Đồng chí Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới, bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1986.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo đi đầu trong công cuộc đổi mới. Và, đồng chí là nhà lãnh đạo kiên định về nguyên tắc. Nguyễn Văn Linh kết hợp hữu cơ hai phẩm chất quý báu đó.
Cho đến nay, không có thời kỳ nào kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng mà những phẩm chất nói trên lại thể hiện rõ ràng và nổi bật như nhiệm kỳ Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới.
Sau nhiều năm bị kìm hãm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn đến cực điểm, nên tâm lý muốn thay đổi, muốn đổi mới trong cán bộ và các tầng lóp nhân dân rất mạnh mẽ. Nhưng đổi mới như thế nào, bắt đầu từ đâu, đi theo hướng nào... là những điều không dễ trả lời ngay. Không có lời giải đáp sẵn từ sách vở và từ thực tiễn.
Thêm vào đó, tình hình thế giới cuối những năm 80 đầu những năm 90 (thế kỷ XX) vô cùng phức tạp. Một mặt, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, gây nên cơn sốc lớn trong tư tưởng và tâm lý, tình cảm của nhân dân ta. Mặt khác, chủ nghĩa đế quốc xiết chặt bao vây cấm vận và không ngừng tung ra những đòn tấn công tư tưởng hòng lung lạc ý chí chúng ta.
Tình hình trên đã tác động mạnh đến xã hội ta, không tránh khỏi xuất hiện một số người dao động, những biểu hiện cơ hội hữu khuynh ở mức độ này hay mức độ khác, tự giác hoặc không tự giác. Thật may mắn là Đảng ta lúc bấy giờ có một Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng Bí thư vừa quyết tâm đổi mới đến cùng, vừa kiên định nguyên tắc cách mạng nên đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân vượt qua thách thức, từng bước tiến lên.
Nhớ lại trên lĩnh vực kinh tế, vào cuối những năm 80 (thế kỷ XX) tình hình rất khó khăn. Sản xuất cung không đáp ứng đủ cầu, hàng hóa tiêu dùng và lương thực, thực phẩm khan hiếm, ngoại tệ không có để nhập khẩu ngay cả phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh. Các xí nghiệp quốc doanh phần lớn thua lỗ, người nhiều hơn việc, máy móc cũ kỹ, năng suất thấp, giá thành cao. Còn hợp tác xã nông nghiệp thì động lực của “khoán 100” đã cạn kiệt, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp càng tệ hại hơn. Khó khăn lớn nhất là không có “đầu ra”, thị trường xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu bị cắt đứt hoàn toàn.
Trong điều kiện đó xuất hiện tư tưởng cơ hội hữu khuynh trong việc tìm lối ra cho nền kinh tế. Họ nói: nay không cần tính từ “xã hội chủ nghĩa” hay “tư bản chủ nghĩa” đối với doanh nghiệp, tính từ gì cũng được miễn là sản xuất lên, đời sống nhân dân được bảo đảm. Không khó nhận ra tư tưởng này nảy sinh bắt nguồn từ:
- Những khó khăn, bức xúc của đời sống kinh tế.
- Ảnh hưởng của sự chuyển hướng sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa từ các nước có chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ.
- Tác động tuyên truyền xuyên tạc của phương Tây.
Tuy nhiên lúc đó số người có quan điểm trên mới chỉ là số ít, hình thức biểu hiện cũng chưa quyết liệt, phạm vi ảnh hưởng chưa nhiều.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vì vậy chưa đấu tranh trực diện với số người này. Đồng chí thường bày tỏ chính kiến qua trao đổi với chúng tôi hoặc đề cập ở một mức độ nhất định trong phát biểu ở các cuộc hội nghị. Đồng chí nói: Mỗi chế độ xã hội có một chế độ kinh tế nhất định. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước lạc hậu, sản xuất nhỏ là chính, vì vậy, để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, chúng ta phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Phải kêu gọi đầu tư của tư bản nước ngoài. Không sợ tư sản dân tộc, khi họ phát triển trên mảnh đất xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, có đường lối và luật pháp xã hội chủ nghĩa. Có thể gọi họ là tư sản “xã hội chủ nghĩa”. Họ làm giàu, có nhiều tiền nhưng giỏi lắm thì một ngày họ cũng chỉ ăn hết một con gà, tiền thừa ra họ đầu tư vào sản xuất làm ra hàng hóa cho xã hội, tạo thêm việc làm, xuất khẩu thu ngoại tệ...
Mặt khác, lại phải thấy chế độ ta là chế độ xã hội chủ nghĩa, đúng hơn là đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mỗi chế độ xã hội đều có một chế độ sở hữu và một quan hệ sản xuất chủ đạo. Ớ ta, đó là sở hữu và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đang từng bước xây dựng từ thấp tới cao. Đại diện cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được tổ chức dưới hình thức hợp tác xã. Vì nhiều lý do khác nhau, không thể phủ nhận rằng hiện nay nó còn nhiều mặt yếu kém. Thái độ đúng đắn nhất lúc này, không phải là phủ định nó, mà là phải tìm cách đổi mới, giúp nó trụ vững và đi lên.
Tổng Bí thư không chỉ bày tỏ quan điểm mà còn góp phần lãnh đạo và tổ chức thực hiện đưa các quan điểm trên vào cuộc sống.
Cùng với việc đi thăm, cổ vũ kinh tế cá thể, hộ gia đình, tiểu chủ, kinh tế tư nhân phát triển, đồng chí đã giành nhiều tâm sức để củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp tháo gỡ như tăng tín dụng để giúp đầu tư vốn, cải tiến quản lý xí nghiệp đế hạ giá thành sản phẩm (lúc bấy giờ gọi là xử lý “hộp đen”), giải quyết lao động dôi dư cho doanh nghiệp v.v.. Nhờ đó đã chặn được tình trạng tụt dốc của xí nghiệp quốc doanh, một số đứng vững và phát triển. Đối với kinh tế hợp tác xã, Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 10 (năm 1988) về khoán trong nông nghiệp, theo đó sẽ bỏ khoán cũ (5 khâu, 3 khâu), ăn chia theo công điểm, mà chuyển sang khoán đến nhóm và hộ gia đình, phát huy hoàn toàn tính chủ động và sáng tạo của người lao động trên toàn bộ các khâu canh tác. Nhờ đó, cùng với các biện pháp khác của Nhà nước, từ chỗ thiếu lương thực triền miên, hằng năm phải nhập khẩu gạo, thì năm sau, năm 1989, nước ta lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo, khoảng trên 1 triệu tấn...
Còn hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp ngoài môi trường làm ăn thuận lợi của thời kỳ đổi mói, vẫn chưa có sự thay đổi nào mang tính bước ngoặt. Đây vẫn là giai đoạn chuẩn bị cho bước đột phá tiến hành mấy năm sau đó: Chuyển sang hợp tác xã cổ phần.
Rõ ràng, những biểu hiện dao động - hữu khuynh trên lĩnh vực kinh tế mới chớm nở trong bước đầu đổi mói không có đất để tồn tại. Nó bị chặn lại bởi sự đổi mới có nguyên tắc được chứng thực bằng tính hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Công đầu thuộc về Đảng ta và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.
Cuộc đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, hữu khuynh trên lĩnh vực chính trị so với lĩnh vực kinh tế còn phức tạp hơn nhiều.
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ở các nước đó nhiều đảng phái mọc lên như nấm sau trận mưa rào, từ cực hữu đến cực tả, từ dân tộc chủ nghĩa đến bảo hoàng... Giới truyền thông tư sản được các chính phủ phương Tây ủng hộ tung ra những chiến dịch cổ vũ cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Họ gọi đó là trào lưu dân chủ và muốn nó được gieo mầm khắp mọi nơi trên thế giới, nhất là ở các nước có chế độ xã hội chủ nghĩa. Quả là việc họ làm không hoàn toàn vô ích. Một số người ở nước ta cũng mơ hồ về thủ đoạn này, dần dần ngả theo luận điệu đó. Họ cho Đảng ta thiếu dân chủ và muốn thiết lập chế độ nhiều đảng. Thậm chí có người muốn nhân cơ hội này lôi kéo trí thức, thanh niên, sinh viên “khuấy động dân chủ” và luôn cao giọng: kinh tế thị trường và dân chủ đa nguyên là hai bánh xe vĩ đại đưa lịch sử loài người tiến lên. Rằng: Việt Nam mới bắt đầu thực hiện vế thứ nhất, chưa có vế thứ hai. Ai không đồng tình thì họ cho là bảo thủ, giáo điều.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị. Mới nghe nói đến đa nguyên, đa đảng đồng chí nói ngay: đa đảng, đảng đối lập sẽ dẫn tới hỗn loạn. Nó không dẫn tới thống nhất tư tưởng và hành động, cái mà ta cần thiết hiện nay. Dân chủ là bản chất và mục tiêu của chế độ ta. Ta phải dày công xây dựng chế độ làm chủ của nhân dân, từ thấp tới cao, dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa... Khó nhất là phải tìm tòi các hình thức thực hiện dân chủ có hiệu quả, dân chủ thực sự, phù họp với từng lĩnh vực, từng địa bàn và từng đối tuợng. Nhưng chúng ta kiên quyết đấu tranh chống dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, dân chủ tư sản, chống lại những ai lợi dụng dân chủ để phá hoại chế độ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân và sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí chỉ rõ: dân chủ đa nguyên, đa đảng không phải là món quà trời cho đem ban phát, mà là phản ánh tương quan lực lượng giai cấp về chính trị. Nước ta trước đây cũng đã từng có nhiều đảng. Nhưng rốt cuộc lịch sử đã sàng lọc và chỉ có một đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam - đuợc nhân dân tín nhiệm tuyệt đối và giao phó trọng trách độc quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là vấn đề được đồng chí phân tích kỹ trong bài phát biểu kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng, năm 1990.
Đồng chí nêu lên tư tưởng: dân chủ phải có lãnh đạo, dân chủ trong kỷ cương, pháp luật. Không phải ai muốn làm gì thì làm. Đồng chí chỉ đạo: dùng biện pháp thuyết phục, giáo dục những người có quan điểm sai trái, đối với ai có những việc làm vi phạm Hiến pháp, pháp luật, điều lệ của tổ chức thì tùy nặng nhẹ mà xử lý thích đáng.
Đầu năm 1989, tại Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, Nghị quyết Hội nghị tuyên bố dứt khoát: “Không chấp nhận chế độ đa nguyên”.
Vấn đề đa nguyên, đa đảng sau đó tạm lắng xuống thì một luận điệu mới là “đa nguyên ý kiến”lại bùng lên, cũng từ bên ngoài tác động. Một số người thấy hợp khẩu vị, tỏ ý tán thành và truyền bá rộng rãi.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh có ý kiến ngay: “đa nguyên ỷ kiến” nhìn bề ngoài tưởng nhỏ nhặt, có vẻ nhẹ nhàng, cũng chính vì vậy nó “hấp dẫn” hơn, dễ lọt tai người ta hơn. Kỳ thực nó là một phiên bản khác tinh vi hơn, khéo léo hơn của “đa nguyên, đa đảng”, vì sớm muộn nó cũng dẫn tới chỗ đó. Đa nguyên ý kiến dẫn tới trong Đảng có phái, có các bè cánh khác nhau, phá vỡ nguyên tắc “tập trung dân chủ” - nguyên tắc hàng đầu của Đảng mác-xít-lê-nin-nit. Đảng ta khuyến khích và lắng nghe những ý kiến khác nhau, thật sự dân chủ. Qua thảo luận và tranh luận, thiểu số phải phục tùng đa số. Kết luận chung của đa số phải được chấp hành thống nhất. Cá nhân có ý kiến khác có quyền bảo lưu trong tổ chức, nhưng nói và làm phải theo nghị quyết. Chính điều này làm nên sức mạnh vô địch của Đảng ta.
Cũng trong thời gian này, một số người trong và ngoài Đảng hoang mang dao động về con đường lên chủ nghĩa xã hội. Họ nói chủ nghĩa xã hội là một sản phẩm đẻ non, chưa có tiền đề vật chất đầy đủ. Có người cho rằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã lỗi thời hoặc chỉ phù hợp với các nước Tây Âu, rằng chúng ta phải tìm một con đường khác và Đảng ta phải “lột xác”...
Không phải ngẫu nhiên, từ đầu năm 1989 đến cuối năm 1990, những bài nói, bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh thường hay đề cập đến những vấn đề này. Và, không phải ngẫu nhiên mà các Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 (khóa VI) sau khi phân tích tình hình đều nhấn mạnh các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của Đảng và Nhà nước ta như:
- Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho nó được thực hiện có hiệu quả hơn, bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội.
- Chủ nghĩa Mác - Lê-nin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
- Sự lãnh đạo của Đảng ta là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật, pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân v.v.
Vói sự ra đời của “Cương ũnh xây dựng đất nuớc trong thỏi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” do đồng chí làm Trưởng tiểu ban chuẩn bị, được Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua, đã nói lên bản lĩnh và sự dũng cảm chính trị của Đảng ta và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Trong tình hình kinh tế - xã hội khủng hoảng trầm trọng, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động giảm sút niềm tin, chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào... thì sự ra đời của Cương lĩnh là chỗ dựa tinh thần, thắp sáng niềm tin vào tiền đồ cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân. Cương lĩnh có tác dụng góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống các biểu hiện dao động hữu khuynh ở nước ta lúc bấy giờ.
Đồng chí đã giải đáp một số vấn đề trong Cương lĩnh vừa thể hiện tính kiên định nguyên tắc, vừa theo sát những diễn biến của thời cuộc phân tích cho phù hợp với tình hình. Vì vậy, sự giải đáp đó có sức thuyết phục, cảm hóa mạnh. Chẳng hạn, về thời đại chúng ta, đồng chí nói: nội dung cơ bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng không vì thế mà ta từ bỏ đặc điểm quan trọng ấy, đặc điểm vạch rõ phương hướng tiến lên của cả một thời đại lịch sử, tất nhiên phải lâu dài, phải qua nhiều thế hệ và nhiều thế kỷ đấu tranh. Như vậy, theo đồng chí khó khăn truớc mắt chỉ có thể ảnh hưởng đến độ dài của thời kỳ quá độ, chứ không làm thay đổi bản chất và tính tất yếu của quá trình đó.
Đồng chí nói: bốn mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại. Nhưng có ý kiến cho rằng nói lại bốn mâu thuẫn cơ bản như vậy là cũ. Chúng tôi cho rằng đây không phải là vấn đề mới hay cũ, mà là những mẫu thuẫn cơ bản ấy có tồn tại khách quan trong giai đoạn hiện nay của thời đại chúng ta không. Đó là cách xem xét “mới” và “cũ” một cách khoa học, không phải chỉ dựa vào yếu tố thời gian.
Về chủ nghĩa tư bản, theo đồng chí: không nên đánh giá chủ nghĩa tư bản theo kiểu một chiều, gây ấn tượng chúng đang giẫy chết và sắp bị diệt vong. Phải thấy rằng chủ nghĩa tư bản đã có nhũng thành công trong phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, v.v.. Đồng thời phải thấy rằng, những thành tựu đó của chủ nghĩa tư bản không xóa bỏ được các mâu thuẫn sâu sắc không sao khắc phục nổi trong xã hội tư bản chủ nghĩa, không thể phủ nhậnđược học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, rằng chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản.
Những người có biểu hiện cơ hội chủ nghĩa thường xem xét sự vật một chiều, bi quan, thất vọng đến mất niềm tin khi chủ nghĩa xã hội gặp khó khăn tạm thời, hoặc chỉ nhìn thấy toàn màu hồng về xã hội tư bản thông qua một số mặt phát triển nào đó của nó. Cách phân tích của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã bác bỏ cách nhìn phiến diện đó.
Cuộc đấu tranh chống những biểu hiện dao động, cơ hội, hữu khuynh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh diễn ra vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Chúng ta thấy đồng chí Nguyễn Văn Linh là một nhà lãnh đạo rất nhạy cảm với những vấn đề chính trị, dự cảm được những hậu quả sẽ xảy ra ngay từ khi sự việc mói manh nha. Đồng chí là người có bản lĩnh vững vàng, nhìn thẳng vào sự thật, đương đầu với những vấn đề gai góc mang tính nguyên tắc, dẫn dắt cuộc đấu tranh tới cùng, không khoan nhượng. Phương châm của đồng chí trong cuộc đấu tranh này là chống đi đôi với xây, xây cũng là một cách để chống tích cực nhất. Phải dùng lý lẽ để thuyết phục, cảm hóa là chính, chỉ xử lý những ai có hành động vi phạm tổ chức kỷ luật hoặc pháp luật, vượt ra ngoài phạm trù nhận thức.
Ngày nay, những biểu hiện dao động, hữu khuynh vẫn còn, tự giác hoặc không tự giác. Đây đang là vấn đề có tính thời sự. Vì vậy, tính chính trị trong học thuật và nghiên cứu lý luận càng phải được đề cao, nhất là khi tiếp nhận những thông tin mới từ ngoài vào.
Những bài học về cuộc đấu tranh chống các biểu hiện dao động, cơ hội, hữu khuynh mà Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nêu lên hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc. Bạn bè, đồng chí, đồng bào thường gọi một cách thân thương, trìu mến là anh Mười Cúc. Đồng chí sinh ngày 1-7-1915 tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, một vùng quê nhân dân có truyền thống cần cù lao động và giàu lòng yêu nước.
Sinh ra trong thòi kỳ đất nước bị nô lệ, cả dân tộc khô cực, lầm than, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng, năm 14 tuổi đã tham gia hoạt động yêu nước. Năm 15 tuổi đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và sau đó bị bọn thực dân, phong kiến đày ra Côn Đảo. Đen năm 1936, sau khi ra tù lần thứ nhất, đồng chí về hoạt động ở Hải Phòng và miền Trung. Đồng chí đã trực tiếp tham gia lập lại xứ ủy Trung kỳ. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai ở Vinh và bị chúng đưa ra nhà tù Côn Đảo. Trong lao tù của đế quốc, đồng chí không ngừng học tập và đấu tranh, luôn giữ vững niềm tin vào Đảng, cách mạng và nhân dân.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón từ Côn Đảo trở về Nam Bộ. Ngay từ những ngày đầu khó khăn gian khổ, cách mạng còn ở trong "thòi kỳ trứng nước", vói chức vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, sau đó tham gia Thường vụ xứ ủy Nam Bộ, đồng chí đã cùng tập thể xứ ủy trực tiếp lãnh đạo đồng bào, chiến sỹ miền Nam "thành đồng Tổ quốc", chiến đấu anh dũng, kiên cường chống bọn thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc kháng chiến 9 năm thắng lợi.
Bám trụ ở chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến gay go, ác liệt chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, vói cương vị Quyền Bí thư xứ ủy Nam Bộ, rồi Bí thư Trung ương cục miền Nam, đồng chí đã tỏ rõ tài năng lãnh đạo, tô chức chỉ đạo thực tiễn một cách đúng đắn, kịp thời và sáng tạo, đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn của cuộc kháng chiến ở mièn Nam, đánh thắng các âm mưu và chiến lược quân sự của Mỹ - ngụy. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thuộc về toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Năm 1975, sau khi miền Nam được giải phóng, nước nhà được thống nhất, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Đảng, Nhà nước và
nhân dân tin cậy, bầu vào Bộ Chính trị, 3 lần đảm nhận trách nhiệm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân nhất cả nước, vừa mới được giải phóng còn biết bao khó khăn, phức tạp cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh. Trên cương vị mới, nhiệm vụ mới đầy trọng trách, nhưng với tư duy đúng đắn và sáng tạo, cộng với năng lực chỉ đạo thực tiễn, sự gương mẫu và sâu sát với quần chúng, với phong trào, cũng như sự kiên định của một người cộng sản đã từng trải, đồng chí lại có những cống hiến mói, cùng Trung ương Đảng, góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được cử giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong hoàn cảnh quốc tế có những biến động phức tạp, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc, kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhièu khó khăn, thử thách to lớn, lòng tin của quần chúng bị giảm sút; với trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí đã cùng với tập thê Ban Chấp hành Trung ương tập trung trí tuệ, suy nghĩ, tìm tòi, kịp thời đè ra đường lối đôi mới, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và ngày càng giành được những thắng lợi quan trọng, có ý nghĩa to lớn. Trong giai đoạn lịch sử của đất nước lúc đó đã thê hiện nôi bật sự nhạy bén, sáng tạo và tài năng tô chức, triển khai thực hiện của tập thể lãnh đạo Đảng ta, trong đó đặc biệt có vai trò của người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Thành công trong 5 năm đầu (1986 - 1991) của thời kỳ đổi mới trước hết phải nói tói thành công về mặt tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng. Thành công bước đầu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với chế độ; là sự chuẩn bị đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng ta vạch ra Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoạch định kế hoạch dài hạn trong xây dựng và bẫo vệ đất nước những năm tiếp theo thông qua các Đại hội của Đảng.
Có thể nói, thành công của công cuộc đổi mới trong gần 20 năm qua, đã khẳng định rõ quyết tâm và đường lối đúng đắn của Đảng ta. Những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong công cuộc đôi mới gần 20 năm qua tạo đà cho đất nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới, là cơ sở để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu đưa đất nước đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Có được thành tựu ấy, chủng ta càng nhớ tới sự cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Linh, người Tông Bí thư của Đảng trong những năm khởi đầu của công cuộc đổi mói.
Năm 1987, phát biểu tại lóp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, đồng chí nêu rõ: có thật sự đôi mói tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biệt rõ đúng, sai, phát huy được nhân tố tiến bộ, gạt bỏ được những sai lầm, khơi dậy được tính chủ động, sáng tạo vô tận của nhân dân. Đồng chí nhấn mạnh: phải chống chủ nghĩa kinh nghiệm, sự hời hợt trong nhận thức, chống cách suy nghĩ chủ quan, bảo thủ, giáo điều. Trên cơ sở lý luận đúng đắn dẫn đường phải tiến hành thiết kế các cơ chế quản lý cụ thể, các chính sách, biện pháp phù họp, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đang đặt ra.
Nhằm bảo đảm và phát huy sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mói, bên cạnh việc hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn, đồng chí Nguyễn Văn Linh yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuẩn bị tốt việc chuyên tiếp thế hệ cán bộ lãnh đạo và phải đổi mới công tác vận động quần chúng, chăm lo củng cố mối quan hệ giữa Đảng vói dân trong điều kiện mới. Đê ngăn chặn những biểu hiện cực đoan, vô nguyên tắc, phải thực hiện dân chủ hóa xã hội mà trước hết theo đồng chí là phải dân chủ hóa trong Đảng. Từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các tô chức đảng ở cơ sở phải là tấm gương trong việc thực hiện dân chủ. Cán bộ, đảng viên muốn lãnh đạo được quần chúng, muốn được dân tin thì lời nói phải đi đôi với việc làm, phải thực sự nêu gương trước quần chúng. Những việc cần làm ngay đăng trên báo Nhân Dân mà đồng chí Nguyễn Văn Linh chỉ ra thòi kỳ đầu đôi mói thực sự đã tạo luồng sinh khí trong xã hội, góp phần đấu tranh chống tiêu cực và làm trong sạch bộ máy các cơ quan đảng, chính quyèn, đoàn thể các cấp, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.
Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục ở nhièu vùng, nhiều địa phương trên 3 miền của đất nước, qua các thòi kỳ khác nhau, với bao gian khổ, hy sinh và thử thách, dù ở cương vị công tác nào, dù phức tạp đến mấy, đồng chí vẫn luôn giữ vững niềm tin ở lý tưởng cách mạng, luôn thể hiện rõ là một người cộng sản rất mực kiên cường, nhà tô chức xuất sắc và một trí tuệ sáng tạo, nhà lãnh đạo có uy tín lớn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới đất nước, lòi nói luôn đi đôi vói việc làm.
Thường xuất hiện ở những thời điểm khó khăn và cả trong những bước ngoặt của cách mạng đê tô chức và lãnh đạo thực hiện thành công đường lối, nghị quyết của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thể hiện nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của một người cộng sản chân chính. Dù ở đâu, làm gì, đồng chí cũng đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và nhân dân, đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên lọi ích cá nhân, luôn trau dồi kiến thức, lắng nghe ý kiến đồng bào, đồng chí, quan tâm tổng kết thực tiễn đê làm sáng tỏ và góp phần xây dựng, bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã để lại cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và đồng bào ta một tấm gương sáng về phẩm chất của người cộng sản, tận trung với Đảng, tận hiếu vói dân, cần kiệm, giản dị, khiêm tốn, sống trung thực, thẳng thắn, gần gũi với mọi người, ghét thói phô trương, hình thức. Cuộc đời, hình ảnh đồng chí Nguyễn Văn Linh mãi mãi còn in đậm trong ký ức của đồng chí, đồng bào và gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Trong Lòi điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Văn Linh ngày 29-4-1998, do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đọc đã nêu rõ: đồng chí Nguyễn Văn Linh là người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đòi chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc, một người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, nhân dân và quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã "đi xa" nhưng tấm gương của đồng chí vẫn luôn tỏa sáng đối với mỗi người chúng ta.
LÊ XUÂN TÙNG
GS, Hội đồng Lý luận Trung ương