ít đucợ luyện tập. Mặt khác vè trang thiết bị, pháp để chúng ta bắt kịp một cách nhanh chóng. Các tiểu đoàn chính quy Việt Minh liên tục được trang bị trên cơ sở vũ khí tự động nhẹ; rất hiệu quả trong những trận đánh cận chiến mà chúng ta luôn tìm cách thực hiện. Nó hơn hẳn vũ khí của Pháp đã không có được cải tiến nào trong nhiều năm qua.

Còn về phía việt nam, kế hoạch chung trong việc tiến hành chiến tranh trên các lĩnh vực chính trị và tâm lý để giành chiến thắng bằng cahs vừa khai thác những mối quan hệ quốc tế, vừa làm sói mòn tinh thần của Pháp song song với những chiến thắng về quân sự. Tương ứng với kế hoạch đó, là một tổ chức quân đội được hình thành từ một bộ máy quân sự linh hoạt, hỏa lực mạnh, đặc biệt là phù hợp với tình hình của đất nước, mà nền tảng đucợ gây dựng từ sâu trong lòng quần chúng.

Đối với những người nào am hiểu khí hậu thời tiết và tính chất của vùng núi rừng nhiệt đới giữa Hà Nội và Điện Biên Phủ, hẳn họ thấy rõ rằng, tướng Nava đã chọn lấy một tình huống xấu nhất để tiến hành cuộc thi đấu của mình. Tất cả những điều xấu nhất đều tập trung vào đấy cả.

-         Điện Biên Phủ nằm dưới đáy của một lòng chảo bị núi xung quanh không chế, do đó rất dễ bị tiêu diệt,

-         Người ta có thể đi vòng qua Điện Biên Phủ để xây dựng các trận địa bao vây.

-         Con đường lên Điện Biên Phủ do Việt Nam chiếm giữ suốt dọc theo toàn bộ chiều dài của nó, nên bộ đội đồn trú Điện Biên Phủ không có một đường bộ nào để tiếp tế và rút lui cả.

-         Bầu trời Điện Biên Phủ bị mây che gần suốt năm, những đám sương luôn luôn bao phủ các đỉnh núi xung quanh Điện Biên Phủ trong hàng nhiều tháng trời. Vành đai những mỏm núi cao bao bọc địa điểm này làm cho máy bay hạ cánh rất khó khăn.

-         Cái “nút” chặn đường (Điện Biên Phủ) là vô giá trị, vì từ vùng Thượng Du Bắc Bộ sang Lào có nhiều đèo khác để vượt qua.

         Các địa điểm vượt biên giới Lào nhiều vô kể. Nếu chỉ nói đến những đèo đã có đường ô tô hoặc đường mòn đi qua... thì có đến 11 con đường có thể sử dụng được.

         Do đó, việc chọn Điện Biên Phủ làm vị trí xây dựng căn cứ để ngăn chặn đường sang Lào rõ ràng là một điều không đúng đắn gì cả. Nếu người ta chấp nhận sự lựa chọn đó với một lý do đơn giản là để thực hành cuộc thi đấu thì thật không còn sự lựa chọn nào ngốc nghếch hơn nữa.   

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Hồi ký NAVARER, dịch giả: Phan Thanh Toàn, NXB Công an nhân dân, 2004, 495 tr.

2.     Chiến Dịch Điên Biên Phủ toàn thắng & dưới góc nhìn của người nước ngoài, nhiều tác giả, NXB Thời đại, 2013, 431 tr

Yên Yên

 

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.