Có lẽ, cho đến hôm nay, Hoàng Đạo Thuý là người trước nhất, nếu không phải là duy nhất, đã soạn một cuốn sách riêng cho nghề thầy giáo bằng tiếng quốc ngữ, đã xuất bản năm 1944, lấy tên là “Nghề thầy” (nhà xuất bản Đời Mới). Với lời văn gọn, giản dị, dễ hiểu, cuốn sách đã hướng dẫn cho người làm nghề thầy giáo về hầu hết những nhiệm vụ cụ thể, rèn cặp cho học sinh trong tu dưỡng xử thế, phương pháp học tập. Tác giả khẳng định người thầy giáo phải có đạo đức gương mẫu, phải làm gương cho lớp hậu tiến từ những việc nhỏ nhặt trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội. Những lời căn dặn rất thiết thực, những chỉ dẫn rất chi tiết, được ông trình bày với cả một nhiệt tình phục vụ cho sự nghiệp dạy người. Ông thực sự quan tâm đến thiên chức của ngưòi thầy. Cuốn sách rất thích hợp với đại đa số giáo viên trong cả nước, nhất là ở các bậc sơ học, tiểu học. Hoàng Đạo Thuý rất tha thiết với dân tộc, và rất kỳ vọng ở lớp trẻ của các thế hệ trong thời đại của mình. Đồng thời với cuốn Nghề thầy, ông còn cho xuất bản cuốn Trai nước Nam làm gì (1943). Trang đầu cuốn sách có đề mấy chữ sẵn: “Anh... tôi biết là tôi có thể nói chuyện với anh”. Cuốn sách đưa đến tay ai, thì cũng có thể điền tên người ấy vào hàng để trông. Vậy là ông muốn cho cuốn sách của mình có thể đến tay những người ông kỳ vọng. Những người ấy phải là “trai nước Nam”. Tất cả những gì được viết ra trong sách ấy đều toát lên một niềm gắn bó với lịch sử nước nhà. Hồi đó, dân ta đang phải sông dưới ách thực dân, mới thấy hết được chủ ý của tác giả là tìm cách khêu gợi ở thanh niên nhiệm vụ cấp bách đối với non sông, Tổ quốc. Sau này, ông vẫn tiếp tục hướng đi này, trong các tác phẩm viết từ sau 1945. Ông đã cố gắng giói thiệu, dựng lại những sự kiện lịch sử, sự kiện xã hội của thủ đô Hà Nội mà ông am hiểu quá khứ rất kỹ càng. Những cuốn sách như Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội (1969), Phố phường Hà Nội xưa (1974) có rất nhiều tư liệu chính xác về đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Hoàng Đạo Thuý cũng nắm vững tình hình địa lý, thắng cảnh, truyền thống chiến đấu, truyền thống văn hoá của cả đất nước Việt Nam. Ông có cuốn Đi thăm đất nước, ra đời năm 1978, và đã được tái bản nhiều lần, trong đó tất cả các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, được ông giói thiệu rất kỹ lưỡng, ngay từng những khúc sông, ngọn núi, nhân vật, sản vật cho tới từng khoảng xa gần của các con đường quốc lộ, tỉnh lộ. Sách dùng rất tốt cho các nhà trường, các nhà du lịch, và cả các nhà nghiên cứu.
Hoàng Đạo Thuý là vị thủ lĩnh phong trào Hướng đạo ở Việt Nam. Phong trào này do Baden Powel đề xướng, nhằm hướng thanh thiếu niên đi vào cuộc sông lành mạnh, phát huy được sở trường của tuổi trẻ, vượt mọi khó khăn, làm việc thiện cùng những điều công ích. Hoàng Đạo Thuý đã chỉ đạo phong trào này, tập hợp được nhiều vị huynh trưởng cầm đầu ở các miền Trung, miền Bắc (như các ông Tạ Quang Bửu, Võ Thành Minh). Thời gian kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Hướng đạo vẫn hoạt động trong hoàn cảnh mói, được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm hội trưởng danh dự. Nhiều trí thức, nhiều thanh niên đã trưởng thành trong phong trào này và tất cả đều tín nhiệm, mến phục anh “Hổ Sứt” (tên rừng của Hoàng Đạo Thuý), kể cả những thành viên người Pháp ở trong ban chỉ đạo. Những tổ chức thanh niên tiền phong, thanh niên Việt Nam sau này, ít nhiều cũng vận dụng một số ít kinh nghiệm của đoàn Hưóng đạo.
Hoàng Đạo Thuý đồng thời còn là một nhà lãnh đạo giáo dục trong phạm vi công tác chuyên môn ông được phân công. Trong quân đội, ông là uỷ viên Uỷ ban Quân sự toàn quốc, cục trưởng Cục Thông tin và là Giám đổc Trường Võ bị Việt Nam. Ông còn là Giám đốc Trường Dân tộc Trung ương, gây được uy tín với giáo viên, học viên. Tổng kết cuộc đời mình, ông tự nhận là “dạy học 28 năm, làm Hưóng đạo 15 năm, vào bộ đội 20 năm... cả đời yêu nước”. Lời dặn dò con cháu của ông trước khi vĩnh biệt trần gian là:
“Giữ lòng trung hậu ở trên đời”.
Sưu tầm