Bỏ qua nội dung chính

Những điều kỳ thú

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những điều kỳ thú > Bài đăng > Chuyện lạ trong thế giới động vật
Chuyện lạ trong thế giới động vật

KHỈ HẮT HƠI

Đó là loại khỉ mũi hếch có tên khoa học Rhinopithecus Strykeri thường sống từng nhóm nhỏ và “tình cảm vợ chồng” thường nảy sinh theo nhóm. Vào cuối tháng 1.2011, các nhà khoa học thuộc tổ chức Fauna & Flora International (FFI) có trụ sở tại Mỹ, chuyên bảo tồn hàng trăm giống động vật trên hành tinh, đã phát hiện ra tại vùng rừng núi cao hơn 3.000 mét so với mặt nước biển tại phía Bắc Myanmar, gần biên giới Trung Quốc. Loài khỉ mới này có chiều cao khoảng 60 cm và đuôi thường dài hơn thân, rất dạn dĩ. Điểm đặc biệt là chúng không có sống mũi và mỗi khi trời mưa, thường hắt xì hơi liên tục như người bị cảm cúm.

Con người thường nhận biết loài khỉ Rhinopithecus Strykeri nhờ tiếng hắt hơi và đoán ra là trời đang mưa hay chuẩn bị mưa. Đối với nông dân, chúng như một "hàn thử biểu” để họ biết được thời tiết. Riêng với chúng, mỗi khi trời mưa, để tránh phải hắt hơi nhiều, chúng ngồi bó gối giấu mặt vào 2 đùi.

DƠI CÓ BỊ MÙ?

Một đôi khi loài dơi không nhìn thấy những vật xung quanh. Theo các nhà khoa học, có lẽ vì mắt chúng quá nhỏ. Nhưng những lúc như thế là rất ít trong cuộc đời của mỗi con dơi. Các nhà sinh vật học khẳng định rằng loài dơi khi bay thường định dị vật xung quanh bằng siêu âm thứ vũ khí mà tạo hóa chỉ ban riêng cho chúng: Dùng sóng siêu âm (chứ không phải dùng mắt) để di chuyển trong đêm với tốc độ bay cực nhanh và tránh được những vật cản trong bóng tối.

Như vậy, cũng có thể hiểu dơi thỉnh thoảng bị mù nhưng đa số thời gian sống trong ngày chúng di chuyển nhờ siêu âm nên cũng không có trở ngại gì.

CÁ SẤU KHÓC?

Quan sát một con cá sấu khi rình, hạ sát và nuốt con mồi, các khoa học gia thường thấy nước mắt cá sấu chảy ra. Cá sấu “khóc" chăng?

Các nhà sinh vật học khẳng định rằng vì tạo hóa sinh ra không thể nhai như các loài khác được nên cá sấu phải dùng răng xé nhỏ con mồi thành từng miếng khá lớn rồi nuốt chửng xuống bụng. Các tuyến nước mắt của cá sấu lại nằm gần cổ họng, vì thế cho nên khi từng khối thức ăn chạy xuống ép sát vào các tuyến này, nước mắt chảy ra. Do vậy, dân gian thường nói “Nước mắt cá sấu" ám chỉ tình trạng khóc giả dối của con người.

VOI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN?

Trong những loài động vật sống ở trên cạn, voi có bộ não khổng lồ. Theo logic của những nhà khoa học, não bộ càng to, thì nhớ càng lâu. Sau những lần theo dõi, thử nghiệm, các nhà sinh vật học khẳng định rằng loài voi có khả năng "copy vào trong đầu” tất cả những nơi chốn thuộc khu vực rộng lớn mà chúng chỉ đi qua một lần.

Voi thường sinh sống và di chuyển theo đàn. Khi “dân số" sinh sôi quá đông, voi mẹ thường cho con voi cái lớn nhất tách khỏi đàn để thành lập một đàn mới và thật lạ kỳ, nó không bao giờ quên nguồn gốc của mình sau nhiều năm gặp lại đàn voi mẹ cùng em cháu, nó vẫn nhận ra ngay. Thời gian bao lâu? Theo thí nghiệm nhiều lần của các khoa học gia, mức xa nhất là sau 23 năm (và có thể sẽ còn xa hơn nữa), khi gặp lại voi mẹ, voi con ra lập đàn mới vẫn nhận ra.

Trích tạp chí Tài hoa trẻ số 690 6.4.2011

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.