Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Việt Nam Lào Trường Tồn và Phát Triển Thứ Tư, 19/09/2012, 09:45

Quan hệ thương mại Việt Nam – Lào

Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào qua các thời kỳ phát triển Việt Nam và Lào từ bao đời nay đã có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. Bác Hồ của chúng ta đã tổng kết mối quan hệ đoàn kết, đặc biệt hữu nghị Việt Nam - Lào trong những câu thơ sau:
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt Lào hai nước chúng ta.
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long.

 

Trên thực tế mặc dù quan hệ giữa hai nước gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại, nhưng quan hệ giao lưu qua lại giữa hai nước không ngừng phát triển, vượt qua mọi khó khăn để phát triển toàn diện trong mọi hoàn cảnh, một giai đoạn và trong mọi lĩnh vực. Có được mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt như ngày nay là nhờ có truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa nhân dân hai nước có từ bao đời. Đồng thời, có sự lãnh đạo sáng suốt của hai Đảng, Chính phủ hai nước, thể hiện qua nhận thức, qua đường lối, chủ trương phát triển quan hệ giữa hai nước, làm cơ sở cho nhân dân hai nước và các cơ quan của Đảng và Chính phủ triển khai thành hành động thực tế.
Trong thương mại, Việt Nam và Lào cũng đã có mối quan hệ từ xa xưa, ban đầu chủ yếu là thông qua việc giao thương, trao đổi hàng hóa của cư dân vùng biên giới hai nước. Mối quan hệ này được xác lập chính thức thông qua con đường Nhà nước từ khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Vương quốc Lào ký Hiệp định Thương mại ngày 13/7/1961; Tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển.
Tuy vậy, thời kỳ 1961-1975 quan hệ thương mại giữa hai nước mới bắt đầu dưới hình thức đổi hàng của nhân dân vùng biên giới hai nước. Đặc biệt là quan hệ vừa trao đổi hàng hóa vừa giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam với bà con vùng giải phóng của Lào Sau khi nước CHDCND Lào được thành lập (tháng 12/1975), thời kỳ 1976 - 1990, hai nhà nước Việt Nam và Lào đã ký các Hiệp định Thương mại 5 năm và các Nghị định thư thương mại hàng năm đề tạo hành lang pháp lý cho việc trao đổi buôn bán giữa hai nước.
Như vậy, bắt đầu từ thời kỳ này, quan hệ trao đổi hàng hóa chính ngạch giữa hai nhà nước mới chính thức bắt đầu. Theo đó, các Hiệp định và Nghị định thư qui định chặt chẽ tổng giá trị hàng hóa trao đổi, danh mục mặt hàng, số lượng hàng hóa và chỉ định tổ chức doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Các địa phương kết nghĩa nhất là các tỉnh có chung đường biên giới cũng có trao đổi hàng hóa với nhau nhưng cũng là hàng hoá Trung ương hai nước giao cho các địa phương thực hiện. Do vậy, thực chất việc trao đổi hàng hóa trong thời kỳ này cũng chỉ là quan hệ trao đổi giữa hai nước với nhau và được bao cấp bằng ngân sách Nhà nước của mỗi bên. Kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ này giữa hai nước trung bình đạt từ 3,5-4 triệu Rúp. Chủ yếu là thực hiện chủ trương giúp đỡ lẫn nhau trong lúc bạn Lào vừa mới được xuất nhập khẩu. Do vậy, giai đoạn 1976 - 1982, thông qua trao đổi mậu dịch chính ngạch, phía Lào nhập siêu của Việt Nam khoảng 11,5 triệu USD, hàng hóa sang Lào trong thời kỳ này chủ yếu là hàng nhu yếu phẩm, thiết thực phục vụ cho đời sống nhân dân, các đơn vị của ta làm nhiệm vụ mang hàng sang đất Bạn, nhiều nơi, nhiều khu vực phải gùi hàng trên lưng để đưa đến tận các bản, có những cán bộ đã hy sinh trên đường mang hàng hóa sang Bạn do bị sốt rét. Trong thời kỳ khó khăn khi mới giải phóng hàng hóa của Việt Nam đến với các bản, làng của Lào đã góp phần rất lớn cho việc củng cố mối đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.
Từ năm 1982 đến năm 1990 phía Lào vẫn tiếp tục nhập siêu của Việt Nam khoảng trên 0,5 triệu Rúp. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Lào trong thời kỳ này đã có sự phong phú hơn nhưng chủ yếu vẫn là hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, giày dép các loại, hải sản, hàng dệt may, hạt điều, rau quả các loại.
Tháng 2/1991, Hiệp định Thương mại thời kỳ 1991 - 1995 được ký giữa hai Chính phủ, hai bên thỏa thuận chấm dứt hình thức ký Nghị đinh như trao đổi hàng hóa hàng năm, xóa bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước, tạo ra một thời kỳ mới trong quan hệ thương mại hai nước Việt Nam – Lào. Hiệp định Thương mại trong thời kỳ này cho phép mở rộng đối trong trao đổi, không hạn chế các tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi làng hóa, không hạn chế kim ngạch trao đổi, mở rộng danh mục trao đổi từ các mặt hàng cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu, góp phần làm phong phú, đa dạng các mặt hàng trao đổi làng hóa giữa các doanh nghiệp của hai nước.
Với chủ trương và định hướng nới, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa lai nước tăng nhanh. Năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào đạt 45 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khoảng 36,5 triệu USD và nhập khẩu khoảng 8,5 triệu USD, cơ cấu mặt hàng cũng thay đổi, xuất hiện nhiều loại hàng mới. Ngoài hàng hóa phục vụ nhu yếu phẩm như: gạo, thịt lợn , thịt bò, vải . . . Việt Nam đã xuất sang Lào thêm những mặt hàng công nghiệp như : xi măng, sắt thép xây dựng, xăng dầu... Việt Nam nhập khẩu từ Lào những mặt hàng mà Lào có như thạch cao, cà phê, gỗ và những mặt hàng của các nước qua Lào như: thép xây dựng, xe máy và phụ tùng xe máy, ô tô tải, ô tô du lịch.
Năm 1992, kim ngạch buôn bán giữa hai nước phát triển khá mạnh đạt 73 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khoảng 61 triệu USD và Việt Nam nhập khoảng 12 triệu USD, kim ngạch mặt hàng xuất nhất là sản phẩm công nghiệp phụ vụ cho xây dựng như xi măng, sắt thép... tăng nhanh.
Như vậy trong những năm mới chuyển đổi về chính sách quan hệ thương mại của hai nước, ta liên tục xuất siêu sang Lào. Đặc biệt tới năm 1993, do thị trường Việt Nam có nhu cầu về xe máy do đó xe máy Thái Lan đã thông qua các doanh nghiệp Lào nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng tương đối lớn (khoảng 30.000 chiếc) chiếm kim ngạch khoảng 39 triệu USD. Tới năm 1994, xe máy của Lào nhập khẩu vào Việt Nam còn chiếm số lượng và kim ngạch lớn hơn. Năm 1995, kim ngạch hai chiều giữa hai nước đạt 80 triệu USD, tăng 77,7% so với năm 1991
Nét đặc trưng trong quan hệ thương mại thời kỳ này, đặc biệt trong những năm 1993 - 1995 là Lào xuất siêu, Việt Nam nhập siêu của Lào. Mặt hàng xuất của Việt Nam sang Lào là gạo, thịt lợn, thịt trâu, bò, vải, sắt thép xây dựng, xi măng Việt Nam nhập từ Lào chủ yếu là xe máy Dream dưới dạng CBU, CKD SKD phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Trong năm 1991-1995, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang Lào đã đạt được những bước đi khá dài so với những năm trước đây. Kim ngạch hàng xuất của Việt Nam sang Lào trong thời kỳ này gấp 4,8 lần so với tổng kim ngạch XNK hai chiều Việt Nam - Lào của cả thời kỳ 5 năm 1986 - 1990.
Năm 1996 và 1997, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào tiếp tục tăng so với các năm và danh mục mặt hàng trao đổi giữa Việt Nam và Lào cũng đa dạng phong phú hơn Năm 1997, Việt Nam xuất sang Lào các mặt hàng như : xăng dầu, dệt may, gạo, sắt thép, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả, thực phẩm. Việt Nam nhập khẩu có giảm đi do nhà nước quản lý hạn ngạch xe máy, ngoài ra Việt Nam còn nhập các mặt hàng của Lào như : thạch cao, hàng nông, lâm sản, (cà phê, sa nhân, cánh kiến, đậu, gỗ, song mây, ...) Từ tháng 8/1998 tới năm 2000, để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Lào, tạo thêm lợi thế cho hàng Việt Nam cạnh tránh với hàng Thái Lan trên thị trường Lào, giúp Lào thoát dần sự phụ thuộc về hàng hóa vào Thái Lan, đưa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào lên tương xứng với quan hệ chính trị đặc biệt vốn có giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam đã có văn bản cho phép các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Lào được thực hiện qui chế trao đổi hàng hóa. Với chính sách khuyến khích này năm 1999 kim ngạch XNK Việt Nam - Lào đạt mức cao nhất trong quan hệ thương mại hai nước từ trước tới nay là 359 triệu USD trong đó Việt Nam xuất 164 triệu USD và nhập khẩu khoảng 195 triệu USD. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển thương mại giữa Việt Nam và Lào trong những kỷ nguyên của thế kỷ 20, có thể thấy quan hệ thương mại giữa hai nước đã tạo được những bước tiến đáng kể. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn chưa đạt được như mong muốn nhưng quan hệ thương mại hai nước đã dần dần đi vào nề nếp và theo qui định chung của quốc tế, hai nước đã có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau để cùng phát triển mặt hàng hai nước trao đổi cho nhau đã đi vào thực chất, ngoài hàng hóa của nước thứ ba, hàng hóa Việt Nam sang Lào là những mặt hàng do Việt Nam sản xuất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho đời sống kinh tế của đất nước cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hàng hóa Lào xuất sang Việt Nam là những mặt hàng nông sản, lâm sản mà Lào có đồng thời cũng là mặt hàng Việt Nam khuyến khích nhập khẩu Đặc biệt, dọc theo khu vực biên giới hai nước, quan hệ trao đổi mua bán của cư dân biên giới phát triển đã giúp cho đồng bào khu vực biên giới vốn là vùng miền núi xa xôi hẻo lánh có cuộc sống ngày một no ấm, tạo ra bộ mặt mới cho khu vực biên giới, tạo ra sự gắn bó giữa bà con hai bên biên giới, góp phần giữ vững an ninh chính từ khu vực biên giới hai nước.
Mặc dù đạt được những thành tựu như đã nêu trên nhưng để quan hệ thương mại hai nước có thể tiếp tục phát triển hơn nữa thì trước mắt chúng ta còn gặp rất nhiều khó khăn trước tiên phải kể đến là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, để hạn chế tác hại của nó, Việt Nam và Lào đều áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu Ngoài ra, mặc dù được Đảng, Chính phủ hai nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng quan hệ hai nước nói chung và quan hệ thương mại nói riêng vẫn bị chi phối bởi những khó khăn do khách quan và chủ quan của mỗi nước mang lại, cũng như tác động của kinh tế khu vực, kinh tếthế giới, làm cho quan hệ kinh tế giữa hai nước chưa theo kịp được với quan hệ chính trị của hai nước. Trong quan hệ thương mại Việt Nam - Lào yếu tố ngăn cản sự phát triển trước tiên phải kể tới yếu tố về địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giá cả hàng hóa tăng cao. Do khoảng cách xa, địa hình chủ yếu là đồi núi việc vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, nếu so sánh với nước láng giềng của Lào, ví dụ như Thái Lan thì chi phí cho vận chuyển hàng của Việt Nam sang Lào chiếm phần rất lớn trong cấu thành giá hàng hóa khi bán tại Lào, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Trong khi đó hàng của Việt Nam một phần nào đó về chất lượng, mẫu mã, bao bì chưa phù hợp với thị hiếu của nhân dân Lào cũng như thói quen, trình độ tiêu dùng của người dân. Đây là điểm yếu mà hàng hóa Việt Nam cần khắc phục để có chỗ đứng vững trên thị trường Lào, ngoài ra thị trường Lào với dân số không lớn (khoảng 5 triệu người) với nhu cầu không cao, cư dân phân tán khiến cho khả năng tiêu thụ hàng hóa không nhiều, hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng nên kim ngạch không lớn. Việc thanh toán của doanh nghiệp hai nước còn tùy tiện, phụ thuộc nhiều vào thói quen, tập quán mua bán của Bạn Lào, chưa thực sự thực hiện theo cơ chế thanh toán quốc tế do đó doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong thanh toán sau bán hàng. Trong nhiều trường hợp Bạn thanh toán bằng hàng nông, lâm sản nên cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Hàng Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân Lào sử dụng trong nước, chưa tìm được hướng để tái xuất sang nước thứ ba. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không tăng hơn được. Mặc dù hai nước đều rất quan tâm tìm các biện pháp để thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa hai nước
Mặc dù quan hệ thương mại chính ngạch không tăng nhưng quan hệ thương mại của cư dân sở vùng biên giới có những bước chuyển biến tốt đẹp. Bộ thương mại hai nước đã thường xuyên tổ chức hội nghị về chợ biên giới giữa Việt Nam và Lào có sự tham gia của Sở thương mại các tỉnh của Việt Nam và Lào có chung đường biên giới, hai bên đánh giá cao hoạt động của các chợ biên giới Việt Nam - Lào đã góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống cho cư dân biên giới nhất là cư dân Lào. Ngoài hoạt động thương mại thuần túy, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang Lào, Việt Nam đứng thứ 16 trong tổng số các nước đầu tư vào Lào với tổng số vốn đầu tư 15,5 triệu USD trong 29 dự án, các dự án đầu tư thương mại và một số liên doanh Việt Nam - Lào đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả như : liên doanh sản xuất mì ăn liền của TOCONTAP, liên doanh sản xuất sắt thép của VILEXIM...
Triển vọng quan hệ thường mại hai nước:
Phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, trên cơ sở có sự quan tâm của Đảng và Chính phủ hai nước, bằng những ưu đãi, tạo điều kiện giữa hai nước trong các biện pháp thúc đẩy thương mại, hai nước đã từng bước tạo điều kiện cho quan hệ thương mại phát triển. Trước hết phải kể đến những ưu đãi về thuế cho hàng hóa. Việt Nam và Lào đã áp dụng mức thuế đặc biệt đối với một số nhóm hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Lào nhập khẩu vào Việt Nam, cũng như hàng của Việt Nam vào Lào, tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa so với nước thứ ba, khắc phục phần nào những bất lợi do địa hình mang lại. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào cũng áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Lào tại Việt Nam cũng như mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại Lào Những cửa hàng này một mặt bán các sản phẩm sản xuất tại hai nước, mặt khác quan trọng hơn là qua việc giới thiệu sản phẩm, giới thiệu nguyên liệu, tạo điều kiện để nhân dân hai nước trực tiếp được làm quen với sản phẩm của nước Bạn láng giềng. Dự kiến xa hơn của hai Chính phủ trong giai đoạn tới là qua các của hàng giới thiệu sản phẩm để rút kinh nghiệm, làm quen với thị trường tiến tới xây dựng Trung tâm Thương mại ở mỗi nước. Hai nước quan tâm điều chỉnh chính sách đã có nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho người, phương tiện và hàng hóa qua lại biên giới. Hiện nay hai nước đã thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt nhằm tăng cường hợp tác tạo giải pháp hữu hiệu đảm bảo thanh toán cho doanh nghiệp hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay tiền, bảo lãnh thanh toán trả chậm.
Đặc biệt hơn nữa phải kể đến việc xây dựng khu Thương mại Lao Bảo (phía Việt Nam) và trong tương lai là khu Thương mại Đenxavẳn (phía Lào), hai khu thương mại được xây dựng sát nhau nhằm dựa vào nhau để phát triển cũng như thu hút đầu tư của nước ngoài vào khu vực, đón trước hướng phát triển trên trục đường xuyên Á. Đây là ý tưởng của Lãnh đạo hai nhà nước đồng thời cũng rất phù hợp với xu thế phát triển của hai nước.
Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển trong lịch sử cũng như chiến lược phát triển trong giai đoạn trước mắt, dưới quan điểm hợp tác phát triển toàn diện, xuyên suốt, cũng như dựa vào xu thế phát triển chung của thế giới trong giai đoạn hội nhập, quan hệ thương mại Việt Nam Lào nhất định sẽ ngày một phát triển
* Bộ Thương mại.                     
 
Phạm Thị Hồng Thanh // Nghiên cứu Quốc tế. - 2002. - Số 3. - Tr. 30 – 35.
 
 
 

Số lượt người xem: 2139 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày