Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > THẦY NGUYỄN VĂN NGỌC (1890-1942)
THẦY NGUYỄN VĂN NGỌC (1890-1942)

Từ một giáo viên tiểu học, lên đến Đốc học một tỉnh, Nguyễn Văn Ngọc đã tỏ ra là một người thầy tận tuỵ nghiêm túc. Không ghi được những kỷ niệm về việc giảng dạy của ông, nhưng các bạn đồng nghiệp thi bấy gi đều có ấn tượng tốt đẹp về một con người đứng đắn, phong nhã. Nét đặc biệt ở ông, là ông đã để lại cho ngành Giáo dục và cho văn học Việt Nam nhiều công trình sáng tác và biên soạn nghiêm túc, có giá trị lâu dài. Ông rất quan tâm đến quốc văn, có soạn hai cuốn giáo khoa bằng tiếng Pháp, để hướng dẫn việc dạy và học tiếng Việt. Đó là cuốn: Phương pháp tiếng Việt (Méthode de langue annamite 1933) và cuốn Giáo trình tiếng Việt (Cours de langue annamnite 1930).

Là một giáo viên tiểu học, ông rất quan tâm đến việc giáo dục nhi đồng. Ông có cuốn Đông Tây ngụ ngôn (1927) và cuốn Nhi đồng lạc viên (1930). Ớ cuốn sau này, trong bài tựa, ông nói rất rõ là:

“…Mun hiến cho các em một cái quà vui về việc học, muốn tập cho các em biết lấy học làm vui, mun mong cho các em rồi quen vui học, cũng như vui ăn, vui chơi, vui nói, vui cười... Trong các phần vui ấy, lại còn cái phần lợi cho các em nhiều lắm. Vì các em dùng quyển sách này làm sách tập đọc, sách học thuộc lòng, sách ca xướng...”.

Cái ý định ấy của Nguyễn Văn Ngọc đã được đáp ứng ngay khi sách ra đời. Sách Quốc văn giáo khoa thư của nha học chính hồi ấy, đã trích rất nhiều bài trong Nhi đồng lạc viên. Nguyễn Văn Ngọc đã rất xứng đáng là một người thầy dạy trẻ. Đa s bài trong này là do ông sáng tác bằng văn vần, nghệ thuật tương đương với ca dao cổ và phần lớn là phù hợp với tâm lý trẻ em. Về mặt sáng trí, ông cũng tỏ ra có tài năng nhất định.

Đối với việc nghiên cứu văn học, ông là soạn giả các sách Nam thi hợp tuyển (1927), Tục ngữ phong dao (1928); Câu đối (1931), Đào nương ca (1932). Tập sách này gồm gần tám nghìn câu ca dao, câu đ v.v... là cuốn sưu tầm đầu tiên có bề thế, có phương pháp, giúp ích cho ngành văn học dân gian sau này rất nhiều, ông lại cùng với ông Trần Lê Nhân soạn bộ "Cổ học tinh hoa”, hai tập (1933). Sưu tầm nhiều mẩu chuyện, đúng là cổ học, rất có giá trị về mặt giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức. Nguyễn Văn Ngọc thật đúng là nhà sư phạm với đầy đủ ý nghĩa của từ ấy.

Sưu tầm.

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.