Bỏ qua nội dung chính

Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử > Bài đăng > Sân bay Biên Hòa năm 1968 nơi gợi lại nhiều kí ức hào hùng khó quên
Sân bay Biên Hòa năm 1968 nơi gợi lại nhiều kí ức hào hùng khó quên

Trên đất nước ta, ở thế kỷ trước, lịch sử dân tộc là những trang huyền thoại, có khi đẫm đầy nước mắt, có khi rực cháy sáng lòa. Lịch sử ấy được dệt nên từ hàng vạn, hàng triệu cuộc đời của biết bao anh hùng vô danh và hữu danh, của những chiến sĩ, của những bà mẹ nghèo khó cơm đùm cơm nắm nuôi con bền gan chí lớn để hướng đến tương lai tươi sáng cho dân tộc dệt nên gấm hoa cho non sông, cho đất nước thêm xuân trong đó phải kể đến vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã đi vào sử sách thơ ca làm chấn động cả thế giới. Đặc biệt là vào mùa xuân Mậu Thân 1968 như lời Bác chúc vào đầu năm mới ấy: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua…”

Biên Hòa năm 1968 lúc bấy giờ tất cả tập trung cao nhất cho việc thực hiện Chiến dịch Xuân 1968. Khi đó Đại tướng Lê Đức Anh, Tư lệnh phó, Tham  mưu trưởng Bộ chỉ huy Miền đến làm việc với Tỉnh ủy Biên Hòa tại căn cứ bắc Trảng Bom. Lần đầu tiên trong chiến tranh nhất là thời kỳ “Chiến tranh cục bộ”, một vị tướng, cán bộ cao cấp của Đảng, quân đội đến tận chiến trường đủ cho thấy sự quan trọng của chiến dịch. Đồng chí Lê Đức Anh phổ biến nghị quyết Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền về Chiến dịch Xuân 1968 cho thường vụ Tỉnh ủy Biên Hòa, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 5, Trung đoàn “ĐKB” tên lửa, Trung đoàn 4 tại căn cứ Bàu 17 bắc Trảng Bom. Đại tướng phân tích:

Đế quốc Mỹ leo thang, gây Chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam từ 1965 đến 1967. Mĩkhông thực hiện được mục tiêu là tiêu diệt quân chủ lực của ta, làm cho quân ta phải phân tán đánh nhỏ, đánh du kích. Ngược lại, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 của ta rất sung sức, đánh bẻ gãy các cuộc càn lớn của quân đội Mỹ vào căn cứ. Tham vọng đổ quân vào chiến trường miền Nam đánh nhanh thắng nhanh của Lầu Năm Góc không thành. Tương quan lực lượng trên chiến trường ở thời điểm này, ta vẫn giành thế chủ động tấn công. Thường vụ Trung ương Cục, Quân ủy, Bộ Tư lệnh Miền chủ trương mở Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, yêu cầu đánh sâu, đánh hiểm tận sào huyệt kẻ thù ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam nhằm đề bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ, buộc chúng phải xuống thang, rút quân về nước. Do đó, yêu cầu mức độ tấn công ra quân đồng loạt, đúng giờ G ngày N (tức 0 giờ đêm 30 Tết Nguyên đán) tấn công tiêu diệt quân Mĩ, phá hủy nặng phương tiện chiến tranh của chúng. Đại tướng Lê Đức Anh giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 5, các trung đoàn độc lập phối thuộc Sư đoàn 5 và lực lượng Biên Hòa phải đánh tê liệt Sân bay quân sự Biên Hòa, phá hủy bom đạn, xăng dầu ở Tổng kho Long Bình, đánh Lữ đoàn da chiến 2, Sư đoàn 101 của Mĩ ở hóc Bà Thức và Quân đoàn 3 ngụy.

Lực lượng của ta tham chiến tại mặt trận Biên Hòa gồm: Sư đoàn 5, các lực lượng phối thuộc Sư đoàn 5 gồm Trung đoàn tên lửa, Trung đoàn 4, Tiểu đoàn 1,2 đặc công Biên Hòa, Đại đội biệt động thị xã Biên Hòa, lực lượng huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu. Tổng cộng ta có đến 16.000 quân, trang bị mạnh, đủ sức chiến đấu trong chiến dịch.

Đúng 0 giờ đêm ba mươi Tết rạng mồng một. Pháo tên lửa “ĐKB” từ bắc sông Đồng Nai nhả đạn vào Sân bay quân sự Biên Hòa 10 quả, rồi tiếp 20 quả, rồi 110 quả nổ vang trời. Sân bay Biên Hòa tan nát. Trên đồi Bà Già, mọi người nhìn thấy lửa bốc lên rất đẹp giữa sân bay. Tiếng pháo tên lửa “ĐKB” (do Liên Xô gúp ta, lần đầu tiên xuất hiện) dội vào Sân bay cũng đồng thời mệnh lệnh cho bộ binh nổ súng tấn công vào các mục tiêu đã phổ biến thống nhất từ trước. Sáng mồng một Tết, máy bay phản lực của Mĩ từ hạm đội ngoài bến bay vào bỏ bom mặt trận ta. Các mũi tấn công các mục tiêu vẫn nổ súng đánh địch. Tiểu đoàn 1 đặc công Biên Hòa và Trung đoàn 4 đánh thọc vào tận Sân bay. Chiến sự nổ ra ác liệt, bầu trời chung quanh nội thành, ngoại thành Biên Hoà khói bom đạn mù mịt. Quân Mĩ phản kích mạnh, máy bay trực thăng quần bắn các mũi bộ binh ta. Bộ binh chúng đổ quân phía sau, chốt chặn đường rút lui của quân ta. Cuộc chiến dấu suốt ngày Mồng một Tết giữa quân chủ lực ta và quân viễn chinh Mĩ diễn ra hết sức ác liệt. Bom, pháo, súng đạn nổ vang, khói lửa ngập trời.     

Địch phát hiện Sở chỉ huy mặt trận, máy bay phản lực bỏ bom suốt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Máy bay địch vừa ngừng ném bom ta báo cáo diễn biến cuộc chiến đấu từ đêm suốt đến sáng mồng Một, các mũi bộ binh bị thương vong khá nặng, hi sinh khoảng 1000 đồng chí và trên 250 đồng chí khác bị thương. Đơn vị phòng không bị thương vong, không bắn được máy bay, các đơn vị bộ binh vẫn còn bám mục tiêu đánh địch súng nổ dữ dội. Máy bay trực thăng Mỹ bắn dọn bãi đổ quân phía sau ta. Sự phản kích của chúng rất ác liệt. Tin từ phía Mĩ, điện đài của ta theo dõi được, chúng thông báo cũng thiệt hại nặng phương tiện chiến tranh ở sân bay Biên Hòa, còn Tổng kho Long Bình bị phá hủy nặng. Trên 5000 tên lính Mĩ chết và bị thương. Chiến sự vẫn tiếp diễn…Quân ta đã tiếp cận, đánh các cứ điểm của Mĩ ở Sân bay, Tổng kho Long Bình. Chúng phản kích điên cuồng bằng trực thăng, rồi đổ quân chặn phía sau chiếm căn cứ, chặn đường quân ta rút lui. Nhưng quân ta đã rút lui an toàn và tiếp tục tấn công tiêu diệt địch ở hướng Quốc lộ 20 mà Mĩ để sơ hở. Quân Giải phóng vừa đánh, vừa củng cố đơn vị tiếp tục tấn công đợt 2 chiến dịch Mậu Thân. Mĩ từ bị động này tới bị động khác. Chúng đổ quân đối phó ở Quốc lộ 20 thì quân ta lui trở về, đánh diệt 3 tiểu đoàn Mĩ tại Trảng Bom, Quốc lộ 1 và đánh tiếp vào Sân bay, Tổng kho Long Bình. Trận đó, pháo tên lửa “ĐKB” bắn tiếp vào kho Long Bình phá hủy khu kho 50, 53. Trận tấn công Mĩ ở Chiến dịch Xuân Mậu Thân thật hào hùng.

Lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương đâu chỉ có ngày hôm nay, dù giàu có và huy hoàng đến đâu đi nữa cũng không thể quên đi cội nguồn quên đi quá khứ, từ thế hệ này truyền dạy lại cho thế hệ sau truyền thống cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc khơi dậy lòng tự hào về nòi giống Lạc Hồng, tự hào về vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai anh hùng bất khuất. Đất nước ta lại sắp bước vào năm mới là tròn 50 năm sau mùa xuân ấn tượng ấy, quê hương ta đang đổi mới từng ngày phát triển giàu đẹp hơn nhưng vẫn không thể nào quên những tháng ngày hào hùng của mùa xuân rực sáng chói lòa năm ấy trong kí ức người dân đất Việt.

Hồng Hạnh

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.