Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh > Bài đăng > LUÔN TRĂN TRỞ, SUY NGHĨ, THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐƯA CÁCH MẠNG TIẾN LÊN
LUÔN TRĂN TRỞ, SUY NGHĨ, THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐƯA CÁCH MẠNG TIẾN LÊN

“Tôi có dịp được gần gũi đồng chí Nguyễn Văn Linh, mà chúng tôi gọi thân thương là anh út, trong một thời gian khá dài trong đu tranh chng Mỹ cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành ph Hồ Chí Minh.

Anh Út là người có trước có sau, luôn gắn bó với cách mạng miền Nam, lúc kháng chiến cũng như khi hòa bình lập lại.

Những năm đầu của thời kỳ chng Mỹ, anh rất trăn trở trước tình hình lúc bấy giờ. Địch thì quyết liệt chng Cộng, tCộng, giết hại người kháng chiến, người yêu nước. Nhiều cơ sở cách mạng bị tan rã, các đồng chí bị bắt bớ, tù đày, tra tán dã man. Ta thì không được vũ trang chng lại mà phải tích cực đấu tranh đòi địch thi hành các điều khoản của Hiệp định Genève, đòi thi hành các quyền tự do dân chủ, đòi hiệp thương bàn tổng tuyển cử để thng nhất nước nhà.

Làm thế nào vừa đấu tranh chặn bàn tay tội ác của địch, thi hành được những điều khoản của Hiệp định Genève, vừa bảo vệ được quần chúng, bảo toàn được cơ sở và phát triển được lực lượng cách mạng.

Ngoài việc anh trực tiếp lắng nghe ý kiến của đảng viên và cơ sở, anh còn phân công chúng tôi đi các nơi nắm lấy ý kiến của quần chúng, theo dõi tình hình, phát hiện những sáng kiến của đồng bào trong đu tranh với địch, từ đó đề ra các hình thức hoạt động và đấu tranh thích hợp.

Anh thường nhắc nhở chúng tôi: Phải tránh chủ quan lộ liễu gây thiệt hại cho cơ sở, cho phong trào. Luôn củng c và xây dựng phát triển lực lượng cách mạng trong quần chúng. Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Phải giác ngộ quần chúng, đưa quần chúng vào tổ chức cách mạng, hướng dẫn đấu tranh theo hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Có phong trào rồi, phải suy nghĩ đến việc giữ vững và phát triển ra sao? Trong đu tranh chính trị cũng phải có kết hợp chừng mực nào vũ trang tự vệ để bảo vệ quần chúng. Chú ý trong đấu tranh luôn lôi kéo binh sĩ ngụy về phía mình. Theo tôi, những ý kiến chỉ đạo này của anh đã là tiền đề cho các cuộc đu tranh “hai chân ba mũi” sau này góp phần tạo nên cuộc đồng khởi ở miền Nam khi có nghị quyết 15 của Trung ương.

Trong thòi gian sau hòa bình lập lại, thng nhất Tổ quốc, anh luôn trăn trở, suy nghĩ cách đưa đt nước ta tiến lên, xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách tốt nhất, phù hợp với tình hình thực tế nước ta.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Linh về thăm lại căn cứ cũ C Chi. Từ trái sang phải: Đồng chí Nguyễn Răng, Chỉ huy trưởng Lực lượng Vũ trang TP.HCM, đ/c Nguyễn Võ Danh, đ/c Nguyễn Văn Linh đang ngồi viết

 

Lúc trực tiếp làm Trưởng ban cải tạo Công thương nghiệp cũng như lúc anh không còn làm nữa mà trực tiếp là Bí thư Thành ủy TPHCM, anh luôn, đi sát, theo dõi tình hình chung cũng như tình hình thành phô" và các tỉnh thực hiện công tác cải tạo xâ hội chủ nghĩa. Anh rất băn khoăn ray rứt về đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa nên như thế nào? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xut mi phải thích ứng, phù hợp vói nhau ra sao? Cải tạo quan hệ sản xuất nhưng làm sao để sản xuất tiếp tục phát triển, đẩy mạnh lực lượng sản xuất tiến lên? Nếu cải tạo Công thương nghiệp xong mà sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân khó khăn hơn thì có nên cải tạo không? Do đó, theo anh, phải nghiên cứu kỹ về tổ chức quản lý thế nào cho phù hợp để khi ta cải tạo xí nghiệp, công ty nào xong là có thể đi vào cơ chế quản lý mới, điều hành công việc sn xuất được ngay, có năng suất và hiệu quả cao hơn trước khi cải tạo.

Anh đề nghị cải tạo tư sản mại bản trước. Tổ chức quản lý mới ổn rồi sẽ làm tiếp các bước sau. Đi với các hộ tư sản, tư thương nên để cho họ tiếp tục kinh doanh theo đúng luật pháp Nhà nước. Sau này, khi các tổ chức quốc doanh ta vững mạnh, đủ sức, ta sẽ tiến hành liên doanh với họ, hướng họ đi vào con đường tư bản Nhà nước... Ý kiến của anh không được chấp thuận. Sau đợt cải tạo ào ạt cả tư sản mại bản, tư sản, tư thương, cả tiểu thương, tình hình xã hội trở nên rối ren. Sản xuất bị giảm sút. Xe cộ không lưu thông được vì thiếu xăng. Máy móc thiếu phụ tùng thay thế, nhà máy thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, hoạt động cầm chừng. Lực lượng tư sản, tiểu chủ về nông thôn nói là để phát triển sản xuất nhưng thiếu nông cụ, không có nhà trường, trạm y tế, phương tiện sinh sng lại kéo về thành ph. Cán bộ công nhân viên chức sng nhờ tem phiếu v.v,..

Trong tình hình rối ren này, anh út lại tích cực đi vào quần chúng, đến tận các cơ sở lắng nghe các cơ sở sản xut phát biểu ý kiến, góp ý kiến chỉ đạo, khuyến khích các sáng kiến “tự tháo gỡ” ở từng đơn vị, tổ chức câu lạc bộ Giám đc để trao đổi kinh nghiệm “tự cứu” trước khi trời cứu...

Qua những điển hình làm ăn mói trong sửa đổi cơ chế quản lý kinh tế của các xí nghiệp của TP (như khoán sản phẩm ở cơ sở quốc doanh đánh cá, xí nghiệp dệt Thành Công, dệt Phong Phú...), anh đã thuyết phục dược các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở Trung ương, góp phần xây dựng đường lối đổi mới được triển khai tại Đại hội Đng lần thứ VI (11.1986)...

Anh Út đúng là một đồng chí lãnh đạo luôn đi sát thực tế, đi sát quần chúng, luôn trăn trở tìm tòi phương cách tháo g khó khăn trong kháng chiến cùng lúc xây dựng trong hòa bình để thực hiện một xã hội công bằng, văn minh, nhân dân ai cũng ấm no hạnh phúc như lời mong mỏi thiết tha của Bác Hồ.

 

Trích từ: Nguyễn Văn Linh hành trình cùng lịch sử / Nhóm chủ biên : Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo,.. ; Nhóm thực hiện : Quách Thu Nguyệt, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Lương Ngọc. - Tp. HCM. : Nxb.Trẻ, 1999. – Tr.101 – 105.

 

Nguyn Võ Danh

Nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.