Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng sân bay Biên Hòa (1964 - 2014)

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng sân bay Biên Hòa (1964 - 2014)
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng sân bay Biên Hòa (1964 - 2014) Thứ Bảy, 15/11/2014, 09:50

Pháo binh miền và chiến thắng

... Sông Đồng Nai đây rồi! Con sông quê hương thân yêu mà tôi đã từng sống nơi đây trong những năm dài kháng chiến. Xưa kia nơi đây xóm làng trù phú, vườn tược sum xuê, trên sông ghe xuống tấp nập ngược xuôi. Chiều chiều những cô gái Mỹ Lộc, Tân Hòa đứng trên cầu thang(1) khoát dòng nước mát rửa đôi chân, miệng ngọt ngào mời khách đến mua bưởi vườn mình. Buởi Biên Hòa là một đặc sản không đâu có, dường như thiên nhiên đã dành cho Biên Hòa một loại bưởi ngon như vậy!

 

... Sông Đồng Nai đây rồi! Con sông quê hương thân yêu mà tôi đã từng sống nơi đây trong những năm dài kháng chiến. Xưa kia nơi đây xóm làng trù phú, vườn tược sum xuê, trên sông ghe xuống tấp nập ngược xuôi. Chiu chiều những cô gái Mỹ Lộc, Tân Hòa đứng trên cầu thang(1) khoát dòng nước mát rửa đôi chân, miệng ngọt ngào mời khách đến mua bưởi vườn mình. Buởi Biên Hòa là một đặc sản không đâu có, dường như thiên nhiên đã dành cho Biên Hòa một loại bưởi ngon như vậy!

Thế mà giờ đây làng xóm điêu tàn, vườn tược ven sông biến thành nơi hoang dại, cỏ mọc um tùm không một bến sông. Nhìn cảnh vật mà lòng tôi bùi ngùi nghĩ tới bao người thân, bao gia đình quen thuộc đang bị giam cầm trong vòng rào gai của các ấp chiến lược. Chỉ mười năm thôi, bọn Mỹ và tay sai đã biến mảnh đất xinh tươi của quê hương tôi thành nơi hoang tàn cỏ dại.

Tôi đứng lặng yên nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy xuôi về miệt Tân Uyên, đầu trên là cử đim Rạch Đông. Quãng sông này rộng độ ba trăm thước, sức nước chảy mạnh, bờ sông dựng đứng thành vực. Anh Đng đă cho người làm bậc nên lên xuống dễ dàng. Sau khi kiểm tra bến vượt sông, tôi củng anh Đng và một số anh em nữa ngốỉ tại bờ sông chờ đơn vị.

Chiều nay không mưa, trời cuối thu trong vắt, những sợi mây trắng nhẹ trôi trên nền trời xanh thẳm. Rừng cây in bóng chập chờn trên mặt nước xoáy, không gian hoàn toàn yên tĩnh, thỉnh thoảng làn gió nhẹ thổi lay động xào xạc các đám chuối còn sót lại ven bờ.

Sông Đồng Nai, con sông quê hương mà tôi xa cách đã hơn mười mấy năm nay, giờ được nhìn lại quả là đẹp và nên thơ. Tôi nhớ đến nhà văn Sô-lô-khốp đã ca ngợi không tiếc lời con sông quê hương của ông trong quyển “Sông Đông êm đềm”. Thật đúng vậy, tôi không phải là nhà thơ mà nhìn quang cảnh còn thấy lòng mình rạo rực xao xuyến. Tôi mơ ngày thống nhất đất nước nếu còn sống, mình sẽ sống và làm việc nơi đây, góp sức xây dựng lại quê hương có con sông xinh đẹp này. Ngày ấy chắc không xa lắm!

***

Mười bảy giờ, các đơn vị lần lượt đến bờ sông. Chưa đến giờ, anh em phân tán nấp kín trong các bụi cây. Có đồng chí gối đầu lên bồng tranh thủ một giấc. Cán bộ hội ý kế hoạch hợp đng lần cuối và sắp xếp thứ tự vượt sông.

Mười bảy giờ ba mươi phút, tại bến vẫn chưa có chiếc ghe nào đến. Tôi hơi sốt ruột, kế hoạch định mười tám giờ máy bay bớt hoạt động, trời nhá nhem tối vượt sông thuận tiện. Thế mà giờ này... Ba mươi phút nữa trôi qua, Tô Thái chạy đến:

Báo cáo anh Hai, đã đến giờ mà chưa có ghe, trễ chết!

Có lẽ nước ngược anh em chèo lâu, ta cố đợi một lát nữa xem sao.

Tôi nói để cho cán bộ và anh em yên tâm, thật ra trong bụng tôi nóng như lửa đốt. Tôi cho người đi dọc bờ sông về hướng ghe sẽ lên để xem tình hình. Trong lúc đó Tô Thái phát hiện lấy lên được hai chiếc xuồng nhận chìm gần bến, mỗi chiếc chở đuợc năm người có lẽ của đồng bào giấu tại đây.

Tôi đồng ý cho Tô Thái dùng xuồng đưa bộ phận trinh sát qua trước. Định bụng nếu không có ghe sẽ lấy xuồng chở súng đạn, còn anh em thì vượt sông bằng bè chuối.

Bộ phận trinh sát đi được vài chục thước thì nghe tiếng máy n lạch bạch trên sông về hướng Tân Uyên. Tôi mừng quá, đúng là ghe máy. Anh em vô cùng phấn khởi nhưng ai nấy đểu ngồi im đợi lệnh. Sau này anh em cho biết, vì thiếu kinh nghiêm nên giựt máy không nổ, một ghe bị trôi độ hai cây số về hướng Tân Uyên. Sau nhờ lấy xăng mồi phát động được máy chạy ngược nước lên vì thế mà trễ giờ qui định. Thật là một phen đau đầu!

Tôi chia ghe máy ra, bộ binh một, pháo một. Tất cả qua sông một lượt. Tôi đứng tại bến nhìn anh em lần lượt xuống ghe. Trời nhá nhem nhưng còn trông thấy nét vui tươi phấn khởi lộ rõ trên gương mặt các chiến sĩ trẻ. Đi ngang qua tôi, nhiều đồng chí tươi cười vui vẻ:

Thủ trưởng yên tâm chờ tin chiến thắng!

Tôi cưi, bắt tay và chúc lại anh em. Khí thế của đoàn quân xuất trận thật vô cùng dũng mãnh. Gặp Tô Thái và Trương đi qua, tôi bắt tay và căn dặn lần chót: “Cố gắng nhé, qua lộ thật nhanh. Có lộ cũng quyết tử. Bắn thật hết đạn mới rút!"

Cả hai vui vẻ:

Vâng, thủ trưởng cứ yên chí!

Mười chín gi, toàn bộ qua sông an toàn, trễ nửa giờ so với thời gian qui định. Tôi điện báo cáo tình hình về Bộ chỉ huy và triển khai bố trí đội hình phòng không. Cho đào thêm công sự và làm thêm bè chuối hai bên sông.

***

Đêm 31-10-1964, trời tối ngửa bàn tay không thấy. Bên kia sông về hướng Biên Hòa, động cơ chiếc Đa-cô-ta trực ban đảo vòng tuần tra lúc nghe rõ, lúc chìm hẳn trong đêm tối chỉ còn thấy một chấm xanh di động. Tôi ngồi đây mà bao nhiêu tâm sự hướng theo bước chân của anh em đang từng giờ tiến sâu vào lòng địch. Mọi việc nếu diễn ra đúng theo kế hoạch nhứt định kẻ địch sẽ nếm một đòn sấm sét bất ngờ. Giờ này bọn chúng chắc đang say sưa chè chén đú đởn trong phòng nhảy, chúng có biết đâu cái chết đang từng bước đến với chúng. Và biết đâu trong đêm nay ở nơi nào đó trên miền Nam, đồng đội của chúng tôi đang lần mò vào đánh đồn, phá ấp chiến lược...

Nghĩ đến trận đánh, lòng tôi càng rạo rực. Nếu được đi cùng với anh em, tận mắt nhìn thấy mọi diễn biến có lẽ thoải mái hơn là ngồi đây mà không sao liên lạc được với đơn vị. Tôi suy nghĩ kiểm tra lại xem mọi công tác chuẩn bị của mình có thiếu sót gì không. Nếu có một thiếu sót nhỏ nào ảnh hưởng đến trận đánh thì đó là một khuyết điểm lớn của người chỉ huy có thể trả giá bằng máu của anh em, và cũng không sao khắc phục được khi mọi việc đã xảy ra rồi. Tôi yên tâm với công việc chuẩn bị của mình nhưng lòng cứ bồn chồn. Ngồi chán ở bờ sông, tôi lại vể sở chỉ huy, rồi lại lần ra bờ sông, lâu lâu bấm đèn xem đồng hồ. Cây kim giây nhích dần một cách bình thường nhưng tôi có cảm giác nó chạy chậm hơn ngày thường.

Hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba giờ... Đêm về khuya càng tĩnh mịch, tội mừng thầm, mọi việc chắc êm thắm cả!

Đúng hai mươi bốn giờ kém ba phút. Một loạt tiếng nổ lớn ở hướng Biên Hòa, tiếp theo lửa bốc lên cao. Chiếc Đa-cô-ta vọt lên thả hai pháo sáng kết hợp với lửa làm sáng rực một góc trời.

Cháy rồi! Cháy rồi! Có tiếng la lớn. Anh em thấy cháy nhưng không biết cháy ở đâu, người nói Biên Hòa, kẻ bảo Tân Phú, lao xao bàn cãi. Đến đây tôi lộ bí mật:

Sân bay Biên Hòa cháy rồi!

Sân bay cháy rồi! Sân bay cháy rồi! Mấy tiếng sân bay cháy rồi được truyền đi thật nhanh như điện.

Thôi thì mặc sức cho anh em reo hò. Qua ánh sáng lờ mờ tôi thấy anh em nhảy tung, múa may bằng tất cả các thứ có trong tay: nón, xẻng... người nọ ôm người kia sung sướng phấn khởi... Tất cả ùa ra bờ sông chen chúc nhau để nhìn lửa cháy!

Ngoài kia, pháo ta nổ ầm ầm liên tục khoảng mười lăm phút, sau chừng hai mươi phút nổ một loạt nữa rồi ngừng hẳn. Lửa càng cháy mạnh, chiếc Đa-cô-ta càng tích cực thả pháo sáng. Tiếng nổ của pháo ta đã dứt nhưng tiếng nổ của bom đạn địch vẫn kéo dài không ngớt. Hai mươi phút sau, một bầy trực thăng và khu trục từ Tân Sơn Nhứt bay lên đảo vòng trên cao, động cơ chúng vang dội, bên dưới lửa vẫn cháy rực một góc trời. Chúng chẳng làm được gì ngoài việc đảo vòng trên cao bắn đại liên như mưa và tận mắt nhìn xem sân bay của chúng đã biến thành biển lửa.

Sau này anh em kể lại, lúc pháo ta dồn dập nã vào, bọn địch hoàn toàn bất ngờ không đối phó được. Loạt đạn đu tiên đã làm chiếc U-2 và năm chiếc B57 bốc cháy. Mấy chiếc khu trục địch cất cánh chạy trốn nhưng không kịp. Một chiếc vừa cất lên bị trúng đạn quỵ ngay tại chỗ. Bọn phi công còn lại hoảng sợ bỏ chạy tháo thân, mặc cho máy bay chúng nằm đó hứng đạn.

Một lúc sau, bộ phận mang đạn về đến. Vừa lên bờ anh em đã chạy đến ôm lấy tôi miệng líu tíu:

Cháy, cháy sân bay rồi thủ trưởng ơi!

Mạnh ai nấy nói, tranh nhau nói, tôi không còn biết nghe ai. Niềm vui thắng trận đã làm anh em sung sướng ngây ngất và hn nhiên đẹp đ vô cùng.

Lúc một giờ, Mã Tuấn và Trương v đến, tôi nắm tình hình rồi chỉ thị cho các đng chí đưa đơn vị v vị trí tập kết.

Hai giờ. Tô Bon về đến. Tôi hỏi: “Có ai sao không? Còn một trung đội nữa đâu?''. Tô Bon vui vẻ: “Báo cáo không sao cả. Trung đội kia đi sau. Năm giờ sáng ngày 1-11 -1964 toàn bộ lực lượng về đến và qua sông an toàn".

Thật không ngờ trận chiến đấu đã diễn biến quá nhanh ngoài dự kiến của chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi tính toán có sớm nhứt cũng một hoặc hai giờ ngày 1-11-1964 mới nổ súng và ít nhất là tám giờ toàn bộ lực lượng mới qua sông hết.

Sau này anh em kể lại: Bắt đầu từ bờ sông bên kia anh em đã vác pháo, mang đạn chạy liên tục đến trận địa. Nhất là phân đội đồng chí Trương đi sau cùng, nhiều đồng chí vừa chạy vừa té nhưng vẫn cố bám sát đội hình. Sau khi bắn hết đạn thu pháo chạy liên tục trở về vì thế quãng đường đi năm tiếng đã rút xuống còn hai tiếng rưỡi. Lòng yêu nước và chí căm thù địch sâu sắc đã biến thành sức mạnh để anh em hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc trong điều kiện tưởng chừng như không thể vượt qua.

Hai đồng chí Tô Thái và Tiêu Ngọc Tiên đã leo cây để quan sát hiệu chỉnh tửng phát đạn vào mục tiêu. Đại liên địch bn vun vít gãy cành nhưng cả hai đu bình tĩnh chỉ huy bắn vì vậy mà pháo thủ vẫn bình tĩnh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút khỏi trận địa.

đây còn một chi tiết cần nói thêm là sau loạt đạn cuối cùng. Anh em thu pháo rút khỏi trận địa vài phút. Đồng chí phụ trách kiểm tra thấy còn sót lại ba quả đạn tại trận địa do anh em sơ ý. Đồng chí liền kiên quyết cho một khẩu pháo quay lại bắn hết số đạn đó rồi mới thu pháo chạy theo đơn vị. Chính vì vậy mà bọn địch bị ta đánh lừa là quân ta vẫn còn ở quanh trận địa nên lũ trực thăng cứ đảo vòng bắn đại liên xuống như mưa. Trong khi đó đại bộ phận quân ta đã rút ra khỏi vòng lưới lửa dày đặc của chúng hành quân an toàn. Khi kiểm điểm trận đánh, anh em cười với nhau: “Không dè sót lại ba quả đạn mà đâm ra hay vì đánh lừa được địch. Nhưng lần sau nhớ đừng để sót như vậy nữa!”

Anh em đểu cười xòa vui vẻ.

Trên đường rút quân từ bờ sông về căn cứ, tuy trời mưa lớn nhưng nhờ pháo sáng địch đưa đường nên chúng tôi đi rất dễ dàng. Anh em vừa đi vừa nhắc lại chuyện chiến đấu qua cười nói vui vẻ. Mỗi khi pháo sáng địch thả ra, anh em nhao nhao lên: "Cảm ơn, cảm ơn tụi bây thả nhiều hơn nữa cho tao thấy đường dễ đi!“. Pháo tắt, mấy đng chí vấp té, lổm ngổm bò dậy lẩm bẩm: ''Sao không bắn nữa để tụi tao té vầy nè hà, hà".

Đoàn quân chiến thắng của chúng tôi trở về mặc cho máy bay địch cứ lổng lộn bắn phá vu vơ một cách tức tối trên bầu trời Biên Hoa đã dần dần sáng rõ.

Năm giờ rưỡi, vể đến căn cứ, tôi liền gọi điện đến Tỉnh ủy báo cho các anh biết tình hình. Đầu dây kia có tiếng hỏi:

Ai đấy? Anh Nhã phải không? Sao làm ăn có ngon không mà về sớm vậy?

Xong hết, cháy sân bay Biên Hòa rồi!

Cháy rồi hả? Hoan hô!

Có tiếng lọc cọc. Tôi đoán chắc đồng chí đang nghe bỏ máy chạy đi báo tin. Sau này các đồng chí Tỉnh ủy cho biết: Đêm ấy mọi người thức chờ tin nhưng lâu quá tưởng đâu công việc đã lộ!

Giờ đây còn lại một mối lo của tôi là đơn vị pháo kích Tân Uyên bị mất liên lạc từ đêm qua. Đang định cho người đi liên lạc thì sáu giờ kém mười lăm ngày 1-11-1964 chúng tôi nghe phía Tân Uyên pháo nổ một loạt dữ dội. Đến tám giờ được tin đơn vị pháo kích Tân Uyên rút về an toàn. Đơn vị này đã nằm suốt đêm sẵn sàng chế áp pháo địch, nhưng cả đêm qua chúng không bắn phát nào nên ta cũng giữ bí mật trận địa. Sáng ra khi chúng vừa tập hợp tại trận địa của chúng, ta liền bắn vào mấy loạt đạn làm thương vong số lớn và hư nặng trận địa pháo địch.

10 giờ 30 ngày 1-11-1964, tại khu rừng căn cứ, các đơn vị được nghỉ ngơi. Vài đng chí thức tắm giặt, mấy đồng chí lau chùi pháo đạn, còn lại anh em đều ngủ cả.

Qua một đêm dài căng thẳng, giờ đây mọi việc đã hoàn thành tốt đẹp, lòng vô cùng khoan khoái, tôi căng võng nằm nghỉ. Vừa thiu thiu ngủ thì anh Đng chạy đến, tay xách cái máy thu thanh nhỏ đang mở. Anh gọi tôi với vẻ mừng rỡ khác thường:

Tin Biên Hòa đây anh Hai, dậy nghe!

Tôi tốc chăn ngồi dậy nhìn đồng hồ: 11 giờ kém 15, buổi phát thanh vào Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Gọi anh em dậy nghe!

Tôi bảo đổng chí cảnh vệ. Thật ra anh em còn nhanh hơn tôi. Mấy đồng chí không ngủ đã bỏ việc chạy đến ngồi quanh chiếc đài.

Dậy nghe tin Biên Hòa! Tin Biên Hòa!

Đồng chí cảnh vệ vừa chạy vừa gọi lớn.

Từ xa tôi thấy anh em tốc chăn, nhảy xuống đất lanh lẹ, nhiều đồng chí không kịp xỏ dép cứ để chân trần vừa chạy vừa gọi bạn:

Nhanh lên không thì qua mất!

Anh em cũng như tôi, ai nấy đều muốn biết kết quả công việc làm của mình. Hơn nữa đó lại là một chiến thắng lớn và được truyền đi trên thế giới thì còn gi thích thú cho bằng.

Bây giờ tôi mới nhìn rõ anh em mặc đủ loại: người thì quần đùi ở trần, có người còn mặc nguyên bộ đồ chiến thuật đêm qua. Anh em ngồi nghe đủ kiểu. Đồng chí thì trố mắt nhìn chiếc đài dường như nó là một vật gì xa lạ. Đồng chí kia lim dim cặp mắt theo dõi, đồng chí nọ nghiêng đầu lắng nghe... Xung quanh im lặng chỉ còn nghe tiếng máy chạy sè sè nho nhỏ và giọng nói sôi nổi của đồng chí phát thanh viên.

Hôm đó Đài TNVN đưa tin con số thiệt hại của địch theo đài phương Tây: Mười chín máy bay bị phá hủy trong đó có bảy B57, hai mươi bảy tên Mỹ chết và bị thương.

Bản tin vừa dứt khu rừng ồn ào sôi nổi, anh em bàn tán:

Hay quá, minh đánh mà chưa biết, ngoài kia đã biết tin!

Mấy? Mười chín máy bay và hai mươi bảy tên Mỹ hả?

Sao ít quá vậy? Một trăm mấy chục trái đạn lọt hết vô mà!

Thì Đài mình mới đưa tin Đài phương Tây thôi!

Ồ! Còn lạ gì các đài phương Tây, bao giờ mà chúng đưa tin thật!

Tôi ngồi yên trên võng say sưa nhìn anh em bàn bạc sôi nổi mà lòng chan chứa biết bao niềm vui... Giờ này trên miền Bắc thân yêu đã biết tin, toàn thế giới đã biết đến chiến công Biên Hòa. Tôi nghĩ đến Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền, nghĩ đến anh Tư Chi, anh Ba Đinh và các anh khác ở cứ, có lẽ các anh cũng đang hòa chung niềm vui như chúng tôi.

Tâm trạng tôi giống như người nông dân sau một năm dài lao động, giờ đây được ngửi thấy mùi cơm gạo mới đầu mùa thơm phức do tay mình cấy gặt.

Phải! Nếu bọn Mỹ xâm lược vẫn còn ngoan cố bám lấy miền Nam, chúng tôi còn phải “cấy gặt” những vụ “mùa bội thu” hơn thế nữa!

---------------------------------

(1) Một loại cầu bắc nhô ra bờ sông, có thang lên xuống.

 

 

 

 

Nguồn: Văn nghệ Đồng Nai. Số 21/2004. Tr. 11 – 16.

 

TRUNG TÂN

(Viết theo lời kể của đồng chí LƯƠNG VĂN NHÃ - Tư lệnh pháo binh Miền)

 


Số lượt người xem: 1992 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày