Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh > Bài đăng > NỬA THẾ KỶ GẮN BÓ VỚI SÀI GÒN - TP.HỒ CHÍ MINH
NỬA THẾ KỶ GẮN BÓ VỚI SÀI GÒN - TP.HỒ CHÍ MINH

Ngày nay nhiều người trên thế giới cũng như nhân dân trong nước đều biết đến, nhắc đến tên anh Nguyễn Văn Linh, như một nhà lãnh đạo “Đổi mới” của Việt Nam.

Riêng đồng bào Sài Gòn và lớp lớp cán bộ chiến sĩ đã từng hoạt động và sng chết với đô thị này thì thương nhớ đồng chí Nguyễn Văn Linh như một người lãnh đạo xuất sắc của Đảng gắn bó gần như suốt đi với cuộc đu tranh anh hùng của nhân dân Sài Gòn - TP.H Chí Minh, lúc cao trào cách mạng cũng như lúc khó khăn ác liệt nht.

Anh là Thành ủy viên Sài Gòn từ thời Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940 lúc chị Minh Khai là Bí thư. Anh từng gánh vác trọng trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn vào những năm đầu kháng chiến chng Pháp; vào lúc nhân dân Sài Gòn chuyển hình thái đu tranh hòa bình năm 1954 không một tấc sắt trong tay sang đu tranh chính trị kết hợp đâu tranh vũ trang chng Mỹ Diệm; vào lúc Mỹ ào ạt đổ quân biến Sài Gòn thành đầu não của cuộc chiến tranh cục bộ năm 1965. Có lúc anh Mười là Bí thư Trung ương Cục kiêm luôn Bí thư Thành ủy Sài Gòn, Bí thư khu “Trọng Điểm” rồi Bí thư thành ph Hồ Chí Minh vào những thời điểm đáng ghi nhớ: Xuân Mậu Thân, trước và sau Hiệp định Paris, Sài Gòn sau giải phóng, nhất là lúc TP. Hồ Chí Minh vượt lên gian khó, năng động sáng tạo trong xây dựng kinh tế, tạo tiền đề cho công cuộc “đi mới” (1980-1985) - Anh Mười trăn trở tâm huyết với Sài Gòn, vất vả gian nan với Sài Gòn - TP.H Chí Minh.

 

            Đồng chí Nguyễn Văn Linh và nhà báo Phạm Dân - 1987

 

Quen biết với anh trong gần nửa thế kỷ, tôi coi anh như người anh lớn. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm trong mối quan hệ công tác, trong sở thích cá nhân - sách báo và văn học - kể cả một vài thú vui nho nhỏ: mê Tu-lơ-khơ trong những giờ thư giãn ở căn cứ rừng già thời kháng chiến.

Lần đầu tiên tôi gặp anh Nguyễn Văn Linh - mà anh em gọi thân thiết là anh Mười Cúc - trong cuộc họp Xứ ủy mở rộng năm 1950. Lúc đó, anh đang là y viên thường vụ Xứ ủy. Anh hẹn ngày đến thăm và làm việc với cơ quan Hoa Kiều vụ Nam bộ do tôi phụ trách.

Khi đến anh đi trên chiếc xuồng “cà rèm” như anh em mà không đi ghe tam bản mui ống bn chèo như cán bộ lãnh đạo. Rất may lúc đó cơ quan tôi đang mở lớp huấn luyện cán bộ Hoa vận, có cả người Hoa và người Việt của các tỉnh, nên có dịp anh hỏi rất cặn kẽ tình hình các tỉnh, đi sâu vào đời sống nhân dân và phong trào đấu tranh. Theo câu chuyện anh trao đổi với cán bộ, chúng ta có thể hình dung được tình hình của các địa phương. Anh nhận giảng cho lớp học một buổi, nội dung có nhiều vn đề căn bản của cách mạng, các chủ trương của Xứ ủy và cả phương pháp công tác vận động quần chúng. Bài nói của anh được ghi âm để các lớp sau sử dụng rất bổ ích.

Anh thích đọc báo tiếng Pháp. Vì cơ quan tôi có liên lạc ra vô thành nên chúng tôi có đủ loại sách báo, cả sách lý luận và văn nghệ của nhà xuất bản Xã hội Pháp. Và anh cũng đã khuyên tôi nên dịch hai cuốn truyện “Một người chân chính” của Boris Pôlêvôi và “Tấm kính giết người” của Alexei Tolstoi. Hai cun truyện sau đó được đăng trên báo Sng Chung và được Nhà xut bản Thanh niên in thành sách.

Lúc hoạt động trong thành ph, anh thường ở nhà các gia đình thợ thuyền, lao động nên anh hiểu rõ đời sng và tâm tư nguyện vọng của bà con lao động nghèo. Anh hướng dẫn tôi chỉ đạo phong trào thành ph phải biết quyền lợi bức xúc của quần chúng, đưa ra khẩu hiệu từ thấp đến cao, phù hợp với nguyện vọng quần chúng, phải biết tiến thoái trong từng cuộc đấu tranh để vừa giành được thắng lợi cho quần chúng vừa bảo tồn được thực lực. Công tác công khai và bí mật phải biết xử trí đúng mức. Bộ phận chỉ đạo phải c gắng áp sát đô thị mới dễ tiếp cận điều khiển phong trào Sài Gòn. Anh cho biết đến năm 1948 (lúc đó anh đang làm Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định) anh vẫn đóng cơ quan lãnh đạo ở vùng ven thành ph như Vườn Thơm, Bàu Cò, Láng Le... Anh nói lẽ ra cấp ủy phải làm việc trong nội thành, nhưng dễ gặp rủi ro hơn vùng ven, nếu tổ chức đường giao liên chặt chẽ thì cũng có thể nắm bắt nhanh nhạy tình hình để chỉ đạo phong trào. Tất nhiên giặc Pháp cũng có lúc đánh hơi được nơi đóng cơ quan Thành y. Nhưng nhờ tai mắt của nhân dân, Thành ủy ít bị tổn thất, còn giặc Pháp trớ trêu thay thường bị thất bại khi xua quân đi ruồng b ven đô.

Năm 1950 là năm phong trào Sài Gòn - Chợ Lớn sôi động với các cuộc biểu tình của thanh niên học sinh và đồng bào đuổi tàu chiến Mỹ khỏi bến cảng Sài Gòn. Cái chết anh hùng của học sinh Trần Văn Ơn và nữ sinh người Hoa Trần Bội Cơ đã dấy lên phong trào quần chúng sục sôi xuống đường rầm rộ. Trí thức Sài Gòn - tiêu biểu là luật sư Nguyễn Hữu Thọ - đâ cùng với nhân dân lao động và thanh niên học sinh biểu dương lực lượng đòi quyền Dân sinh Dân chủ. Anh Mười có nhiều ý kiến rất hay để chỉ đạo phong trào Sài Gòn lúc này. Anh Mười chú trọng xây dựng một lực lượng cốt cán trong công nhân lao động, chủ lực quân của phong trào thành ph, đồng thời anh là người vận dụng sắc sảo đường li đại đoàn kết trong mặt trận thng nhất dân tộc. Anh trân trọng đối với trí thức, nhân sĩ và tôn giáo, những người công khai đi đầu với địch như Lưu Văn Lang, Nguyễn Xuân Bái, Trịnh Đình Thảo, Triệu Quốc Mạnh, Trần Ngọc Liễng, v.v....

Sau hiệp định Genève 1954, anh Mười trực tiếp chỉ đạo phong trào đu tranh chính trị rộng lớn, sôi nổi của Sài Gòn. Đến năm 1958 anh giữ cương vị Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Anh Trần Quốc Thảo thay thế làm Bí thư Sài Gòn. Khó khăn lớn trong 2 năm 1958-1959 là anh Thảo và nhiều đồng chí lãnh đạo của thành phbị bắt và bị giết, cơ sở nội thành bị đánh phá dữ dội. Anh Mười chỉ đạo thành lập ngay một cấp ủy mói cho Đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Xứ ủy điều động anh Võ Văn Kiệt về làm Bí thư, anh Nguyễn Thái Sơn (Bảy Bình) làm Trưởng ban tổ chức, (tôi) Ba Hương làm Trưởng ban Tuyên huấn cùng cấp ủy Gia Định cũ như anh Hồng Đào, Sáu Khiêm, Ba Ka, Năm Tấn (Huỳnh Văn Bánh) móc ráp cơ sở nội thành chỉ đạo phong trào. Để nhanh chóng khôi phục cơ sở nội thành, anh giao cho tôi mở ngay một “lớp học rừng xanh” bồi dưỡng về đường lối cách mạng miền Nam và phương châm đu tranh đô thị cho 13 cán bộ chủ chốt học sinh - sinh viên, xong đưa ngay vào hoạt động nội thành Sài Gòn, trong đó có các đồng chí Hồ Hảo Hớn, Trần Quang Cơ, Ba Vạn... là những cán bộ lãnh đạo xut sắc của phong trào học sinh - sinh viên, ngòi pháo của phong trào đu tranh đô thị sau đó.

Anh Mười còn đề ra sáng kiến không để thành ph trơ trụi như một “çô đảo” mà phải sát nhập các huyện nông thôn ven vào đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Nông thôn vừa làm bàn đạp, vừa làm căn cứ cho thành thị. Nhờ vậy khi làm Tuyên huân chúng tôi đã có địa bàn để mở hàng chục lớp hun luyện, lập đoàn Văn công giải phóng, xây dựng Nhà in, xưởng phim, ảnh, tổ chức những cuộc mít tinh với hàng vạn quần chúng cả nội và ngoại thành tham gia. Địa bàn hoạt động ngày càng rộng, khi thì ở “mật khu” H Bò (Củ Chi) khi thì ở “Đại Tây Dương” (Bình Tân) móc ráp nhiều lượt. Cán bộ ra Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Dương hội họp, tập huấn. Nh vậy ta có vùng nông thôn ven rất mạnh, bảo tồn được cơ sở trong thành ph, có chỗ điều lắng cho số cán bộ ở nội thành bị lộ ra căn cứ. “Mật khu” H Bò chỉ cách Sài Gòn vài chục cây s đường chim bay vậy mà kẻ thù bất lực không làm gì được.

Năm 1965, tình hình Sài Gòn cp bách, tùy anh Mười đang làm Bí thư Trung ương cục miền Nam, nhưng anh về kiêm luôn nhiệm vụ Bí thư dặc khu Sài Gòn - Gia Định.

Mùa khô 1967, ta chuẩn bị Tổng công kích xuân Mậu Thân nên Trung ương cục miền Nam thành lập “khu Trọng Điểm” gồm 5 tỉnh cùng với Sài Gòn thành 6 phân khu: phân khu I (Gia Định), phân khu II (Bình Tân), phân khu III (Long An), phân khu IV (Bà Rịa), phân khu V (Đồng Nai - Sông Bé) và phân khu VI (Nội thành). Phân khu 6 chỉ đạo các đoàn thể Công vận, Thanh vận (HSSV), Phụ vận, Trí vận và Nhân sĩ trong Mặt trận. Mỗi phân khu (tỉnh) vừa chỉ đạo vùng nông thôn tỉnh mình, vừa tập trung chỉ đạo vài quận nội thành.

Trước ngày Tổng công kích xuân Mậu Thân 68, chúng tôi không ăn Tết trước khi xuống đường như bộ đội. Anh Mười kêu tôi đi cùng anh xuống vùng ven phân khu 2 để anh trực tiếp với bộ phận tấn công nội thành. Đến nơi anh thấy ngoài vùng ven còn chừng 50 cán bộ cơ quan phân khu 2, anh bảo tôi mở ngay một lớp cấp tốc hướng dẫn anh em về Tổng công kích vào các thành thị toàn miền Nam, về phương pháp công tác khi vô nội thành. Lúc đó quân ta đã tấn công vào các công sở lớn của địch và đã chiếm được phần Chợ Lớn đến đường Sư Vạn Hạnh, nên tôi đã dùng bn đồ hướng dẫn anh chị em.

Chiến thắng Mậu Thân có tính chiến lược làm nhụt ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải ngi vào bàn Hội nghị Paris. Nhưng chúng ta cũng tổn thất rất lớn vì lúc đó Mỹ còn gần 60 vạn quân, ngụy còn trên 1 triệu quân, ta không thể công khai và liên tục đánh trong các thành ph. Năm 1971, anh Mười trở lại làm Bí thư Sài Gòn Gia Định khi anh Kiệt đi khu 9 và sau giải phóng anh đã làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn vài nhiệm kỳ.

Như vậy, anh Nguyễn Văn Linh đã sng và chiến đu trong nửa thế kỷ với nhân dân thành ph. Anh là người lãnh đạo thành ph sut hai cuộc kháng chiến và c sau ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Vì cả nước, cùng cả nước, nhân dân Sài Gòn chiến đấu chng xâm lược và xây dựng phát triển kinh tế, luôn luôn có anh Mười trong các bước thăng trầm của thành ph mang tên Bác.

Đời sng và phong trào của nhân dân Sài Gòn là tư liệu thực tiễn để anh rút ra những bài học bổ ích cho lãnh đạo và chỉ đạo của tập thể Thành ủy. Phải nói rằng Sài Gòn là một thành ph đi đầu với nhiều phong trào tiêu biểu của quần chúng: phong trào nhân dân đòi quyền sng, phong trào học sinh sinh viên, đốt xe Mỹ, chiếm đại sứ quán Campuchia khi Lon-Non tàn sát Việt kiều, đêm không ngủ, biểu tình “đứng” và ngồi”, biểu tình “đi và chạy”, phong trào phụ nữ bảo vệ nhân phẩm, nhà báo “đi ăn mày” v.v... Sau ngày giải phóng, lại có những phong trào tiêu biểu như phong trào cứu trợ, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xóa đói giảm nghèo, lớp học tình thương cho trẻ thất học, nhà mở cho trẻ đường phố...

Thành ph Hồ Chí Minh, trong hai cuộc kháng chiến chỉ có 29 ngày độc lập, còn lại trên 100 năm là thuộc địa của thực dân đế quốc với nền kinh tế thị trường. Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho thành ph đi vào cơ chế thị trường sớm hơn các địa phương, anh Mười và những người lãnh đạo thành ph cũng từ thực tế này để chỉ đạo “đổi mới” với các hình thức sản xuất và thương mại theo kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.

Anh Mười gắn bó với thành phố mang tên Bác và cũng chính thành ph này tạo môi trường và kinh nghiệm cho anh hoạt động. Nó nằm trong sự gắn bó hữu cơ giữa nhân dân và lãnh đạo của Đảng, dẫn đến những thắng lợi vang dội, kết thúc hai cuộc kháng chiến kéo dài vừa đúng 30 năm, không một ngày ngơi nghỉ, bằng chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - thành ph Hồ Chí Minh.

 

Trích từ: Nguyễn Văn Linh hành trình cùng lịch sử / Nhóm chủ biên : Ngô Thị Huệ, Trần Bạch Đằng, Dương Đình Thảo,..; Nhóm thực hiện : Quách Thu Nguyệt, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Lương Ngọc. - Tp. HCM. : Nxb.Trẻ, 1999. – Tr.116-123.

 

Phạm Dân (Ba Hương)

Nguyên Phó Tổng giám dốc Việt Nam Thông tấn xã

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.