Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh > Bài đăng > Học ở Trong Tù, Học Trong Cuộc Sống
Học ở Trong Tù, Học Trong Cuộc Sống

Đồng chí Nguyễn Kim Cương là một chiến sĩ cách mạng lão thành, nguyên là Phó giám đc trường Đảng cao cấp Trường Chinh thời kháng chiến chống Pháp, nguyên là Thứ trưởng Phủ Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng chí đã từng ở tù chung thân với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Linh. Trong tù, đồng chí là người giúp đỡ đồng chí Nguyễn Văn Linh (lúc đó mới 16 tuổi) học văn hóa và học chính trị.

 

Năm 1931, tôi gặp chú Mười ở Côn Đảo - Đề lao 2. Tôi bị nht chung với chú Mười ở Khám 2, có khoảng 70 người, trong đó có chú Đồng, chú Duẩn, chú Giáp v.v... Lúc đó chú Mười là người trẻ nhất, cỡ 16 tuổi. Bộ mặt thư sinh, hiền hậu, ít nói, nghe nhiều, đặc biệt chú Mười rất ham học, việc gì cũng muôn biết, nên mọi người đều “cưng”. Khi các bạn lớn tuổi kể chuyện thì chú không bỏ sót một câu nào: chuyện đời, chuyện xã hội, chuyện về Bác Nguyễn Ái Quốc, chuyện Cách mạng tháng 10, chuyện về Mác và Lênin.

Chú Đồng là người chăm lo để có sách báo từ Sài Gòn, nhờ chuyển qua tàu tiếp tế định kỳ ra Côn Đảo. Sách trong Khám 2 toàn viết bằng tiếng Pháp. Báo hằng ngày ở Sài Gòn ra đến đây đã chậm mất cả tuần có khi cả tháng, cũng bằng tiếng Pháp.

Chú Mười lúc vào tù, văn hóa mới cỡ lớp sáu ngày nay, những bài học ở nhà trường cũ, từ toán lý, hóa đến văn, sử, địa đều học bằng tiếng Pháp. Chú Mười đọc được báo nhưng chưa đủ vn từ để đọc các thứ sách. Chú Mười ra sức học tập chăm chỉ, lúc nào cũng có quyển sách hoặc tờ báo cũ cầm tay để nghiền ngẫm. Mặt lúc nào cũng đăm chiêu, miệng mấp máy ôn bài ôn chữ một mình.

Văn hóa cũng học thêm, chữ nào không biết, câu nào chưa thông thì thường hay níu tôi để hỏi. Giải thích cho chú Mười một chữ nhưng chú Mười hỏi cả bài, bắt buộc tôi phải kể kỹ, nói dài, hóa ra tôi cũng được ôn lại kiến thức của tôi.

Trong Khám 2, chú Đồng tổ chức ra các nhóm học, ai biết nhiều thì phát biểu ý kiến, ai biết ít thì nghe, có khi tranh luận ồn ào sôi nổi, những ý kiến rộng và đúng như của chú Đồng thì anh em thích thú nhẩm lại, những ý kiến ng ngẩn thì ngắt lại cười chơi. Ở tù rỗi rãi ngồi không, nhưng không phải ai cũng ham học như chú Mười và chú Ba Duẩn. Có thể nói chú Ba và chú Mười là hai người chăm học nhất, kiến thức cách mạng được tích lũy nhiều nhất. Năm sau lại có thêm chú Nguyễn Văn Cừ ra, chú cũng là một gương chịu khó học tập, chịu khó nhớ. Cả một bản luận cương mới của Đảng, chú Cừ học thuộc lòng viết lại cho tất cả anh em đọc và học. Chú Mười cũng mải miết say sưa nghiên cứu. Lúc này chú đã 18 tuổi. Tói đoán chú Mười cũng học thuộc lòng luận cương của Đảng từ hồi đó để nghiền ngầm, lúc nào bộ mặt chú Mười cũng đăm chiêu suy nghĩ.

Từ năm 1932, chúng tôi t chức diễn kịch. Lúc đầu din trong khám không cho Tây tà biết. Những vở kịch này do nhiều người biên soạn theo th dân ca, chèo, cải lương và kịch nói đ giúp anh em có thêm kiến thức chính trị và giải trí cho đỡ buồn nản. Nhưng khi ra sân chơi chung, tt c 12 khám c nghìn rưi người, anh em yêu cầu diễn ngoài hàng hiên cho mọi người cùng xem với.

Bàn mãi mới nảy ra một kế: Lúc đầu hãy diền những vở kịch vui mà Tây cũng biết, tức của nhà hài kịch Môlie. Gác ngục xem cũng thy hay mà không hiểu hết mới yêu cầu chúng tôi diễn cả bằng tiếng Pháp. Quần áo, trang trí, phông màu không có gì phức tạp thêm, chỉ cần phải chọn những người nói tiếng Pháp tốt.

Thế là diễn vở đu “Trưởng giả học làm sang”. Tôi sắm vai bà Giuôcđanh (Jourdain), chú Mười sắm vai Êlidơ (Elise), con gái của Giuôcđanh; tôi chịu trách nhiệm luyện giọng cho anh em, đặc biệt luyện giọng cho chú Mười - lúc này, chú Mưòi tiếng Pháp đã khá. Đối vi chú Mười, nhà hóa trang Đinh Nhu không phải quá vất vả như đi vi người khác. Chú Mười người mảnh dẻ cao cao, chân mày đã dày lại đen, lông nheo cũng dài khỏi phải tính chắp dán lông nheo thêm. Mặt trái xoan, lại có miệng chúm chím như gái kiêu hãnh, tiếng nói luyện cũng nhanh. Trong vai Êlidơ - con gái cưng nhà trưng giả, cũng như năm sau, trong vai Ooctăngxơ (Hortense) con riêng của nữ hoàng Giôdêphin (Joséphène). vợ của Napôlêông (Napoléon), chú Mười đóng rất đạt, nhưng mà đó cũng là tai vạ”. “Êlidơ”, “Ooctăngxơ” cũng như bà “Giuôcđanh” ngày ngày đến giờ trực ở cổng đề lao là có vài ba chú người Coocxơ, có vẻ quê mùa vào khám hay đến chỗ chúng tôi đứng chơi để đi tìm hỏi cô đầm “nâu” và bà Giôdêphin để tán phét, ngắm nghía cầu thân. Chú Mười hễ gặp my “tướng” đó là lủi một hơi xuống nhà bếp trn sau đng củi, để mặc bà Giuôcđanh xử sự.

Cũng có kết quả bất ng từ những buổi din Môlie thứ nhất và từ sau diễn Napôlêông của Xanh Gioocgiơ đơ Buêliê (Saint George de Bouhelier), trong đó tôi đóng vai chính. Sau khi Napôlêông chết ở Xanh Êlenơ (Saint Hélène) trên sân khâu thì một sgác-dan người Coocxơ xem đứng dậy giơ tay lên thái dương đứng nghiêm chào vĩnh biệt. Từ đó tất cả Tây tà, kể cả chủ ngục đều có thái độ đổi hẳn với tù nhân Đề lao 2. Trước kia chúng nó thường chửi là quân xúc lúa bắt heo thì nay chúng nó coi như là trí thức cả.

Từ 1933, chú Mười đã đọc thông thạo tiếng Pháp. Những quyển đầu tiên chú đọc một mình được, hỏi thêm chút ít thôi là: A.B.C. chủ nghĩa Cộng sản; Mười ngày chấn động hoàn cầu. Dần dần sau là Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học của Ăng-ghen; Tuyên ngôn Cộng sản của Mác và Ăng-ghen. Triết học biện chứng ca Pôlidê (Polizer) và Bukharin (Boukharine); Kinh tế chính trị học phổ cập của Xơgan (Segal) cua Lapiđuyt Ổxtrdvitianôp (Lapidus Ostrovitianov) - (Trích lược Bộ tư bản của Mac), Những vn đề của chủ nghĩa Lênin của Xtalin... Còn bao nhiêu sách nữa như Bộ Tư bản, Bộ Chủ nghĩa Lênin toàn tập.

Tôi không dám nói hết những sách kinh điển mà chú Mười đâ đọc lúc đó và sau này. Nhưng chú Mười có đức tính là khiêm tốn, không giấu dốt, cái gì chưa hiểu rõ là trao đổi với anh em đồng chí.

Tôi còn nhớ, bài học đầu tiên chú Mười học về triết học duy vật biện chứng: Vạn vật đều luôn luôn vận động, biến đổi từ những nhân t trái ngược nhau trong bản thân sự vật. Không có cái gì tĩnh tại một chỗ mà tất cả đương vận động, biến đổi thành một cái khác.

Hiểu được qui luật vận động của chúng thì con người có thể tác động, thúc đẩy quá trình vận động của chúng... Còn bài học thứ hai chú Mười học được từ Côn Đảo là bài học về học thuyết giá trị thăng dư.

Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, các nhà kinh tế học tư sản cũng đâ hiểu được rằng lao động là cội nguồn của giá trị. Nhưng cho đến lúc Mác chỉ ra thặng dư giá trị là phần giá trị làm ra bởi lao động không được trả công của người công nhân bị nhà tư bản tước đoạt thì mọi việc mới sáng tỏ. Nguồn tích lũy tư bản khng lồ của giai cp công nhân bị chúng bóc lột. Và nguồn gốc cùa áp bức bất công xã hội cũng từ ở chỗ này mà ra.

Những bài học cơ bản đầu tiên y, có lẽ đã theo chú Mười suốt đời...

 

Trích từ: Nguyễn Văn Linh hành trình cùng lịch sử / Nhóm chủ biên : Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo,..; Nhóm thực hiện : Quách Thu Nguyệt, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Lương Ngọc. - Tp. HCM. : Nxb.Trẻ, 1999. – Tr.63 – 67.

 

Nguyễn Kim Cương

"Hồi ức về đồng chí Nguyễn Văn Linh"

Bài dăng báo Tuổi Trẻ, 1985

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.