Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > THẦY NGÔ THẾ VINH (1802 - 1856)
THẦY NGÔ THẾ VINH (1802 - 1856)

Ông là một nhà giáo dục nổi tiếng nửa đầu thế kỷ XIX. Trường của ông là một trường lớn. Sĩ tử trong nước đều biết đến trường Bái Dương, hoặc tiếng tăm cụ nghè Bái Dương. Học trò của ông có đến hơn một nghìn người, đậu Cử nhân trên 60 người. Các ông bảng nhãn Phạm Thanh, thám hoa Ngụy Khắc Đản, tổng đốc Võ Trọng Bình, hoàng giáp Bùi Thúc Kiên, tiến sĩ Đỗ Phát v.v... đều được đào tạo ở trường này. Nhiều sách giáo khoa do Ngô Thế Vinh soạn, được sĩ tử cả nước sử dụng học tập, như: Trúc Đường khoa sách, Trúc Đường văn sách v.v...

Ngô Thế Vinh còn chú trọng đến cả việc nghiên cứu và sáng tác. Ông có một số suy nghĩ về triết học (Trúc Đường Chu Dịch tuỳ bút) và làm nhiều thơ phú như Bái Dương thi tập, Dương Đình phú tuyển và nhiều sách khác. Ông cũng sở trường cả văn nôm, có soạn cuốn Nữ huấn tân thư để dạy phụ nữ. Nhiều người cho bản dịch bài Chức cẩm hồi văn cũng là của ông. Ông đã đề tựa và duyệt lại cuốn Ức  Trai di tập của Dương Bá Cung, nhuận sắc cuốn Khải đồng thuyết ước của Phạm Vọng.

Sách Nam Định địa dư chí viết về ông, cho biết ông là người ghét lối văn chương khoa cử mòn sáo, khuôn khổ chật hẹp, đã nhiều lần đề xuất với triều đình sửa chữa lối học lối thi, nhưng không được chấp nhận. Việc ông bị cách chức có lý do là khi làm giám khảo trường thi Hà Nội, ông đã sửa quyển thi để vớt cử nhân Đậu Hồi Nguyên (tương tự như trường hợp người đồng thời với ông là Cao Bá Quát). Ông còn có chủ trương san định lại các sách Ngũ kinh, Tứ thư để tiện cho những người mới học, nhưng mới làm được 2 quyển.

Ngô Thế Vinh là em ruột thủ khoa Ngô Đình Thái. Ông Thái làm quan tri phủ bị cách chức, trở về chuyên về văn học dân gian, cùng với Trần Danh Án soạn tập Nam phong giải  trào Nam phong ngữ ngạn thi.

Sưu tầm

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.