Trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc (1945 – 1975), Biên Hòa - Đồng Nai là địa bàn địch xây dựng nhiều căn cứ quân sự chiến lược, cũng là nơi địch càn quét bình định đánh phá ác liệt. Được Đảng và Hội Phụ nữ lãnh đạo, phụ nữ Biên Hòa - Đồng Nai đã phát huy truyền thống “đảm việc nước, giỏi việc nhà”, động viên chồng, con, em lên đường chiến đấu; đồng thời là lực lượng nòng cốt ở địa phương trong đấu tranh chính trị, binh vận, giao liên hậu cần…Biết bao nữ đảng viên, cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị giam hãm, bị nhục hình… nhưng vẫn một lòng kiên trung với cách mạng.
Tháng 7-1967, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền bố trí lại chiến trường, giải thể Khu ủy miền Đông, thành lập 5 phân khu thành 5mũi tiến công vào Sài Gòn. Địa bàn tỉnh bấy giờ được tổ chức thành ba đơn vị: tỉnh Bà Rịa — Long Khánh, phân khu 4 và tỉnh U1 trực thuộc Trung ương Cục miền Nam. Cụ thể, các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, cao su Bình Sơn thuộc phân khu 4, do đồng chí Mười Chiến làmBí thư; chị Phạm Thị Nghĩa (Hội trưởng Hội Phụ nữ), chị Huỳnh Thị Phượng (Bí thư Đảng ủy cao su). Các huyện: Xuân Lộc, Định Quán và thị xã Long Khánh thuộc tỉnh Bà Rịa - Long Khánh, do đồng chí Lê Đình Nhơn làm Bí thư Tỉnh ủy; chị Lê Thị Huệ làm Hội trưởng Hội Phụ nữ tỉnh. Thị xã Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom thuộc tỉnh U1, do đồng chí Nguyễn Sơn Hà làmBí thư Tỉnh ủy; chị Phạm Thị Hoa (Năm Thường) làm Hội trưởng Hội Phụ nữ tỉnh.
Về tổ chức phụ nữ, cuối năm 1967, chuẩn bị cho đợt tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tổ chức đã điều động cán bộ: chị Mười Nghĩa (Hội trưởng Hội Phụ nữ tỉnh) về hoạt động ởLong Thành - Bà Rịa, chị Ba Chi (Tỉnh Hội phó kiêm Hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Long Thành) được điều về Thủ Đức (thuộc phân khu 4), các vị trí khác vẫn như cũ.
Trên địa bàn Trảng Bom, vùng đồng bào Công giáo thuộc các xã: Hưng Lộc, Gia Kiệm, Hố Nai 4, chị Nguyễn Thị Ngọc Liên (Huyện đội phó Trảng Bom) cùng vớicánbộ huyện xây dựng nhiều cơ sở, chuẩn bị lương thực, vận chuyển vũ khí, băng cờ, khẩu hiệu, sẵn sàng phối hợp nổi dậy với mũi tiến công của lực lượng vũ trang. Má Bảy Ghe, người Hưng Lộc, là cơ sở của Thị ủy Biên Hòa, đã nhiều lần dũng cảm táo bạo dùng xe lam bí mật chở hàng chục khẩu súng, hàng ngàn viên đạn, trong đó có cả đạn B.40 vào cất giấu tại các gia đình cơ sở ởnội ô Biên Hòa. Gia đình chị Ba Khánh và các cơ sở ở Bắc Hòa (Hố Nai) mua hàng trăm mét vải xanh, đỏ, vàng để may cờ Mặt trận, chuẩn bị cho ngày nổi dậy.
Dưới sự chỉ huy của đồng chí Năm Hòa và Bảy Hoàng, vũ khí đã được các cơ sở đưa về cất giấu trong những căn hầm bí mật tại nhà máNguyễn Thị Xuân (Bình Đa), má Tơ (Vĩnh Thị) ngay nội ô thị xã Biên Hòa.
Xã Hiệp Hòa cũng là điểm cất giấu vũ khí, phục vụ cho bộ đội tiến công. Nhà bà Bảy Hoa và bà Tám Thơi là địa điểm cất giấu số vũ khí đã được chở bằng các chuyến xe lam từ Hưng Lộc về, được nghi trang với bắp chuối đựng trong bao. Từ nhà, bà Bảy Hoa đã soạn ra từng gánh vừa súng vừa lựu đạn, ngụy trang rồi tìm cách vận chuyển qua nhà chị Bảy Hoa cách đó một kilômet, qua bót đầu cầu 3 lần trót lọt. Sau dó, chuyển cho anh em biệt dộng.
Tại thị xã Biên Hòa, chị Năm Hiền và chị Cẩm Y đã đi sâu vào các khu phố, xây dựng các tổ phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Các tổ được tổ chức như sau:
- Tổ 1 (khu vực chợ Kỷ Niệm): Trên cơ sở chị Năm Hiền xây dựng chị Bảy Lai là người tại chỗ, chị út Hạnh, chị Năm Cảnh, dì Mười Gạo (Mười Hoa - mẹ anh Ba Thảo) đã hình thành một tổ, phụ trách hậu cần cho đợt Mậu Thân
- Tổ 2 (khư vực ga xe lửa): Do chị Năm Láng làm tổ trưởng. Có hai người vợ lính ngụy được ta giáo dục nên tham gia rất tích cực.
- Tổ 3 (chợ Biên Hòa): Má Năm bán cá (mẹ chị Châu), cô Ba Cứng bán vịt con, cô Hai bán vịt con (ngồi kế cô Ba Cứng), chị Hai Hiện bán rau (vợ anh Hiền Vương), má Sáu bán rau (mẹ cô Vân) đã hình thành một tổ phục vụ hậu cần cho chiến dịch.
- Tổ 4: Gồm có bà Bảy (mẹ anh Cang) bán mắm muối ngoài chợ, chị Huê (phường Hòa Bình hiện, nay), vợ anh Ba Dữa, chị Năm (vợ anh Năm ở Lò Kẹo) có nhiệm vụ chuẩn bị lương thực, hậu cần và vận chuyển vũ khí. Vợ chồng anh Năm chở hàng bông, bên trong ém vũ khí, từ khu vực gần chợ Biên Hòa qua xã Hiệp Hòa cất giấu.
Các tổ trên do chị Năm Hiền, chị cẩm Y và chị Bảy Lai lãnh đạo trực tiếp. Nếu có tin tức thì báo về để chị Năm Hiền có hướng dẫn chỉ đạo. Các tổ này đã tham gia vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 một cách rất xuất sắc, phục vụ kịp thời cho các cánh quân tiến công các mục tiêu của địch.
Tại Vĩnh Cửu, anh Tư Phong và anh Sáu Ly đã tổ chức các chị ở Bình Lợi vận động đóng góp gạo, tiền chuẩn bị cho đợt Xuân Mậu Thân 1968. Ở các gia đình có con em thoát ly đi cách mạng, cơ sở phụ nữ đã vận động được hàng tấn gạo và 500 ngàn đồng. Số gạo dược chia ra cho bốn, năm nhà giữ để anh em về mang đi. Bà Lê Thị Dẩu phụ trách mua thuốc men. Đến tối, chị em vác ra điểm giao cho cán bộ. Chị Ba Cúc phụ trách giao liên công khai tuyến Vĩnh Cửu - Biên Hòa. Các loại vũ khí được chị đưa từ sở Cây Đào (Vĩnh Cửu), bỏ lẫn trong bao đậu nành hoặc giấu dưới các cần xé cam chất đầy lên xe lam chở đến giao cho các cơ sở ở xã Hiệp Hòa và nội ô thị xã Biên Hòa. Tham gia công tác giao liên còn có má Năm Ngọc và chị Lý, phục vụ rất tích cực.
Ở Long Thành - Nhơn Trạch, đồng chí Mười Thọ đã giao cho chị Hai Nga (làm việc ở Bệnh viện Biên Hòa) tìm cách xin phái đoàn y tế Mỹ bộ dụng cụ giải phẫu (trung phẫu), huyết thanh, moócphin và một số thuốc men. Chị Hai Nga và một bác sĩ người Úc đã tới trại Long Bình xin được số y cụ giải phẫu và số lượng lớn thuốc men kể cả huyết thanh, moócphin đem về Long Thành giao cho các anh phục vụ cứu thương. Các cơ sở đã được chị Hai Nga tuyên truyền và xây dựng như: bác sĩ Hậu, bác sĩ Thọ, bác sĩ Toàn; cô Tày, Ngọc Anh, chị Hai là những người có bà con đi tập kết. Riêng nhà thuốc Hàm Nghi là cơ sở chuyên cung cấp thuốc men cho cách mạng.
Tại các ấp: Đồng Lớn, Bàu Bông (xã Phước An, huyện Nhơn Trạch), nhà nào cũng có hũ đựng đồ nhu yếu phẩm cho bộ đội, giấu dưới đống củi trong bếp, dưới giường nằm... Có nhà dự trữ được hàng trăm lít gạo, cất giấu ở nhiều chỗ khác nhau để tránh địch lục soát phát hiện. Tại Vũng Gấm, dưới sự tổ chức của má Mười Nhị, hàngđêm, chị Ba Chảnh chở gạo ra cứ bằng xe đạp thồ luồn theo đường rừng giồng. Nhờ có các mẹ, các chị canh gác cẩnthận, các chuyến đi đều trót lọt. Tại Phước Thái, toàn bộ phụ nữ ấp 1, ban ngày đi mua lương thực, thực phẩm. Ban đêm, các chị bày ra ở trước nhà, bán cho lực lượng cách mạng. Đây là một trong những cửa khẩu hậu cần của phân khu 4. Để chuẩn bị hậu cần cho đợt tổng tiến công và nổi dậy, phân khu đã cử các đơn vị ra Phước Thái để mua gạo dự trữ, thuốc men đưa về căn cứ.
Ở Suối Tre, chị Năm Xề dược bố trí vào đường dây giao liên của tỉnh Bà Rịa - Long Khánh với nhiệm vụ liên lạc thư từ, chuyển vũ khí, chất nổ đánh địch. Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chị Năm Xề đã về Bà Rịa - Vũng Tàu mua gạo bên Vàm Lán chuyển về cho ta. Để qua được mắt địch, chị Năm Xề đã vận động vợ lính ngụy và bà con ở Vũng Tàu mua gạo dự trữ sẵn trong nhà. Sau đó, chị tìm cách mua lại. Một lần, chị 11về Vũng Tàu liên lạc với chị Năm Xề tìm chỗ ởđể hoạt động, đúng lúc cảnh sát lùng sục khắp xóm. Lập tức, chị Năm nhanh trí giấu chị 11 ngồi vào giữa, xung quanh dựng 4 bao gạo lên, bên trên đặt một bao gạo nằm ngang. Nhờ vậy, chị 11 thoát nạn. Bằng sự khôn khéo, chị Năm Xề đã thu mua được tổng cộng 24 tấn gạo từ Vàm Lán đưa qua Vũng Tàu, phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tại xã Phú Hoa, Định Quán - nơi có đến 95% dân số là người Hoa, số chị em nữ tham gia phong trào cách mạng rất tích cực. Điểnhình là chị Ba Hà (Bí thư chi bộ xã), chị Voòng Xì là cơ sở, cùng nhiều chị em khác đã vận động bà con các xã: 116, 125, 110 (Quốc lộ 20) cung cấp lương thực cho Đoàn hậu cần 814 của Khu. Những xã này được gọi là “vú sữa” của huyện, cung cấp người và lương thực cho cách mạng. Người dân ở đây đã tham gia phong trào cách mạng rất sớm và rất tốt, góp phần vào phong trào chung của phụ nữ tỉnh nhà
Đến tháng 1 năm 1968, ta đã chuẩn bị được 500 tấn lương thực, 100 tấn thực phẩm, thuốc men, y cụ và các đồ dùng quan trọng khác.
Chiến tranh là thử thách với dân tộc và với nữ giới nới chung và phụ nữ Biên Hòa – Đồng Nai nói riêng đó là trách nhiệm hết sức nặng nề và cần nhiều sự đóng góp, hy sinh. Với đức tính sáng ngời như cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động, thủy chung son sắc, là những người vợ, người mẹ, người chị tảo tần nuôi dưỡng, giáo dục, che giấu cho biết bao thế hệ anh hùng, bao chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Phụ nữ Đồng Nai là những người chiến sĩ kiên cường trong sự nghiệp giải phóng dân tộc xứng danh với tám chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Hồng Hạnh