Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh > Bài đăng > Cội Rễ Từ Nhân Dân
Cội Rễ Từ Nhân Dân

Cùng ở tù Côn Đảo, cùng kháng chiến chng thực dân Pháp ở Nam bộ, nhưng tôi ít có dịp công tác chung với đồng chí Nguyễn Văn Linh. Mãi tới năm 1957, khi tham gia Xứ ủy Nam bộ, mà đồng chí Linh là Quyền Bí thư, tôi mới thực sự công tác chung với đồng chí.

Đó là một thời kỳ đen tối nht trong suốt hai cuộc kháng chiến của miền Nam. Bọn đế quốc và tay sai không những không thực hiện Hiệp định Genève ký kết năm 1954, mà còn liên tục hành quân, đưa máy chém đi khắp nơi thẳng tay đàn áp, chém giết quần chúng và cán bộ kháng chiến trong các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”. Chúng ta đã không kịp thời chuyển từ đu tranh chính trị trong hòa bình sang thời kỳ dùng bạo lực cách mạng chng lại bạo lực phản cách mạng, trong khi thế và lực cho phép, cho nên đã tổn thất hết sức lực nặng nề. Riêng miền Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh, từ 21.000 đảng viên, đến khi đồng khởi chỉ còn gần 900 đảng viên với 4 chi bộ, số còn lại gồm toàn là đảng viên đơn tuyến. Có lúc ở Nam bộ, chúng ta nắm hàng trăm đại đội địa phương quân của ngụy, của giáo phái, hoặc được tổ chức dưới danh nghĩa giáo phái, nhưng cuối cùng do không có chủ trương sử dụng bạo lực, cho nên cũng tan rã, chôn súng hoặc bó tay trn tránh, không hoạt động được. Tình thế thật bế tắc. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Xứ ủy Nam bộ đã nhiều lần họp, nghiên cứu, tranh luận đi đến thông nht: cử cán bộ ra Trung ương trình bày, đề nghị dùng bạo lực cách mạng chng bạo lực phản cách mạng, vì chúng ta không còn con đường nào khác. Và đầu năm 1959, Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ra đời cho phép cách mạng miền Nam được quyền chuyn đu tranh chính trị sang đu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền. Từ đó, phong trào như nước vỡ bờ, khắp nơi “Đồng khởi”, tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong cuộc kháng chiến chng Mỹ, cứu nước ở miền Nam, lật ngược thế c thay đổi tương quan giữa ta và địch. Trong thời điểm lịch sử này, vi cương vị là Bí thư Xứ ủy, sự đóng góp của đồng chí Nguyền Văn Linh quả thực không nhỏ.

Lúc đó tôi được Xứ ủy phân công về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh) để phổ biến Nghị quyết 15 của Trung ương cho lực lượng vũ trang được t chức mai phục ở các chiến khu miền Đông Nam bộ. Tôi ra đi thật phn khởi như “cọp về rừng”, sau 5 năm hoạt động bí mật, ngột ngạt và bực bội giữa vòng vây quân thù. Về căn cứ, tôi vui mừng được gặp anh Nguyễn Văn Xuyến tức 8 Kiến Quốc, anh 5 Quốc Đăng, anh 8 Lê Thanh - những đồng chí chỉ huy quân sự trong kháng chiến chng thực dân Pháp, được Đảng b trí ở lại Nam bộ. Nhân dịp này, các anh đề nghị tập trung lực lượng đánh căn cứ của Sư đoàn 21 ngụy đóng ở Trảng Sụp, cách phía Bắc thị xã Tây Ninh khoảng 10km. Tuy là căn cứ Sư đoàn, nhưng chúng rất sơ hở, vì trong lúc đó không ai có thể ngờ rằng lại có một lực lượng vũ trang nào “từ trên trời rơi xuống”, lại đủ sức tấn công vào căn cứ của chúng.

Sau khi nghe các anh phụ trách quân sự trình bày tình hình và phương án tác chiến, tôi thấy chắc ăn, và đồng tình với các anh, nhưng tôi không thể quyết định. Nghị quyết 15 của Trung ương chỉ cho vũ trang tự vệ, mà đây lại là đánh vào căn cứ sư đoàn, không biết có ảnh hưởng gì đến “hòa bình thế gii” hay không? Tôi cấp tốc báo cáo về Xứ ủy với ý kiến ủng hộ trận đánh, và xin quyết định của Xứ ủy. Anh Linh thay mặt Xứ ủy, về căn cứ trực tiếp nghe chúng tôi báo cáo. Lập luận của chúng tôi là nếu không đánh địch đ lây súng thì cùng không ly gì để vũ trang tự vệ và vũ trang tuyên truyền? Hơn nữa, đây cũng chỉ là một trận đánh đột xut, đơn lẻ. Lực lượng của chúng ta lúc đó chưa có sức đâu để đánh liên tục những trận tầm cỡ như thế. Sau khi nghe xong, anh Linh đã trao đổi kỹ lưỡng với chúng tôi và cuối cùng dứt khoát đồng ý. Tôi liền dự thảo một tờ truyền đơn vạch tội ác Mỹ Diệm, kêu gọi nhân dân nổi dậy chông Mỹ ngụy, dưới ký tên “Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam”. Tôi đưa anh Linh coi, anh đồng ý, nhưng sửa lại danh xưng là “Lực lượng nhân dân tự vệ vũ trang miền Nam”. Diễn biến sự việc đã nói lên tính quyết đoán và sự thận trọng thường có ở anh. Đó đích thực là bản lãnh cần có của người lãnh đạo. Anh đã chỉ định tôi làm Bí thư Đảng ủy, anh Xuyến chỉ huy trưởng, anh Lê Thanh chỉ huy phó trận đánh. Trận đánh diễn biến đúng theo dự kiến, thu được hơn 1000 súng, hy sinh 7 đồng chí. Vào thời kỳ đó, đây là trận đánh ln nhất, vang dội nhất của miền Nam góp phần mở màn cho “Đồng khởi” cuối năm 1959.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tại căn cứ R

 

Sau giải phóng, do cơ chế tập trung bao cấp, quan liêu, do sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, tình hình của chúng ta cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 vô cùng khó khăn. Tình trạng thiếu đói, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội hết sức phức tạp. Trước tình hình ấy, nhiều địa phương cơ sở đã c xoay sở để tháo gỡ khó khăn. Đã có những sáng tạo, những thành công bước đầu rất đáng khích lệ, đáng học tập. Thành ủy, thành phố Hồ Chí Minh do anh Nguyễn Văn Linh làm Bí thư đã đi sát cơ sở tìm hiểu và “đỡ đu” cho những sáng kiến đó. Cuộc đu tranh giữa đổi mới và bảo thủ, trì trệ diễn ra khá gay gắt. Có dư luận phê phán gay gất những sáng kiến tháo g đó mang nặng tính xét lại “sặc mùi Nam Tư”. Tình thế đang đi vào ngõ cụt. Tuy nhiên, anh Linh vẫn kiên trì chân lý. Để giải quyết một cách có tính thuyết phục trong tình hình lúc đó, anh đề nghị lãnh đạo Trung ương, trong đó có anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng trực tiếp nghe báo cáo của một s cơ sở sản xuất, kinh doanh của thành ph Hồ Chí Minh, nhân dịp các anh vào nghỉ hè ở Đà Lạt, sau đó đề nghị các anh đi thăm cơ sở, trực tiếp kiểm tra báo cáo của cơ sở. Qua thời gian tiếp xúc với thực tế, với các cơ sở trong Nam ngoài Bắc, các anh lãnh đạo chủ chốt của Trung ương, mà người đứng đầu là Tổng bí thư Trường Chinh đã đi đến thống nhất chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI đã tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử nước ta sau giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước. Một lần nữa, anh Nguyễn Văn Linh lại có sự đóng góp to lớn trong bước ngoặt lịch sử mới, đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội đầy thách thức nguy hiểm.

 

 

15 tuổi đã lãnh án chung thân khổ sai, một án lệnh có thể nói là phi pháp đối với tuổi vị thành niên, suốt thời kỳ Pháp thuộc cũng rất hiếm có ai ở tuổi vị thành niên được “ân sủng” đặc biệt như thế. Hai ln ở tù Côn Đảo, hoạt động cả trên ba miền đất nước, ba lần làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, Gia Định, thành ph Hồ Chí Minh, cả trong thời kỳ chng Pháp, chng Mỹ và thời kỳ đất nước được hòa bình thông nhất, hai lần góp công to lớn vào những thắng lợi quyết định của lịch sử, đó là những gì đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cng hiến cho dân tộc, cho Đảng.

“Lấy dân làm gốc”, gắn bó với cơ sở, tôn trọng thực tế khách quan, tính nghiêm túc cao độ đôi với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, linh hoạt, nhuần nhuyễn trong vận dụng những nguyên tắc đó vào thực tiễn hành động, đó là những bài học mà đồng chí Nguyễn Văn Linh đã để lại cho chúng ta.

 

Trích từ: Nguyễn Văn Linh hành trình cùng lịch sử / Nhóm chủ biên : Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo,..; Nhóm thực hiện : Quách Thu Nguyệt, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Lương Ngọc. - Tp. HCM. : Nxb.Trẻ, 1999. – Tr.95-100.

 

 

 

 

Mai Chí Thọ

Nguyên Bí thư Thành y TP.HCM,

Nguyên y viên Bộ Chính trị, Bộ trưng Bộ Nội vụ

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.