Bỏ qua nội dung chính

Hiến Pháp năm 1992

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Hiến Pháp năm 1992
Hiến Pháp năm 1992

Lạc Việt - Tin Tức - Xem chi tiết

Hiến Pháp năm 1992 Thứ Sáu, 15/03/2013, 09:55

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần thiết xây dựng luật của Đảng

11 ý kiến phát biểu về 73 vấn đề, tập trung chủ yếu vào 55 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được nêu ra tại hội nghị lấy ý kiến do UBND tỉnh tổ chức mới đây.
Ông Huỳnh Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần chú trọng tới 2 vấn đề: vai trò lãnh đạo của Đảng và sở hữu đất đai.

 

     * Nên xây dựng luật của Đảng

Theo ông, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, dân tộc ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó đã giành chiến thắng ở các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước. Để sự lãnh đạo của Đảng đem lại hiệu quả cao hơn nữa, cần phải xây dựng Luật của Đảng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái phát biểu tại hội nghị

Đối với vấn đề sở hữu đất đai, ông Bình nói, cần xác định rõ: đất tự nhiên là sở hữu của quốc gia, nhưng khi con người (cá nhân) tác động vào, được công nhận chủ sở hữu thì là của người đó. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng để phục vụ vào các lý do cần thiết thì phải mua cho rõ ràng.

 

Cũng về vấn đề đất đai, ông Võ Văn Một, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến: Đất đai nên để ở một giá, không nên phân ra là đất nông nghiệp, đất thành thị...nhằm tránh khiếu kiện trong đền bù đất đai đang ngày càng phức tạp như hiện nay.

 

Ở các vấn đề khác, như Điều 9, Chương I - Chế độ chính trị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Văn Bình cho rằng phải có quy định rõ ràng cho Mặt trận làm công tác giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận không phải lúc nào cũng chỉ là “vận động”, đến kỳ họp của Quốc hội, HĐND chỉ biết đọc tổng hợp các ý kiến của cử tri là xong, làm như thế vai trò của Mặt trận rất hạn chế.

TS. Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh cho rằng, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này xác định các quyền con người khá rõ, trong đó có Điều 21 là điều mới “Mọi người có quyền sống”. Nhưng điều này lại quá chung chung, không nói rõ quyền sống là sống như thế nào. Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lại có Điều 46 (điều mới), ghi rõ: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành”. Theo TS. Thu Lan, nên ghép Điều 21 vào Điều 22.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái nhấn mạnh, việc đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị. Tất cả cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cần phát huy trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, bám sát yêu cầu, thảo luận dân chủ, cởi mở, chân tình, đóng góp nhiều ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, góp phần xây dựng sự nghiệp chung của nhân dân ta.

        * Nghiêm trị hành vi xâm phạm lợi ích của tổ quốc và nhân dân

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, cử tri xã Hàng Gòn, TX.Long Khánh có ý kiến: Điều 47 có ghi “Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”, nên quy định “Phản bội Tổ quốc sẽ bị nghiêm trị”. Ông Nguyễn Trí Thức, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh đề nghị Hiến pháp quy định luôn việc “Phản bội Tổ quốc phải bị tử hình”.

 Ông Nguyễn Văn Thường, cử tri xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch có ý kiến: Điều 11, khoản 2 có ghi “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật”, nên thay cụm từ “toàn vẹn lãnh thổ” bằng cụm từ “Tổ quốc Việt Nam” để có sự thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Điều 70 có ghi: Lực lượng vũ trang nhân dân.... có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc... nên bỏ chữ “lãnh thổ”, thay vào chữ “toàn vẹn Tổ quốc Việt Nam”, bởi khi nói “toàn vẹn Tổ quốc Việt Nam” là bao gồm: vùng trời, lãnh thổ, biển, đảo, lòng đất của Tổ quốc Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Văn Bình còn có ý kiến, giữa Hiến pháp và luật chưa có sự trùng khớp, thống nhất. Điều 39 ghi: nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn... Trong Luật Hôn nhân và gia đình thì quy định cụ thể: nam từ 20 tuổi trở lên được kết hôn, nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn. Luật Nghĩa vụ quân sự lại quy định, công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Vậy theo các luật này, công dân nam đủ 18 tuổi đi nghĩa vụ quân sự, song không có nghĩa là đã đủ tuổi để được kết hôn, lấy vợ?

 

Cũng đóng góp vào Điều 11, khoản 2, ông Chu Văn Liên, Phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có ý kiến: Nên bổ sung cụm từ “xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân” vào ý này. Theo đó, cụ thể nội dung của ý này là: “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật” . Việc thêm cụm từ này cho đầy đủ, đồng thời khẳng định thêm hành vi xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân sẽ bị nghiêm trị.

Phương Hằng

Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn, ngày 4 tháng 3 năm 2013.

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1439 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày