Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh > Bài đăng > Nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn, Người tiên phong trong công cuộc đổi mới
Nhà lãnh đạo tài năng, có uy tín lớn, Người tiên phong trong công cuộc đổi mới

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc. Bạn bè, đồng chí, đồng bào thường gọi một cách thân thương, trìu mến là anh Mười Cúc. Đồng chí sinh ngày 1-7-1915 tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, một vùng quê nhân dân có truyền thống cần cù lao động và giàu lòng yêu nước.

Sinh ra trong thi kỳ đất nước bị nô lệ, cả dân tộc kh cực, lầm than, đồng chí đã sớm giác ngộ cách mạng, năm 14 tuổi đã tham gia hoạt động yêu nước. Năm 15 tuổi đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và sau đó bị bọn thực dân, phong kiến đày ra Côn Đảo. Đến năm 1936, sau khi ra tù lần thứ nhất, đồng chí về hoạt động ở Hải Phòng và miền Trung. Đồng chí đã trực tiếp tham gia lập lại xứ ủy Trung kỳ. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt lần thứ hai ở Vinh và bị chúng đưa ra nhà tù Côn Đảo. Trong lao tù của đế quốc, đồng chí không ngừng học tập và đấu tranh, luôn giữ vững niềm tin vào Đảng, cách mạng và nhân dân.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón từ Côn Đảo trở về Nam Bộ. Ngay từ những ngày đầu khó khăn gian khổ, cách mạng còn ở trong "thi kỳ trứng nước", vói chức vụ Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, sau đó tham gia Thường vụ xứ ủy Nam Bộ, đồng chí đã cùng tập thể xứ ủy trực tiếp lãnh đạo đồng bào, chiến sỹ miền Nam "thành đồng Tổ quốc", chiến đấu anh dũng, kiên cường chống bọn thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc kháng chiến 9 năm thắng lợi.

Bám trụ ở chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến gay go, ác liệt chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, vi cương vị Quyền Bí thư xứ ủy Nam Bộ, rồi Bí thư Trung ương cục miền Nam, đồng chí đã tỏ rõ tài năng lãnh đạo, tô chức chỉ đạo thực tiễn một cách đúng đắn, kịp thời và sáng tạo, đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn của cuộc kháng chiến ở mièn Nam, đánh thắng các âm mưu và chiến lược quân sự của Mỹ - ngụy. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thuộc về toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Năm 1975, sau khi miền Nam được giải phóng, nước nhà được thống nhất, đồng chí Nguyễn Văn Linh được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, bầu vào Bộ Chính trị, 3 lần đảm nhận trách nhiệm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố đông dân nhất cả nước, vừa mới được giải phóng còn biết bao khó khăn, phức tạp cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh. Trên cương vị mới, nhiệm vụ mới đầy trọng trách, nhưng với tư duy đúng đắn và sáng tạo, cộng với năng lực chỉ đạo thực tiễn, sự gương mẫu và sâu sát với quần chúng, với phong trào, cũng như sự kiên định của một người cộng sản đã từng trải, đồng chí lại có những cống hiến mi, cùng Trung ương Đảng, góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được cử giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong hoàn cảnh quốc tế có những biến động phức tạp, chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc, kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhièu khó khăn, thử thách to lớn, lòng tin của quần chúng bị giảm sút; với trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí đã cùng với tập th Ban Chấp hành Trung ương tập trung trí tuệ, suy nghĩ, tìm tòi, kịp thời đ ra đường lối đôi mới, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển và ngày càng giành được những thắng lợi quan trọng, có ý nghĩa to lớn. Trong giai đoạn lịch sử của đất nước lúc đó đã th hiện ni bật sự nhạy bén, sáng tạo và tài năng t chức, triển khai thực hiện của tập thể lãnh đạo Đảng ta, trong đó đặc biệt có vai trò của người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Thành công trong 5 năm đầu (1986 - 1991) của thời kỳ đổi mới trước hết phải nói tói thành công về mặt tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng. Thành công bước đầu của công cuộc đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với chế độ; là sự chuẩn bị đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn cho Đảng ta vạch ra Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoạch định kế hoạch dài hạn trong xây dựng và bẫo vệ đất nước những năm tiếp theo thông qua các Đại hội của Đảng.

Có thể nói, thành công của công cuộc đổi mới trong gần 20 năm qua, đã khẳng định rõ quyết tâm và đường lối đúng đắn của Đảng ta. Những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong công cuộc đôi mới gần 20 năm qua tạo đà cho đất nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới, là cơ sở để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phấn đấu đưa đất nước đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Có được thành tựu ấy, chúng ta càng nhớ tới sự cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Linh, người Tng Bí thư của Đảng trong những năm khởi đầu của công cuộc đổi mi.

Năm 1987, phát biểu tại lp nghiên cứu Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, đồng chí nêu rõ: có thật sự đi mi tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biệt rõ đúng, sai, phát huy được nhân tố tiến bộ, gạt bỏ được những sai lầm, khơi dậy được tính chủ động, sáng tạo vô tận của nhân dân. Đồng chí nhấn mạnh: phải chống chủ nghĩa kinh nghiệm, sự hời hợt trong nhận thức, chống cách suy nghĩ chủ quan, bảo thủ, giáo điều. Trên cơ sở lý luận đúng đắn dẫn đường phải tiến hành thiết kế các cơ chế quản lý cụ thể, các chính sách, biện pháp phù họp, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đang đặt ra.

Nhằm bảo đảm và phát huy sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mi, bên cạnh việc hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn, đồng chí Nguyễn Văn Linh yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra, phải quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuẩn bị tốt việc chuyên tiếp thế hệ cán bộ lãnh đạo và phải đổi mới công tác vận động quần chúng, chăm lo củng cố mối quan hệ giữa Đảng vi dân trong điều kiện mới. Đ ngăn chặn những biểu hiện cực đoan, vô nguyên tắc, phải thực hiện dân chủ hóa xã hội mà trước hết theo đồng chí là phải dân chủ hóa trong Đảng. Từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các t chức đảng ở cơ sở phải là tấm gương trong việc thực hiện dân chủ. Cán bộ, đảng viên muốn lãnh đạo được quần chúng, muốn được dân tin thì lời nói phải đi đôi với việc làm, phải thực sự nêu gương trước quần chúng. Những việc cần làm ngay đăng trên báo Nhân Dân mà đồng chí Nguyễn Văn Linh chỉ ra thi kỳ đầu đi mi thực sự đã tạo luồng sinh khí trong xã hội, góp phần đấu tranh chống tiêu cực và làm trong sạch bộ máy các cơ quan đảng, chính quyn, đoàn thể các cấp, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng.

Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục ở nhiu vùng, nhiều địa phương trên 3 miền của đất nước, qua các thi kỳ khác nhau, với bao gian khổ, hy sinh và thử thách, dù ở cương vị công tác nào, dù phức tạp đến mấy, đồng chí vẫn luôn giữ vững niềm tin ở lý tưởng cách mạng, luôn thể hiện rõ là một người cộng sản rất mực kiên cường, nhà t chức xuất sắc và một trí tuệ sáng tạo, nhà lãnh đạo có uy tín lớn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới đất nước, li nói luôn đi đôi vói việc làm.

Thường xuất hiện ở những thời điểm khó khăn và cả trong những bước ngoặt của cách mạng đ t chức và lãnh đạo thực hiện thành công đường lối, nghị quyết của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thể hiện nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của một người cộng sản chân chính. Dù ở đâu, làm gì, đồng chí cũng đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và nhân dân, đặt lợi ích chung của cách mạng lên trên li ích cá nhân, luôn trau dồi kiến thức, lắng nghe ý kiến đồng bào, đồng chí, quan tâm tổng kết thực tiễn đ làm sáng tỏ và góp phần xây dựng, bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã để lại cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và đồng bào ta một tấm gương sáng về phẩm chất của người cộng sản, tận trung với Đảng, tận hiếu vi dân, cần kiệm, giản dị, khiêm tốn, sống trung thực, thẳng thắn, gần gũi với mọi người, ghét thói phô trương, hình thức. Cuộc đời, hình ảnh đồng chí Nguyễn Văn Linh mãi mãi còn in đậm trong ký ức của đồng chí, đồng bào và gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Trong Li điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Văn Linh ngày 29-4-1998, do Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đọc đã nêu rõ: đồng chí Nguyễn Văn Linh là người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đi chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc, một người lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, nhân dân và quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã "đi xa" nhưng tấm gương của đồng chí vẫn luôn tỏa sáng đối với mỗi người chúng ta.

 

Nguồn: Cộng sản. –Số 13 (tháng 7) năm 2005. –Tr.17-19.

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.