07/06/2011Đến Boston, chúng tôi còn được biết cạnh xa lộ 93 nối thành phố cảng Dorchester, nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống, có một bình chứa khí đốt khổng lồ có tên gọi The Ho Chi Minh Memorial Gas Tank (Bồn chứa khí đốt tưởng nhớ Hồ Chí Minh).
Nữ nghệ sĩ Mỹ Corita Kent vào năm 1971 được giao vẽ trang trí trên chiếc bồn vừa lắp đặt đó để nó khỏi bị trơ trọi. Với tư tưởng chống chiến tranh, nữ họa sĩ thật thâm thúy đã vẽ lên đây một bức hình cầu vồng lớn nhất nước Mỹ. Nhưng không chỉ đơn giản như thế, những người chiêm ngưỡng bức họa ấy đều khẳng định rằng khi nhìn kỹ những đường nét của một trong bảy sắc cầu vồng này, sẽ thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam theo hướng nhìn nghiêng. Kể cả chòm râu phấp phới bay trong gió.
Họa sĩ Kent nhất quyết không trả lời nhà chức trách lúc bấy giờ khi bị hỏi về nội dung chủ đạo của bức họa này. Rồi bà đã mãi mãi ra đi vào giữa thậm kỷ 80 của thế kỷ trước, ghi tên mình vào một tác phẩm ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh và phản đối chiến tranh thuộc loại “độc nhếu vô nhị”.
Ngoài các tên gợi như thành phố của sự giàu có, của cây xanh, Boston còn được mệnh danh là thành phố đại học hay thành phố của những bộ não và Boston là thành phố in đậm bóng Người.
Đến thăm Omni Parker House, chúng tôi như được hòa mình trong không gian của thành phố Boston cổ kính, thanh bình và ấm áp với những bức tường gỗ sốt sơn màu nâu sẫm và những tay nắm cửa màu ánh đồng. Ở đây, người ta cũng dễ dàng cảm nhận được hơi thở của thời gian đang lắng đọng bên những chiếc đèn chùm cổ bằng pha lê, những chiếc bàn ăn bằng đá mài. Qua những pho tượng, bức ảnh treo trên các bức tường khi dạo trên đường phố, người ta cũng dễ dàng nhận ra rằng, nơi đây đã từng là địa điểm hội tụ của nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ, trong số đó có nhà thơ Ralple Waldo Emernon Omni Parker House cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc hội đàm, cuộc gặp gỡ giữa các chính trị gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây còn là nơi gặp gỡ của những nhà văn Anh - Mỹ nổi tiếng thời cuối thế kỷ 19 như Charles Dickens, Longfellow...
Trong cuốn lịch sử của Omni Parker House cũng ghi dấu ấn về một niềm vinh dự của khách sạn, đó là quãng thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống tại Boston, từng là một người đầu bếp chuyên làm bánh từ những năm tháng đầu tiên trong cuộc hành trình của Người đi tìm đường cứu nước.
Ngay cả khi công việc kinh doanh èo uột, những người chủ của khách sạn vẫn luôn tự hào đây là nơi duy nhất trên đất Mỹ còn lưu giữ được những kỷ niệm về Bác Hồ. Họ hãnh diện về một người thanh niên châu Á với những hoài bão lớn, đã làm việc mấy năm liền trong gian bếp của tòa khách sạn này, để rồi sau đó trở thành vị Chủ tịch của một quốc gia được cả thế giới ngưỡng mộ.
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi, Người ra nước ngoài ngày 5-6-1911, làm nhiều nghề, tham gia nhiều cuộc vận động Cách mạng của nhân dân nhiều nước khác nhau trên các châu lục, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình... Trong suốt thời gian dài của những năm đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại tiệm bánh của khách sạn Omni Parker House. Cũng trong thời gian này, Người còn theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Tác giả Mary Billingsley đã viết một bài về khách sạn Omni Parker House, trong đó có những chi tiết: “Ngày ấy, người thợ bánh mang chí tiến thủ đạp tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở Boston, ngày ngày đi bộ mấy dặm đường để đến MIT gần bờ sông Charle Khách sạn Omni Parker House, nhiều hạng mục công trình đã được cải tạo và xây mới, duy chỉ có một gian bếp nhỏ nằm ờ dưới tầng hầm của tòa nhà thì dường như vẫn giữ nguyên. Bằng giọng trầm tĩnh và sự ngưỡng mộ, người quản lý khách sạn đã dẫn chúng tôi đến thăm và giới thiệu từng kỷ vật hiện có trong gian bếp ấy ông nói: Đó là những kỷ vật đã gắn liền với hoạt động của một người thanh niên yêu nước đến từ Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX, Người mà sau này đã trở thành vị Chủ tích nước đầu tiên của đất nước các bạn - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng là những chi tiết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quyển sách nhỏ viết về khách sạn này xuất bản năm 2001, nữ nhà văn, nhà báo của tờ Boston Globe, bà Susan Wilson viết: “Thật thú vị để lưu ý rằng, một nhà cách mạng trứ danh là lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam đã từng dành thời gian làm việc như là một người thợ nướng bánh tại tiệm bánh ngọt của Omni Parker House từ năm 1911 đến năm 1913. Vị đầu bếp đặc biệt ấy đã đem đến niềm vinh dự cho nơi này...”.
Đến thăm gian bếp dưới tầng hầm, nơi Bác từng làm việc ở một căn phòng nhỏ khoảng hơn 20m2, chúng tôi nhìn thấy trần nhà chi chít những ống dẫn và xả khí đốt. Không khí ngột ngạt với 4 bức tường màu vàng nhạt bao quanh dãy kệ bánh và miệng lò nướng. Giữa phòng là một chiếc bàn dài bằng đá trắng xám, trông giống đá hoa cương, trên có đặt một cái khuôn ép bánh to cùng những chậu bột bánh, cạnh những chiếc bánh được nhồi dang dở. Chiếc bàn đã bị vỡ mảnh bằng bàn tay ờ góc phải trong cùng, dấu vết hơn trăm năm đã không còn cạnh sắc nữa.
Theo lời ông David W.Ritchie - Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của khách sạn Omni Parker House - thì ngày xưa, Bác Hồ đã từng làm việc trên chiếc bàn đá này. Những người quản lý khách sạn nói chiếc bàn đó là một trong những tài sản vô giá của họ. Bởi chiếc bàn đó là đồ dùng để làm việc của một vị lãnh đạo xuất chúng và là một nhà văn hóa của thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã có một thời gian làm việc tại khách sạn của họ.
Để bày tỏ tình cảm và sự ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban quản lý khách sạn vẫn trân trọng lưu giữ, sử dụng chiếc bàn từ ngày ấy đến giờ. Những người quản lý khách sạn nói chiếc bàn đó là một trong những tài sản vô giá của họ. Nhìn hiện vật xưa, chúng tôi đều xúc động khi hình dung cảnh một người đầu bếp với thân hình mảnh khảnh đã vượt nửa vòng trái đất đến đây và chấp nhận một cuộc sống cực nhọc mà lòng luôn canh cánh nỗi niềm vận mệnh của dân tộc mình.
Đã bao nhiêu lần đưa những vị khách người Việt và cả người nước ngoài xuống thăm gian bếp ấy. Mỗi lần như thế, ông David đều mang cảm xúc bồi hồi. Ông nói: Chúng tôi mãi mãi trân trọng lưu giữ hiện trạng và hiện vật nơi này như duy trì một niềm tự hào của chúng tôi mà không một nơi nào khác trên nước Mỹ này có được. Còn chúng tôi, một cảm giác trào dâng, thời gian như đọng lại vầng sáng của ý chí vẫn mãi ngời tỏa trong tâm thức bao người. Xâm chiếm lấy chúng tôi là cảm giác xúc động đan xen với lòng tự hào dân tộc và thành kính nhớ về Người.
Nguồn Cựu chiến binh Việt Nam. -2011. –Số Xuân. –Tr.7 NGƯỜI ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, NHÀ VĂN HOÁ LỚN
"Chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại khi còn sống và rõ ràng cụ Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết vĩ đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này."
(Trích phát biểu của TS Ahmed - Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong kỳ họp Đại Hội đồng UNESCO tại Paris 11-1987, công nhận Hồ Chí Minh là "Người anh cùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn")
Lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn luôn ghi nhớ ngày trọng đại ấy, ngày mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi mới 21 tuổi bước chân xuống con tàu Amiral Latouche Trésville trên Bến Nhà Rồng để đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Hành trình ấy kéo dài đến 30 năm gian khổ, qua nhiều nước, với nhiều hoạt động sôi nổi của một nhà cách mạng dấn thân, tìm cho được con đường để đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi ách nô lệ, để ngày 8-2-1941 Bác Hồ đặt chân đến Pắc Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bắt đầu một cuộc trường chính mới của cả dân tộc. Cuộc trường chinh này kéo dài thêm gần 35 năm nữa. Trong lịch sử dân tộc ta có vị lãnh tụ nào có cuộc hành trình, cuộc đấu tranh dài lâu và thành công vang dội như Hồ Chí Minh, làm nên một thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc.
5-6-1911 là ngày lịch sử. Là nguồn cảm hứng để thi sĩ Chế Lan Viên viết nên bài thơ nổi tiếng Người đi tìm hình của nước: Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa...
30 năm ấy, hình bóng của đất nước luôn trong tâm trí người.
Nhớ lại lịch sử, bối cảnh khi Bác Hồ quyết định bước chân lên tàu Trésville, đất nước ta chìm trong tang thương khi mà triều đình nhà Nguyễn đang ở thời kỳ suy vong bạc nhược nhất. Những cuộc nổi dậy kháng chiến hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương của vua Hàm Nghi (1885) như của Phan Định Phùng, Hoàng Hoa Thám... cũng đang ở thời kỳ thoái trào. Phong trào Đông Du, Duy Tân của các nhà chí sĩ yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tuy có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao dân trí, thổi lên ngọn lửa yêu nước của dân tộc nhưng đó chỉ là những phong trào dễ bị dập tắt từ chính quyền thực dân đang rất quyết tâm khai thác thuộc địa. Trong bối cảnh lịch sử sau chiến tranh thế giới lần thứ 1, cục diện thế giới có những thay đổi căn bản và Người đã thấy điều đó và đi tìm con đường riêng của mình hòng dẫn dắt dân tộc ra khỏi ách nô lệ.
Cuộc tìm đường đó không đơn giản và đó cũng là cả quá anh nhận thức, nhận đường. Sau một thời gian ở Hoa Kỳ, Anh, cuối năm 1917 Người trở lại nước Pháp. Giai đoạn ở Pháp (1917-1921) là giai đoạn quan trọng, là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. 19-6-1919, thay mặt Hội Những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang đến hội nghị hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam yêu cầu các nước đồng minh áp dụng các lý tưởng Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á Cuối cùng "lý tưởng Willson" cũng chỉ là ảo mộng với các nước thuộc địa. Chỉ đến khi Người đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin (7-1920) đã làm thay đổi nhận thức và lựa chọn được con đường cứu nước cho dân tộc. Người khẳng định: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Người gia nhập quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Sự kiện đó đánh dấu bước đường nhận thức và hành động của Người - từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản. Từ khi đến với Lenin, đến với Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh như đã tìm được vũ khí tư tưởng để giải phóng dân tộc, để đến ngày 3-2-1930, một chính đảng của giai cấp vô sản ra đời, lãnh đạo toàn dân trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ hoạt động rất khó khăn của Đảng và của lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng với vũ khí tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lenin, tinh thần yêu nước nồng nàn, Cách mạng Tháng Tám đã thành công. Người lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản, nhưng ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cần phải vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy Đảng ta đã lãnh đạo được toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng nên nước Việt Nam độc lập tự do như ngày hôm nay.
Quá trình cách mạng ấy đã làm nên một thời đại mang tên Hồ Chí Minh, làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bực, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" ước vọng ấy của Bác Hồ là nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nguồn Đất Việt. – 2011. –Số Xuân Tân Mão. – Tr. 5 Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau. Người đã hoàn thành được nhiệm vụ này và trong việc làm và lời nói của Người, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà văn, nhà nghệ sĩ dân ca, những người đem lại nguồn cảm xúc cho nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam.
Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người đã được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. - Tiến sĩ M.Amét - Giám đốc UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
... Có lẽ vì thế mà ở Hồ Chí Minh, lý luận không bao giờ trừu tượng, nó luôn luôn là một cách nhìn sâu sắc và cụ thể những con người và những vấn đề. Là một nhà chính trị có tầm cỡ, Người có khả năng phân biệt được cái gì đó có tính chất sống còn bắt buộc phải chiến đấu và cái gì có thể đàm phán, dù là đau đớn; điều đó đã tạo thành năng lực đứng vững trên đường lối chiến lược, đồng thời chuyển động giữa những sự cản trở cực kỳ to lớn.
... Đó là những lý do khiến tôi muốn đóng góp vào sự tôn kính, sự tưởng niệm nhà cách mạng vĩ đại đó và chắc chắn Người là một trong những người hiếm có của thời đại chúng ta, mà người ta có thể nói rằng: không có Người lịch sử đã có thể đi theo một con đường khác. Lịch sử đã đặt Người vào đúng chỗ của mình, trong quá trình đó, Người là nhân vật sáng tạo quyết định. - Pi-nô Ta-go-li-a-duc-chi, Nhà sử học Italia
Nếu nghiên cứu kỹ việc thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và cuốn Đường Cách mệnh, thì đã thấy nổi bật một tư tưởng cho rằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam phải được kết hợp chặt chẽ với giải phóng xã hội và giai cấp. - Hốt-kin T., Nhà sử học Anh
Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thế giới vào lúc loài người đang ở bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Đồng chí là một nhà kiến trúc và tạo hình làm nên quá trình cách mạng thế giới. Người am hiểu một cách vô cùng sáng suốt phương hướng và mục tiêu của quá trình đó. Người biết rõ động lực và sức mạnh của nó.
... Một mặt, Người thể hiện những nguyện vọng và mục tiêu dân tộc cao đẹp nhất của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Người là một người theo chủ nghĩa quốc tế chân chính và vĩ đại của giai cấp công nhân. - Gớt-Hôn, Tổng bí thư Đảng cộng sản Mỹ
Toàn bộ nhân cách của Hồ Chí Minh có thể khắc họa bằng một từ “nhà cách mạng”. Bản thân ông đã gắn bó một cách có ý nghĩa nhiệm vụ cách mạng không chỉ với tự do chính trị và giải phóng xã hội, mà còn cả với những quy phạm về đạo đức và phẩm hạnh, cũng như với văn học nghệ thuật và giáo dục. - Tiến sĩ triết học A-li-len-đu Sa-cơ-ra-boc-ty, Ấn Độ
Đã hơn 50 năm qua, nhận định của đồng chí Hồ Chí Minh - sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm (Đường Cách mệnh do Người biên soạn) vẫn còn đúng, nêu rõ ràng thời đại ngày nay, trên thế giới có nhiều học thuyết và chủ nghĩa, “nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. - P.N.Phe-do-xe-ep, Liên Xô - 1982
Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa sáng tạo vĩ đại và một người hành động. Chủ nghĩa xã hội của Người không bè phái, cũng không giáo điều, mà nhân đạo và nhân loại. Nhiệm vụ đầu tiên là giành tự do độc lập cho đất nước và thiết lập một xã hội chủ nghĩa với tính cách một bộ phận đấu tranh của châu Á để tự giải phóng mình khỏi sự áp bức và bóc lột của đế quốc nước ngoài.
Tư tưởng chính trị của Người chịu ảnh hưởng của những nhà tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa lớn ở châu Âu, được áp dụng vào hoàn cảnh châu Á, và điều đó đem lại một ý nghĩa thế giới. - Gô-Lan W.E, Ủy viên BCH Đảng Cộng sản Ô-xtrây-li-a
Nguồn http://vietbao.vn Có điều lạ là một người như Hồ Chí Minh, hiện thân của cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân Pháp xâm lược, lại rất gần văn hóa phương Tây.
Một bộ trường Pháp thuộc phái De Gaullelà Edmond Michelet cho là ''Ông Hồ Chí Minh rất Pháp''. Nhà báo Pháp Jean Lacouture nhận xét: Hồ Chí Minh ''có những dấu hiệu rõ ràng về những mối liên hệ tri thức và chính trị'' với nhân dân Mỹ.
Trái với nhiều lãnh tụ cách mạng châu Á khác, Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc đời chính trị, tự đào tạo và trưởng thành ở châu Âu, nhất là qua những năm ở Pháp.
Vậy mà Bác Hồ vẫn hết sức Việt Nam và Á Đông, điều khiến cho những người phương Tây tiếp xúc với Bác hết sức ngạc nhiên. Theo Jean Roux, biên tập viên báo Franc Tireur (Pháp), Hồ Chí Minh ''kết hợp chất anh hùng và đạo lý (…), ông luôn luôn và một thứ Gandhi mác-xít... đại diện cho triết lý Á Đông''.
Muốn đánh giá ảnh hưởng văn hóa Pháp và phương Tây nói chung đối với nhân cách Hồ Chí Minh, nên xuất phát từ bài toán cuộc đời của Bác, một bài toán khá đơn giản vì đời tư và đời công của Bác là một.
Khi Bác sinh ra thì nước đã mất từ mấy chục năm trước. Làm thế nào giải phóng dân tộc và cải thiện dân sinh? Đó là vấn đề luôn luôn ngự trị tâm trí Bác cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn Tất Thành ra đi năm 21 tuổi, đã được đào tạo khá vững vàng để tiếp thu cái mới mà không mất gốc, để luôn luôn sẽ vẫn là ''con người hiện đại tiêu biểu nhất cho nước Việt Nam''.
Trong khi bôn ba hải ngoại, anh sẽ không quên những kỷ niệm thời thơ ấu và thiếu niên: người và cảnh ở làng Kim Liên, cuộc sống đạm bạc của một gia đình nhà Nho và nông dân yêu nước, phong trào đấu tranh của toàn dân chống xâm lược Pháp. Anh sẽ luôn luôn giữ gìn ''những giá trị vĩnh cửu của Việt Nam: kính già mến trẻ, trọng nghĩa khinh tài'', Tâm hồn người Việt Nam sẽ tồn tại trong anh: ý thức cộng đồng, tình cảm gia tộc quê hương cần cù, hài hước của người nông dân, gần gũi thiên nhiên, năng khiếu thi ca. Anh đã thấm nhuần văn học Hán - Nôm và ít nhiều đã biết văn học Pháp khi học ở trường Quốc học Huế. Khổng học đã đưa lại cho anh một số yếu tố sau này phù hợp với sự lựa chọn mác-xít của anh: chủ nghĩa duy lý, niềm tin vào giáo dục cải tạo con người, sự đề cao đạo đức xã hội và thực tiễn (praxis). Trong tư duy và tình cảm của các nhà Nho Việt Nam, Khổng học thường được bổ sung bằng Lão học, do đó có quan niệm xuất chính và xuất thế. Ở Bác, Lão học được thể hiện qua một số nét: coi thường hình thức phiền toái, trọng nữ (Khổng học chỉ đề cao nam), ưa hài hước. Ước mơ của Bác là gì? ''Làm một cái nhà nho nhỏ, nơi ở có non xanh nước biếc, để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì với danh lợi…”
Viết kịch bản cho một phim tài liệu, Bành Bảo đã nhấn mạnh vào nghịch lý cuộc đời Bác, mâu thuẫn giữa hoài bão phục vụ dân tộc, nhân loại và nguyện vọng cá nhân muốn sống thanh thản. Bác đã giải quyết mâu thuẫn ấy trong thái độ tâm hồn "tố sự thung dung nhật nguyệt trường''.
Trong tam giáo, dĩ nhiên Bác trọng cả Phật giáo: Bác nói là ''Đức Phật tổ đại từ bi, tốt biết bao!''.
Nhà xã hội học Pháp Paul Mus đã đưa ra những lập luận bác học để nắm bắt qua Hồ Chí Minh ''tâm linh'' (psyché) của Việt Nam và châu Á. Những nghiên cứu nghiêm túc ở phương Tây nhận định là không hiểu được quá trình diễn biến - văn hóa - tư tưởng của Hồ Chí Minh nếu không tìm hiểu tính chất độc đáo của tư duy phương Đông, một tư duy được đánh dấu bởi hoài bão tìm kiếm tính thống nhất của vũ trụ, sự hài hòa giữa những mâu thuẫn, trực giác và tính tổng hợp.
Nguyễn Tất Thành ''Tây du'' với tinh thần rộng mở. Hồ Chí Minh luôn luôn sẽ giữ tinh thần ấy Bác đã trả lời một nhà báo: ''Khổng Tử, Jesus, Marx, Tôn Dật Tiên... các vị ấy đều muốn làm lợi cho xã hội. Nếu họ còn sống và ở gần nhau, tôi tin rằng các vị ấy sẽ chung sống với nhau thoải mái như những người bạn tốt''.
Không những đầu óc Nguyễn Ái Quốc rộng mở, mà cả tấm bòng anh cũng rộng mở, khiến cho anh có bè bạn khắp nơi.
Tướng Pháp Valluy, đối phương của Bác Hồ ở miền Bắc hồi đầu Cách mạng, viết: ''Bác Hồ... có sức quyến rũ ngay từ mới thoạt nhìn''. Theo Laeouture, Hồ Chí Minh được Paris thích, ''không những là cái Paris của ông, của Contrescarpe hay khu ngoại ô Batignoiies mà (...) cả cái thế giới mà suốt đời ông chống lại, cái Paris của giai cấp thống trị Pháp''.
Nguyễn Ái Quốc thâm nhập phương Tây dễ dàng, tự nhiên. Qua các chuyến đi khắp các lục địa, qua tiếp xúc quảng giao, hoạt động xã hội và cách mạng, anh nhanh chóng tăng vốn hiểu biết trí thức và kinh nghiệm cuộc đời.
Tư tưởng phương Tây lấy lý tính và khoa học làm tiêu chuẩn chân lý. Nguyễn Ái Quốc học ở đó phương pháp phân tích, nhất là phân tích duy vật biện chứng mác-xít. Nhà ngoại giao Pháp Sainteny, người được coi và một trong những nhân vật phương Tây biết rõ Bác nhất, nhận định và, bổ sung vào những tri thức truyền thống, ''vốn hiểu biết chung (mà Nguyễn Ái Quốc) tiếp thu được qua các chuyến đi, nhất là ở Paris, cũng đủ để phát triển khả năng phân tích, sự mềm dẻo và đầu óc tò mò tìm hiểu mà trong cuộc đời ông sẽ sử dụng rất tốt'' về đầu óc phân tích của Bác Hồ, Théo Roncho, phóng viên báo L'Humanité có đưa ra một dẫn chứng: năm 1968, ông được Hồ Chủ tịch mời đến trình bày về cuộc khủng hoảng tiền tệ Pháp. Ông viết: ''Tôi thu lượm được một ít tài liệu... Những câu hỏi của Hồ Chủ tịch đan một hệ thống chằng chịt quanh vấn đề rộng đớn và hóc búa ấy. Sự điều tra kiên trì này không để sót một khía cạnh nào. Chủ tịch muốn biết những nguyên nhân thực của cuộc khủng hoảng, quá trình, những tác động trước mắt và sau này của tình hình ấy, tại Pháp và ở nước ngoài. Liệu có phá giá đồng tiền hay không?...''. phong cách điều tra này thật khác xa lối ''chi hồ giả dã'' của các cụ Nho ta.
Sau một thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tóm tắt cảm tưởng của mình: ''Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo''... ''Chủ nhiệm báo Dân Chúng, ông Charles Longuet, cháu ngoại của Các Mác và Nghị viện Quốc hội Pháp, đã tiếp ông Nguyễn. Ông Nguyễn lấy làm 1ạ vì chưa bao giờ ông ta được ai tiếp đón thân mật đến như thế. Ông Longuet gọi ông Nguyễn là đồng chí thân ái. Ông nói cho ông Nguyễn rõ tất cả cảm tình của ông đối với nhân dân Việt Nam. Ông khuyến khích ông Nguyễn viết bài và ông sẽ đăng trên báo Dân Chúng để nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Có thể nói rằng, cuộc gặp gỡ ấy đã mở đường cho sự hiểu biết chính trị của ông Nguyễn. Nó cũng làm cho ông Nguyễn hiểu rõ nhân dân Pháp''.
Nguyễn Ái Quốc đã học được nhiều ở những đảng viên xã hội và cộng sản Pháp. Anh kết bạn với Jacques Duclos, Marcel Cachin, anh dự những buổi nói chuyện của nhà văn và nhà hoạt động chính trị Séverine. ở Câu lạc bộ Ngoại ô, anh thường phát biểu. Anh tham gia thảo luận đủ các vấn đề, từ thiên văn học, chính trị, văn học đến cách trồng rau cải xoong và nuôi ốc sên.
Năng khiếu phân tích của Nguyễn Ái Quốc càng được mài giũa từ khi anh bước vào lĩnh vực báo chí. Tổng biên tập báo Sinh Hoạt Công Nhân dẫn dắt anh đi những bước đầu Ông bắt anh viết thật ngắn, độ năm sáu dòng, rồi viết dài ra, rồi lại rút ngắn lại.
Cách thể hiện ý tứ một cách cô đọng, chú trọng đến cốt lõi vấn đề, rất hợp với triết lý Á Đông. Dĩ nhiên Bác Hồ thích làm thơ Đường, một thể thơ rất cô đọng. Tính trong sáng của văn hóa la-tinh và sự phân tích lý tính kiểu triết gia Pháp Descartes không hề bóp nghẹt trong Bác tư duy phương Đông hướng về tổng hợp và trực giác là một tiền đề của sự nhạy bén chính trị. Trong những hoàn cảnh hiểm nguy, Bác Hồ đã từng tóm gọn đường lối ứng xử trong một vài từ, theo truyền thống Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1946, trước khi đi Pháp theo dõi Hội nghị Fontainebleau, trong khi vận mệnh quốc gia treo trên sợi tóc, Bác chỉ dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Quyền Chủ tịch nước, sáu chữ ''Dĩ bất biến ứng vạn biến''.
Do phương thức sản xuất châu Á, ở Việt Nam không hình thành được một giai cấp tư sản đủ mạnh để đập tan cơ cấu phong kiến và làm nảy mầm hạt giống Tự do, Dân chủ và Tiến bộ. Dưới góc độ triết học và lịch sử, khái niệm ''Tiến bộ'' không có trong văn hóa phương Đông quá ư tồn cổ, hoài cổ. Khái niệm ấy cũng không có trong văn hóa phương Tây trước thời kỳ hiện đại vì văn minh cổ Hy Lạp luyến tiếc thời Hoàng kim và đức tin Ki Tô giáo thì bị ám ảnh bởi vườn Den, Thiên đàng đã mất. Khái niệm ''Tiến bộ'' gắn với triết học ánh sáng Pháp, triết học này kế thừa chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã và thời kỳ Phục hưng, nó dẫn đến trong lợi của lý tính và khoa học, đến chủ nghĩa tiến hóa của Darwin.
Xuất phát từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Nguyễn Ái Quốc đã tôi luyện những lý tưởng cách mạng - Tiến bộ, Tự đo, Dân chủ ở phương Tây. Ở Việt Nam những tư tưởng này đã được truyền bá trong giới trí thức Nho học tiến bộ vào đầu thế kỷ XX qua những bản dịch Trung Quốc: trước tác của Montesquieu, Voltaire, Rousseau.
Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận những khái niệm ấy qua lăng kính giải phóng dân tộc. Anh đã bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc tế và Đảng Cộng sản Pháp chỉ vì hai tổ chức này bênh vực chính nghĩa của những dân tộc thuộc địa.
Edmond Michelet, Bộ trưởng các quân chủng Pháp, người được ủy nhiệm tiếp Hồ Chủ tịch ở Paris năm 1946, nhận định như sau về sắc thái chính kiến của Bác: ''Đó là một người cộng sản theo lý tưởng... Tôi thấy ông dường như luôn luôn chịu ảnh hưởng của tác giả lớn của ông là Marx, chắc chắn là cả Lê-nin nữa... Nhưng trong ông có Jaurès... Ông là người đã chọn chủ nghĩa cộng sản, đúng thế, nhưng có một chủ nghĩa nhân văn sâu sắc... Tôi cho và trong thế giới cộng sản, chắc chắn ông là một trong những người chấp nhận Cách mạng cộng sản chủ nghĩa, phải!... nhưng trong tự do''.
Sự đánh giá này của một chính khách đối phương không phải là không sáng suốt. Quả thật là Bác Hồ tìm một chủ nghĩa cộng sản có tình người, kế thừa những truyền thống cách mạng xã hội chủ nghĩa 1917, nhưng tiếp thu cả tinh hoa của những cuộc cách mạng tư sản, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc - một chủ nghĩa cộng sản tôn trọng cá nhân, biết khóc, biết cười, biết ngâm vịnh.
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Hồ Chủ tịch trích dẫn những văn bản của hai cuộc cách mạng tư sản Pháp và Mỹ. Bác tâm sự với Lacouture: ''Một dân tộc như dân tộc (Pháp) của ông, một dân tộc đã đem lại cho thế giới nền văn học của tự do, sẽ luôn luôn thấy ở chúng tôi những người bạn, dù dân tộc ấy có làm gì chăng nữa. Chao ôi! Nếu ông biết được là hằng năm, tôi say sưa đọc Hugo và Michelet đến thế nào! Những tiếng nói ấy không ai có thể làm được, đó là tiếng nói của dân chúng các ông giống dân chúng tôi, y hệt như anh em''. Theo Thượng nghị sĩ Anh William Warbey, ''sự ngưỡng mộ của Hồ Chí Minh đối với những thành tích lịch sử và những hoài bão của nhân dân Mỹ bắt nguồn từ những chuyến thăm Neo York, Boston và những thành phố khác ở bờ biển phía Đông... Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, ông đã có cơ hội biết và yêu nhân dân Mỹ, và qua sách báo, ông đã ngưỡng mộ chính khách của họ là Abraham Lincoin. Cuộc chiến đấu của Lincoin chống chế độ nô lệ và sự bóc lột lao động đối với ông Hồ như là một tiếng vọng của chính sứ mạng của mình là giải phóng nhân dân Việt Nam''.
Trong khi đề cao nhân dân, Hồ Chí Minh - tuy xuất thân từ một nền văn hóa nặng về cộng đồng, tập thể - không hy sinh cá nhân con người. Phần nào đó cũng do ảnh hưởng văn hóa Pháp nặng về cá nhân, và theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn cộng sản của Marx và Engels về quan hệ giữa tự do cá nhân và tự do tập thể. Lập trường giai cấp của Bác vững chắc mà lại rất nhân đạo. Chính Bác đã dũng cảm tuyên bố ''sửa sai cải cách ruộng đất''.
Trong Di chúc, Bác gửi lại muôn vàn thương mến cho trẻ em, người già, phụ nữ, chiến sĩ, thương binh, thanh niên xung phong... Là một cùng dân'' (pa ria), Bác và Tổng biên tập báo Paria cảm thông với số phận các cùng dân trên thế giới. Tình cảm của Bác thể hiện ngay từ sự lựa chọn những sách đọc đầu tiên ở phương Tây: Shakespeare, Dickens, Hugo, Zola, Anatoie France, Toistoi, Nguyễn Ái Quốc còn đọc Proudhon và Michelet cho những thanh niên Việt Nam tha hương, trong một căn hầm ở phố Marché den Patriarches. Anh quen nữ sĩ Colette và thán phục Jaurès. Mẫu số chung của các tác giả mà anh thích đọc và tình thương người cơ cực, bị áp bức... Thơ của Bác Hồ nói lên nỗi đau xót vì thiên hạ, hoài bão tự do của dân tộc, cái đẹp của thiên nhiên.
Thơ của Hồ Chí Minh ''hội tụ xúc cảm Á Đông và chủ nghĩa lãng mạn Pháp'' (Lacouture). Ở đó, tình thương tồn tại cùng mỉa mai, như trong sáng tác của Dickens và Anatole France. Làm thế nào giải thích được sự tương hợp giữa Hồ Chí Minh và Anatoie France, giữa một nhà cách mạng có niềm tin bất di bất dịch, hướng về hành động, lạc quan, và một trí thức tài tử chủ nghĩa, hoài nghi và bi quan? Phải chăng Hồ Chí Minh tìm thấy trong văn hào Pháp một văn phong giản dị và trong sáng, và những rung cảm của một trái tim đã khiến A. France trở thành một người cộng sản ''tình cảm'', vào Đảng vào cuối đời.
Hài hước Hồ Chí Minh cũng pha lẫn Đông và Tây, kết hợp nhiều thành tố: láu lỉnh và hồn nhiên nông dân và giọng châm biếm của nhà Nho Việt Nam, cái dí dỏm của dân Paris. Rất ghét tôn sùng cá nhân, Hồ Chí Minh biết tự nhạo mình và nhạo người khác, không ngần ngại đùa, nói vui với mọi người, tránh thói trịnh trọng câu nệ. Trong kháng chiến chống Pháp, có lần Bác đi bộ khá lâu trong rừng đến thăm một đơn vị bộ đội. Các chiến sĩ ta mừng rỡ đón Bác, hô vang: ''Hồ Chủ tịch muôn năm!''. Bác cười đáp lại: ''Hồ Chủ tịch muôn nằm!''. Năm 1946, sau khi đặt vòng hoa ở mộ người lính vô danh (Paris), Bác về qua đại lộ Champs - élysées. Một quan chức Pháp nói với Bác: ''Thưa Chủ tịch, có rất nhiều người đã đứng xem Ngài qua!''. Hồ Chí Minh bật cười đáp: ''Chắc chắn là thế, ông ạ! Người ta muốn xem hề Chariot Việt Nam! ''. Phải chăng Bác đã nhớ đến ca sĩ Maurice Chevaiier và có thể cả vũ nữ Mistinguett? Trước khi Bác qua đời ít lâu, Bác đã nhờ nhà báo Pháp Madeieine Riffaud gửi cho ít đĩa hát của Maurice Cheval1er.
Phương Đông và phương Tây, quốc gia và quốc tế, hành động và thi ca, truyền thống và cách mạng, lý tưởng và tình cảm, Hồ Chí Minh đã giải quyết những mâu thuẫn ấy một cách biện chứng tuyệt vời. Đúng như triết gia Pháp Pascal đã viết, người ta không vĩ đại khi chỉ đứng ở một cực, mà phải nối liền hai cực và đắp đầy khoảng giữa.
Nguồn Hồn Việt. – 2011. – Số 46. – Tr. 4 - 8
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><i style="mso-bidi-font-style: normal"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng giới thiệu bài tham luận của ông tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”, do Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội, ngày 12 và 13 -5-2010.</span></i><i style="mso-bidi-font-style: normal"><span lang="EN-US" style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: EN-US"><o:p></o:p></span></i></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><i style="mso-bidi-font-style: normal"><span lang="EN-US" style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: EN-US"><o:p> </o:p></span></i></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span lang="EN-US" style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: EN-US">N</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">ăm 2009, trong diễn văn tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ra diễn đạt một định nghĩa sâu xa và rất chính xác về nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam: </span><span lang="EN-US" style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: EN-US">C</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">hủ tịch Hồ Chí Minh là con người của những quyết định lịch sử. Những quyết định của Người ra tạo nên những thay đổi có tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Quả thật, cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở thiếu niên đến cuối đời đã minh chứng rõ định nghĩa này. Trong một bài trả lời phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhớ lại: "Trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe những từ tiếng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác Ái... Thế là tôi đã muốn làm quen nền văn minh Pháp, tìm hiểu những gì ẩn chứa sau những từ này".<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Thế là năm 1911 nhà ái quốc trẻ thực hiện quyết định lịch sử thứ nhất là rời Tổ quốc để đi tìm con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Tháng 7-1920 ở Pari, Người, hồi đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã đọc được chương trình hành động đối với vấn đề thuộc địa của Quốc tế Cộng sản đăng trên báo <i style="mso-bidi-font-style: normal">Nhân đạo</i> của Pháp, Người kêu lên: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy, đau khổ ! Đây chính là cái cần thiết cho chúng ta. Đây chính là con đường giải phóng chúng ta!". Sau đó Người thực hiện một bước tiến mới: Bỏ phiếu đồng ý đi theo Quốc tế Cộng sản và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Tiếp theo, rất dĩ nhiên Người thực hiện một trong những quyết định lịch sử và tất yếu - năm 1923 với vai trò đại diện cho nhân dân các nước Đông Dương bị Pháp đô hộ, Người sang nước Nga Xô viết. Trong một bài báo, Người giải thích nguyên nhân của quyết định này: Mặc dù đang gặp phải những khó khăn trong nước và ngoài nước, nước Nga cách mạng không hề có một chút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng cuộc cách mạng anh dũng và thăng lợi".<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Chính từ thời điểm Người sang Mátxcơva, hoạt động nhiều lĩnh vực của vị lãnh tụ tương lai của nhân dân Việt Nam, của những người đồng nghiệp thân tín của Người, lịch sử phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, lịch sử cuộc chiến đấu trường kỳ của những người yêu nước Việt Nam giành quyền độc lập và thống nhất đất nước trở thành những sợi chỉ bền chắc, gắn bó với Liên Xô, với Mátxcơva, với nhân dân Nga.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Chuyến đi đầu tiên đến Liên Xô của Hồ Chí Minh gắn liền với hàng loạt sự kiện thật sự huyền bí bởi tính chất đặc biệt của nó. Các bạn thử hình dung: một đại diện trẻ còn ít kinh nghiệm, đến từ một đất nước xa xôi, chưa nhiều người biết đến.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Ngày giờ chính xác khi đi qua biên giới Liên Xô của Người được ghi lại. Các nhà lưu trữ cẩn thận giữ gìn giấy chứng nhận cho phép nhập cảnh dưới cái tên nhiếp ảnh gia Chen Vang, người đi du lịch. Giấy chứng nhận do đại diện của Nga ở Đức cấp thay cho hộ chiếu. Nhiếp ảnh gia Chen Vang đi trên tàu thủy “Hamburg” của Đức vào Pêtrôgrát (tức Xanh Pêtecbua ngày nay) ngày 30-6-1923. Tấm ảnh của Hồ Chí Minh thời trẻ dán trên tấm giấy chứng nhận và dấu của đồn biên phòng cảng Pêtrôgát ghi rõ ngày nhập cảnh của vị hành khách nước ngoài, là minh chứng cho điều đó.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Quỹ lưu trữ quốc gia Nga cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ nhũng thước phim làm kinh ngạc. Một ngày tháng 7-1924 trên đồi mang tên “chim sẻ”, nhân dân Mátxcơva chơi vui và theo truyền thống Nga đang tung từ trong tay lên trên một người có vẻ mặt châu Á. Máy quay phim bắt đầu xích lại gần người đó và hóa ra đó là Nguyễn Ái Quốc, đại diện các dân tộc Đông Dương.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Ngày 29-7 trên tờ báo Công nhân Mátxcơva, bức họa tuyệt vời về công việc của nhà cách mạng Việt Nam được giới thiệu. Tác giả bức họa, có chữ ký ở phía dưới, là A.M.Rốtchenkô, sau đó trở nên nổi tiếng trong làng nghệ thuật sáng tạo như nhà tạo mẫu, nghệ thuật nhiếp ảnh và điện ảnh.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Nhưng một điều khó giải thích nhất là sự xuất hiện trên tạp chí <i style="mso-bidi-font-style: normal">Ngọn lửa nhỏ</i> số ra tháng 12-1923 bài ký sự: Thăm một số chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc do nhà thơ tương lai nổi tiếng Manđenxtam viết. Hồi đó, tác giả làm phóng viên của tạp chí, và là một trong những nhà báo đầu tiên gặp gỡ với một “Annammit" không tên tuổi, và tiến hành một cuộc phỏng vấn uyên bác, nội dung của bài ký rất tình cảm.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">"Nguyễn Ái Quốc đã nói đến hai chữ “văn minh” bằng một cách đầy khinh bỉ. Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Nhà thơ Nga tương lai kết thúc bài kể về vị chủ tịch tương lai của Việt Nam bằng những lời trứ danh sau: "Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc cũng tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai". Riêng tôi đã nhớ lại câu dự đoán này của nhà thơ Nga tại Hội thảo quốc tế do tổ chức UNESCO triệu tập ở Hà Nội năm 1990<span style="mso-spacerun: yes"> </span>nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội thảo đó mang tên rất ý nghĩa và rất chính xác: "<i style="mso-bidi-font-style: normal">Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn</i>”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">… Từ những ngày đầu sống ở nước Nga, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ tầm quan trọng to lớn của việc đào tạo cán bộ chính trị cho cách mạng Việt Nam và trong thời gian dài nhiệm vụ này trở thành chủ yếu trong hoạt động của Người. Chính Người đã dọn đường cho hàng trăm nhà cách mạng Việt Nam mà họ đã được học tập và nắm vững khoa học cách mạng trong nhiều học viện chính trị ở Mátxcơva và sau đó - tại Trường huấn luyện chính trị mà năm 1925 Người đã sáng lập tại Quảng Châu. Nhờ hoạt động kiên trì và tỉ mỉ, Người đã đào tạo được một đội quân chiến đấu xuất sắc vì độc lập của Việt Nam, trong đó có Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Trường - Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác. Chính những người này đã trở thành hạt nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập năm 1930.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Ngay trong những văn kiện đầu tiên, Đảng đã xác định rõ ràng những mục đích chiến lược là lật đổ thực dân đô hộ và giải phóng dân tộc. Đó chính là động lực tự nhiên của việc Đảng dần dần trở thành lực lượng chính trị dân tộc có tổ chức duy nhất ở Việt Nam, chiếm được cảm tình và sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp dân chúng yêu nước.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Cuối thập kỷ 50 thế kỷ trước, tôi theo học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau đó trong những năm 60 tôi làm phóng viên của Hãng thông tấn TASS ở Việt Nam. Tính chung tôi ra sống ở Việt Nam năm năm và rất sung sướng vì có nhiều dịp được thấy và được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ nói chuyện.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Lần đầu tiên tôi được vinh dự gặp Bác Hồ vào mùa Xuân năm 1959, khi chúng tôi cùng với đông đảo sinh viên Hà Nội tham dự ngày lao động chủ nhật trồng cây trên các bãi trông xung quanh hồ Bảy Mẫu. Rất bất ngờ Bác Hồ cũng đến đó, chào hỏi chúng tôi rất thân mật và cùng trồng cây. Từ đó lần nào sang thăm Hà Nội và có dịp ghé qua hồ Bảy Mẫu, mà ngày nay mang tên Công viên Lênin tôi cũng nhớ lại ngày xuân đó và ngắm nghía những cây xanh cao đẹp mà sinh viên Hà Nội cùng với Bác Hồ đã trồng cách đây hơn 50 năm.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Ký ức cảm động nhất của tôi gắn liền với Bác Hồ là năm 1961 tại Đại hội XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tôi ra có vinh dự lớn và đồng thời là trách nhiệm cực kỳ nặng nề (bởi vì hồi đó tôi còn là sinh viên) dịch trực tiếp diễn văn của Người trước các đại biểu Đại hội. Đến nay tôi vẫn nhớ rõ do quá hồi hộp nên khi dịch những câu đầu của bài diễn văn thì giọng nói của tôi run lên. Vì tôi xúc động quá nên đã xảy ra một chuyện buồn cười. Bác Hồ đã sống và làm việc ở nước chúng tôi tính chung khoảng 6 năm, cho nên Bác biết và suốt cả đời nhớ tiếng Nga. Lần này muốn nhấn mạnh thêm tình anh em với các đại biểu Đại hội, Bác đã trực tiếp nói mấy câu cuối cùng bằng tiếng Nga. Điều đó rất bất ngờ cho tôi đến nỗi là tôi bắt đầu, một cách hoàn toàn tự động, dịch mấy câu này ra tiếng Việt cho toàn thể các đại biểu Đại hội nghe.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Trong Đại hội đó phía Liên Xô lần đầu tiên đã tổ chức phiên dịch trực tiếp cho đoàn Việt Nam chúng tôi có 6 người dịch, tất nhiên là với trình độ biết tiếng Việt khác nhau. Sau ngày đầu khi người ta hỏi ý kiến của đoàn Việt Nam thì Bác Hồ vừa khen vừa đánh giá từng người một. Vì tôi có giọng trầm nên khi đánh giá về tôi, Bác Hồ nói một câu đùa vui mà tôi không bao giờ quên: “Thế còn chàng thanh niên mà nói như phát thanh viên và có giọng nói Hà Nội thì cũng dịch được".<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người của những quyết định lịch sử, mà còn là người đầy lạc quan phi thường. Tôi nhớ rõ ngày 17-7-1966 khi Chủ tịch phát biểu trên đài phát thanh với lời kêu gọi gửi đồng bào cả nước. Sáng ngày đó lần đầu tiên khoảng 50 máy bay tiêm kích Mỹ (ra oanh tạc thủ đô và ngoại vi Hà Nội. Trong không khí vẫn còn phảng phất mùi khét của khói bom, những giờ phút nặng nề như thế người dân Thủ đô mong muốn hơn bao giờ hết được nghe tiếng nói hào hùng của Bác Hồ.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Và mấy phút sau khi hết giờ báo động, từ trong loa to mà tôi đã dựng trên ban công trụ sở TASS ở phố Cao Bá Quát, đã bắt đầu vang lên giọng nói Nghệ An đều đều bình thản của Chủ tịch: chiến tranh có thể còn kéo dài năm năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Câu nói "Không có gì quý hơn độc lập tự do" lần đầu tiên được chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong ngày hôm ấy, về sau đã trở thành một danh ngôn và là phương châm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Chính trong những ngày gian nan đó, trong đầu óc tôi đã hoàn toàn chín muồi ý định, tuy quá mạnh dạn nhưng dứt khoát là tôi nhất định phải viết cuốn sách về Hồ Chí Minh, và không phải là tiểu sử chính trị mà một tác thẩm có tính chất văn chương có thể hấp dẫn được quần chúng độc giả rộng rãi.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Sau khi về nước, trong suốt mấy năm tôi sưu tầm và nghiên cứu hàng trăm tài liệu bằng nhiều thứ tiếng liên quan tới đời sống và hoạt động cách mạng của Người. Hôm nay, tôi nhớ lại thời gian đó như là một giai đoạn sống hạnh phúc nhất của đời tôi. Bởi vì, tôi đã có cảm giác hình như mỗi ngày tôi tiếp xúc thường xuyên với một người thật sự phi thường, hoàn toàn phù hợp với lý tưởng CON NGƯỜI.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Năm 1978, Nhà xuất bản Đội cận vệ trẻ của Liên Xô trong loạt sách "Cuộc sống của những người lỗi lạc” đã xuất bản và năm 1983 tái bản cuốn sách văn học chính luận "Hồ Chí Minh" do tôi soạn thảo. Cuốn sách này dày 350 trang và có số bản in tổng cộng là 200 nghìn cuốn. Sau đó cuốn sách này ra được dịch ra và xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác. Tuy Hồ Chí Minh đã sống và đấu tranh trong thời kỳ cách xa chúng ta hàng chục năm, nhưng Người vẫn rất hiện đại. Từ tầm cao ngày hôm nay nhìn lại hoạt động của Hồ Chí Minh, đánh giá lại những tư tưởng do Người đề ra, ta dễ nhận thấy nhiều yếu tố quan trọng bậc nhất rất phù hợp với chính sách đổi mới tư duy và thực tế ngày nay tại Việt Nam.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Và ở đây trước hết cần phải nói về nghệ thuật của Người đạt được sự kết hợp biện chứng giữa quyền lợi dân tộc và giai cấp, sự thống nhất hữu cơ giữa những lý tưởng nhân dân - yêu nước và xã hội chủ nghĩa.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Hồ Chí Minh có một uy tín vô cùng to lớn trong lòng người dân Việt Nam. Nhưng uy tín đó không hề bị biến thành sùng bái cá nhân với sự bóp méo lệch lạc giống như ở một số nước khác. Điều đó là do ở Người có phẩm chất cá nhân tuyệt vời.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Hồ Chí Minh là nhà dân chủ triệt để, người luôn đưa ra quan điểm chống chuyên quyền độc đoán trong phương pháp lãnh đạo. Nhiệt huyết, cứng rắn cách mạng được kết hợp tuyệt vời với tấm lòng nhân đạo trong con người Hồ Chí Minh. “Một nhà lãnh đạo vĩ đại, bất khuất nhưng lại mềm dẻo" - đó là lời nhận xét của Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandi về Người. Đối với nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh thực sự tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc. Người luôn luôn đứng trên lập trường giai cấp - lập trường giai cấp công nhân - nhưng đồng thời biết lôi kéo về phía nhân dân các đại diện của tư sản dân tộc, trí thức tư sản phong kiến mà trong những giai đoạn phức tạp nhất của cuộc cách mạng điều đó bảo đảm một liên minh khá rộng rãi của dân tộc Việt Nam để chống lại kẻ thù bên ngoài. Nhiều sĩ phu nổi tiếng ở Việt Nam đã thừa nhận rằng họ ra đi theo cách mạng dưới tác động ảnh hưởng của nhân cách, phẩm chất của Hồ Chí Minh và coi Người là niềm hy vọng đối với sự giải phóng dân tộc và sự hồi sinh của Việt Nam.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Hồ Chí Minh đã là người đề ra sáng kiến và tích cực ủng hộ chiến lược của Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi ở mỗi giai đoạn cụ thể của cách mạng. Chiến lược này đã trở thành một thứ vũ khí hùng mạnh trong tay của những người cộng sản Việt Nam ở giai đoạn đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng Tổ quốc khỏi quân phiệt Nhật và thực dân Pháp (Mặt trận Việt Minh); tiếp sau đó trong cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống sự xâm lược của Mỹ (Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) và hiện nay trong công cuộc xây dựng hòa bình Tổ quốc thống nhất (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Hồ Chí Minh là một nhân tài sáng tạo - một nhà chính luận, nhà văn, nhà thơ Người viết không ít sách, tài liệu và bài báo về các lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, công cuộc xây dựng những cơ sở của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện Việt Nam, chiến lược và sách lược cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ độc lập Tổ quốc. Tuy vậy, lĩnh vực này không phải là chính yếu trong hoạt động của Hồ Chí Minh. Phương châm chủ yếu trong cuộc sống của Người là câu nói nổi tiếng của C.Mác: “Mỗi bước chuyển động hữu hiệu quý hơn cả hàng tá cương lĩnh”. Người là nhà cách mạng thực tiễn, một con người hành động với ý đẹp nhất của tù này. Phải làm mọi việc có thể làm được để xích lại gần giờ phút giải phóng và chiến thắng, nhằm xây dụng thành công cuộc sống mới, đó là quy luật mà Người đã tuân theo suốt đời mình và kiên quyết kêu gọi các bạn chiến đấu cùng làm theo.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Đối với nhân dân Việt Nam “tư tưởng Hồ Chí Minh" là di sản tinh thần rất phong phú. Được vũ trang bằng tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân Việt Nam đã chiến thắng rực rỡ trong hai cuộc kháng chiến, và đã thống nhất lại Tổ quốc. Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX trong những điều kiện khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa vào những tư tưởng đó, đã thảo ra được phương châm chiến lược phát triển đất nước phù hợp với hoàn cảnh mới. Chính sách đổi mới ta trở thành vũ khí mạnh mẽ và có hiệu quả trong tay của Đảng bởi vì nó ra được sự ủng hộ rộng rãi nhất của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó, hiện nay Đảng có khả năng chiếm địa vị là Đảng của cả dân tộc Việt Nam. Và đây cũng là bộ phận quan trọng của việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh mà một trong những khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Người đó là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết".<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Trong nước chúng tôi người ta đến nay vẫn giữ nhiều công lênh kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên bức tường tòa nhà phố Môkhôvaia ngay ở trung tâm Mátxcơva có thể tìm thấy bia đá hoa với nội dung như sau: "Trong những năm 1923 - 1924, Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập đã làm việc trong tòa nhà này”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Trong quận Tây - Nam Mátxcơva có một quảng trường rất đẹp mang tên Hồ Chí Minh, còn trong vườn hoa giáp với quảng trường này đã được dựng Đài kỷ niệm Hồ Chí Minh do nhà điêu khắc nổi tiếng Xô viết Vlađimia Txigan tạo nên. Hằng năm sáng ngày 19-5, tức là vào ngày sinh của Hồ Chí Minh, đông đảo các cán bộ lãnh đạo của Hội Hữu nghị Nga - Việt, những sinh viên, học sinh Nga cùng với Đại sứ quán Việt Nam và của Hội đồng hương Việt Nam tổ chức gặp nhau ở đây và đặt hoa tươi dưới Đài kỷ niệm.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Trong thành phố đẹp nhất ở miền Nam nước Nga là Xóm có một công viên hữu nghị. Trong đó đang mọc lên oai nghiêm một loại cây nhiều lá do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tự trồng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Trong nước chúng tôi ở bất cứ thư viện nào cũng có thể tìm thấy và mượn đọc nhiều cuốn sách khác nhau về cuộc sống và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'">Sự quan tâm của dư luận Nga đối với Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn không hề giảm bớt. Một ví dụ rất tiêu biểu: ngày 19-5-2009 trên bức tường nhà ga thành phố Vlađivôxtốc người ta đã dựng lên bia kỷ niệm với nội dung sau: “Trong nhũng năm 1924, 1927 và 1934, Hồ Chí Minh - nhà hoạt động xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc, anh hùng giải phóng nhân dân Việt Nam, nhà văn hóa nổi tiếng, người ta dựng nên cơ sở vững chắc của tình hữu nghị Nga - Việt, địa nhiều lần đến và đi về từ nhà ga này".</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: VI; mso-fareast-language: VI; mso-bidi-language: AR-SA">Thế hệ tôi còn nhớ rất rõ chuyến viếng thăm Liên Xô chính thức đầu tiên của Người vào năm 1955 với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người bạn lớn, chân thành của đất nước Nga Xô viết, người có sức lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt khiêm tốn và giản dị - chính hình ảnh như vậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà dư luận Nga đã nhớ và vẫn giữ gìn đến nay trong trí nhớ mình.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin: 0cm 0cm 0pt"><strong><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: VI; mso-fareast-language: VI; mso-bidi-language: AR-SA">Nguồn <span lang="EN-US" style="font-family: Arial; font-size: 10pt; mso-fareast-font-family: '@Batang'; mso-ansi-language: EN-US; mso-fareast-language: VI; mso-bidi-language: AR-SA">Lịch sử đảng. – 2010. – Số 6. –Tr. 8-13.</span></span></strong></p>

|
(Nhân dân Thủ đô Vác-xa-va nhiệt liệt chào đón Hồ Chủ tịch sang thăm nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan (năm 1957). Ảnh tư liệu)
|
Trong những năm nhân dân ta gian khổ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân thế giới vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi của ta và ca ngợi Bác Hồ. Hu-a-ri Bu-mê-điêng - Chủ tịch Hội đồng Cách mạng An-giê-ri viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhà cách mạng đầu tiên đã chiến đấu chống những hình thức khác nhau của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc và là một trong những người mà bằng lời nói và hành động của mình đã đập tan cơ cấu của sự tàn bạo và góp phần vào sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới... Tấm gương của Người và cuộc chiến đấu của Người sẽ là kim chỉ nam hành động cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, cho thanh niên và cho các nhà lãnh đạo trên thế giới".
Nhân ngày sinh lần thứ 70 của Người, báo Pravđa (Liên Xô) viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ lừng danh của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Cuộc đời của Người là tấm gương hy sinh tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp của giai cấp vô sản thế giới”. Còn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp Marche khẳng định: “Nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam cũng không chỉ thuộc duy nhất về nhân dân nước ông. Hồ Chí Minh còn là người của phong trào cách mạng thế giới, người của phong trào cộng sản quốc tế. Vị nguyên thủ ấy, nhà lãnh đạo được mọi người tôn kính ấy, người đã làm cho bọn đế quốc phải kinh hồn khiếp vía ấy, chính là một người có đức tính khiêm tốn, chỉ nghĩ đến người khác”.
Gớt-hô - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thế giới vào lúc loài người đang ở bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Đồng chí là một nhà kiến trúc và tạo hình làm nên quá trình cách mạng thế giới. Người am hiểu một cách vô cùng sáng suốt phương hướng và mục tiêu của quá trình đó. Người biết rõ động lực và sức mạnh của nó... Một mặt, Người thể hiện những nguyện vọng và mục tiêu dân tộc cao đẹp nhất của nhân dân Việt Nam, mặt khác Người là một người theo chủ nghĩa quốc tế chân chính và vĩ đại của giai cấp công nhân”.
Đặc biệt, năm 1971, cuốn sách “Ông Hồ” in bằng tiếng Anh - tác giả là nhà báo lừng danh Da vid Halberstam xuất bản tại Mỹ đã được đông đảo dư luận Mỹ và thế giới chú ý. Tác giả viết: “Ông Hồ Chí Minh là một nhân vật kỳ lạ của thời đại này. Hơi giống Granđi. Hơi giống Lê-nin. Hoàn toàn Việt Nam. Đối với dân tộc của ông và cả đối với thế giới ở thế kỷ XX này, có lẽ hơn hẳn bất kỳ ai khác, ông là hiện thân của cách mạng, của đổi mới và sự sáng tạo... Ông Hồ đã trải qua cách mạng, chiến tranh, phát triển sau chiến tranh, lại một cuộc chiến tranh nữa, mà không hề thanh lọc một người nào. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng độc nhất không có xáo trộn, chủ yếu là nhờ ở uy tín rất cao và đức tính quán xuyến của lãnh tụ”.
Năm 1980, tại hội nghị quốc tế kỷ niệm 90 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới R. Chanđra đã khẳng định: “Bất cứ ở nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới chống đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao”.
Mười năm sau, tại hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, tiến sĩ M.Amét đã viết: “Chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng ra khỏi trái đất này”.
Gần đây, tạp chí Time (Mỹ) đã bình chọn các nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được bình chọn là một trong 100 nhân vật đó. Đây là một trong những lời bình chọn: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ và nhà cách mạng đã ghi dấu ấn vào lịch sử thế giới 100 năm qua. Một trong những con người vĩ đại đã góp phần thiết lập nên cơ cấu chính trị - xã hội của thời đại ngày nay” và trên trang Web của tạp chí Time, nhà báo S.Kamow viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Hồ Chí Minh gợi lên một hình ảnh khiêm tốn và nhân từ như tên gọi Bác Hồ. Người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm, với lòng yêu nước nồng nàn, theo đuổi một mục tiêu duy nhất: Giành độc lập cho đất nước. Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa cộng sản, đã làm hoàn hảo nghệ thuật chiến tranh du kích đến mức độ vô cùng hiệu quả”. Và tác giả kết luận: “Với tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng tuyệt vời của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản. Người đã đưa nghệ thuật chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích lên tầm cao mới. Ở tuổi 20 tôi đã có ấn tượng mạnh mẽ về con người mà hàng triệu người Việt Nam gọi bằng cái tên trìu mến “Bác Hồ”. Một con người mà mong ước lớn nhất của cuộc đời là làm sao cho dân tộc Việt Nam được độc lập tự do. Và Người đã cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì nỗi ước ao cao cả ấy. Hồ Chí Minh không chỉ là một chính trị gia đại tài mà còn là một nhà tiên tri, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn”.
Nguồn http://www.baobacgiang.com.vn 1 - Tài liệu tiếng Pháp, lưu tại Pari, trong Sloffom III, bìa 48, hồ sơ số 1 Lịch sử, ghi chép số 20835 ngày 2-10-1929, có đoạn: Những ngày đầu tháng giêng năm 1925, sự có mặt của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu đã được Sở liêm phong báo cáo.
Thực ra đó là tin tức về một người mới từ Nga đến, mang tên Lý Thụy, mà đặc điểm và hoạt động làm cho ta nghĩ tới người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa và tờ báo Người cùng khổ. Mặc dù Lý Thụy giữ gìn rất cẩn thận đối với người xung quanh nhưng khi ông đến Quảng Châu đã chính thức xác minh ông chính là nhà cách mạng Nguyên Ái Quốc rất quen thuộc.
Người Việt Nam này mau chóng trở thành người lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo rõ rệt không cần bàn cãi của ông lớn đến mức hiện nay các đảng chống Pháp đối lập đã phải nghĩ tới việc nhập cuộc với ông để chịu sự lãnh đạo ấy":
2 - Tài liệu do Khâm sứ Trung Kỳ ghi ngày 10-3-1930 có đoạn:
Để hình dung đúng tình hình, trước hết cần phải chỉ ra vai trò của Nguyễn Ái Quốc.
- Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu năm 1925 cùng với Bôrôdin
- Việc này đánh dấu một thời kỳ mới của lịch sử hiện đại của đất nước An Nam.
Từ trước đó, những người xuất dương không có tổ chức, chủ nghĩa của họ không được ổn định rõ ràng, phương pháp của họ tản mạn, sự cố gắng của họ thiếu gắn bó với nhau.
Nguyễn Ái Quốc cũng là người quê ở Nghệ An. Ông ta đến, sự vật bắt đầu thay đổi".
Nguồn Lịch sử Đảng . – 1991. – Số tháng 5. – Tr. 47
Trong Điếu văn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương Đảng dân Lào tổ chức tại Sầm Nưa (Lào), ngày 5-9-1969, Cố Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào Cayxỏn Phômvihản đã ca ngợi công ơn của Người. Tạp chí lịch sử Đảng trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Đầu đề do BBT đặt.
Đồng chí Hồ Chí Minh mến!
Hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Nhân dân Lào tổ chức buổi lễ truy điệu Đồng chí với lòng đau buồn và thương tiếc vô hạn.
Đồng chí đã vĩnh biệt chúng tôi nhưng tên tuổi và tinh thần của Đồng chí mãi mãi sống trong lòng chúng tôi.
Trong hơn nửa thế kỷ qua, tên tuổi, đạo đức và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn liền với cuộc sống và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, gắn liền với phong trào cộng sản quốc tế, phong trào đấu tranh vì độc và tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới... Đồng chí đã hiến dâng cả cuộc đời mình, đã hy sinh tất cả cho cách mạng, cho Tổ quốc, cho nhân dân. Đồng chí đa nêu cao đạo đức cách mạng cao quý, tác phong sáng chói và tinh thần quốc tế vô sản, kiên quyết cách mạng cho đến phút cuối cùng.
Cuộc đời cách mạng của Đồng chí đầy gian khổ và nguy nan, nhưng dù trong lao tù của địch, dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, dù bị địch bao vây, lùng bắt, dù trong chiến tranh hay hòa bình, dù ở tiền tuyến hay hậu phương, bất kỳ ở đâu và lúc nào, Đồng chí cũng luôn luôn nêu cao khí thế và tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin, đấu tranh không ngừng cho cách mạng, tin tưởng và thắng lợi cuối cùng, tiến công liên tục để chiến thắng kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, lý tưởng cao cao cả của mình.
Đó là tấm gương sáng chói của tinh thần cách mạng triệt để, tinh thần tấn công cách mạng vô cùng dũng cảm, kiên quyết, bền bỉ dẻo dai cho những người cộng sản nói chung và nhất là đối với những người cộng sản Lào.
Trong đời hoạt động cách mạng của mình, lúc nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nghĩ đến Tổ quốc và nhân dân, Đồng chí đã nói: “Chừng nào Tổ quốc và nhân dân chưa được giải phóng, tôi ăn không ngon, ngủ không yên - Không có gì quý hơn độc lập và tự do - Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu để mất nước, không chịu làm nô lệ''. Do đó, Đồng chí đã lấy việc phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao cả cho mọi hoạt động của mình, đã chịu gian khổ trước nhân dân và hưởng hạnh phúc sau nhân dân. Đồng chí đã quán triệt sâu sắc rằng cách mạng là sự nghiệp cửa quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí đã dạy rằng lực lượng quần chúng là rất vĩ đại, có quần chúng làm thì mọi việc đều nên, do đó phải tin tưởng và dựa vào quần chúng, phải kiên trì vận động quần chúng đứng dậy làm cách mạng.
Những người cách mạng chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện thật đúng lời dạy đó.
Dù ở đâu và lúc nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nhắc nhở những người cách mạng là muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải đoàn kết trong nội bộ Đảng, phải đoàn kết toàn dân. Đồng chí đã nói là 3 dân tộc Việt Nam, Khmer và Lào phải đoàn kết để cùng nhau đấu tranh, đồng thời phải đoàn kết rộng rãi với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, kết hợp chặt chẽ tinh thần yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế vô sản, đó là sức mạnh hùng hậu để đấu tranh với kẻ địch, đưa thắng lợi lại cho cách mạng. Đây là lời giáo huấn rất quý báu mà những người cộng sản chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện thật đúng đắn.
Điều nổi bật nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng và tác phong cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, trung với Đảng, hiếu với dân. Từ khi còn là một nhà cách mạng bình thường cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, đồng chí Hồ Chí Minh đã không ngừng nêu cao ngọn cờ đạo đức cách mạng và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tấm giương trong sáng về mọi mặt, soi rọi trong mọi công tác. Đồng chí đã hết lòng đoàn kết thương yêu đồng chí, làm việc không biết mệt mỏi, cân nhắc kỹ việc lớn, không bỏ qua việc nhỏ, sống một cuộc đời trong sạch, khiêm tốn và giản dị, ăn ở như quần chúng, chan hoà gắn bó với quần chúng.
Đây là một tấm gương quý báu mà những người cộng sản phải noi theo nếu muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình.
Với những đức tính cao quý đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong sự nghiệp cách mạng của mình như xây dựng Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây và Đảng lao động Việt Nam ngày nay, đưa chủ nghĩa Mác- Lê nin một chủ nghĩa cách mạng triệt để và Đông Dương, tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất và quân đội nhân dân, tổ chức và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thắng lợi, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp trước đây và chống đế quốc Mỹ hiện nay để giải phóng miền Nam Việt Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước, giành được thắng lợi to lớn và vẻ vang trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đồng chí cũng đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Riêng đối với Lào chúng ta, từ ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương, Đồng chí Hồ Chí Minh luôn luôn lo lắng đến cách mạng Lào. Thực hiện lời chỉ dẫn của Đồng chí, trước tình hình hết sức gay go, Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương ở Lào đã ra sức vận động cách mạng, đưa lại kết quả là lãnh đạo nhân dân Lào đứng lên làm Cách mạng tháng tám, cướp chính quyền thắng lợi, tiếp đó, trong công cuộc đấu tranh cứu nước của Lào, đồng chí Hồ Chí Minh đã luôn luôn giúp đỡ một cách tận tình. Ngoài việc gửi cán bộ và bộ đội tình nguyện Việt Nam sang Lào, Đồng chí còn chỉ dẫn rất sát sao về đường lối và chính sách.
Năm 1946, Đồng chí đã chỉ cho thấy là phải chuyển hướng từ thành thị về nông thôn, xây dựng cơ sở nhân dân, phát động quần chúng nông dân.
Nhờ đó, các khu căn cứ kháng chiến được xây dựng nhiều nơi, trình độ giác ngộ của nhân dân Lào ngày càng được nâng cao. Điều này, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện; chúng ta sẽ dựa vào quần chúng, chúng ta sẽ đi theo đường lối quần chúng, kiên trì vận động toàn dân Lào đứng dậy đấu tranh tự giải phóng.
Năm 1948, Đồng chí đã chỉ cho chúng ta thấy là phải xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, lấy chất lượng làm chính, lấy chính trị làm gốc và chú ý đến đời sống vật chất và tinh thần của chiến sĩ. Làm theo lời chỉ dẫn này, lực lượng vũ trang nhân dân của chúng ta từ những tổ du kích, đội võ trang tuyên truyền phân tán, đã ngày càng lớn mạnh, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng quân đội của chúng ta thật lớn mạnh, làm công cụ sắc bén của Đảng và phục vụ nhân dân.
Cũng trong năm đó, đồng chí Hồ Chí Minh còn chỉ dẫn cho chúng ta xây dựng căn cứ địa tầng vùng, từng tỉnh và căn cứ địa Trung ương.
Thực hiện lời chỉ đẫn trên, chúng ta đã xây dựng nhiều căn cứ địa trong cả nước và đã trở thành vùng giải phóng bao gồm 213 đất đai. Chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng và củng cố vùng giải phóng của chúng ta trở thành căn cứ địa vững chắc cho công cuộc giải phóng toàn quốc và làm chỗ dựa giúp cho nhân dân các nước láng giềng tiến hành cách mạng.
Năm 1950, đồng chí Hồ Chí Minh lại chỉ dẫn chúng ta là phải đoàn kết tập hợp mọi dân tộc, mọi tầng lớp vào trong Mặt trận thống nhất trên cơ sở liên minh công nông. Thực hiện đường lối đúng đắn trên, chúng ta đã thành lập Mặt trận Itsala trước đây và Mặt trận Lào yêu nước ngày nay. Chúng ta đã đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp và các lực lượng yêu nước, liên minh với lực lượng trung lập yêu nước. Chúng ta sẽ tiếp tục củng cổ và mở rộng Mặt trận dân tộc chống Mỹ, hình thành một lực lượng chính trị to lớn, bảo đảm cho thắng lợi trước mắt cũng như lâu dài của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chúng ta là làm cách mạng thì phải dựa vào sức mình; củng cố và phát triển lực lượng của mình là chính; phải xây dựng và phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, tinh thần độc lập, tự chủ và tự tin ở mình. Trong thời gian hòa hợp dân tộc, Đồng chí đã chỉ cho chúng ta thấy là vấn đề hoà hợp dân tộc ở lào chỉ là vấn đề sách lược; còn vấn đề bảo vệ, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng là vấn đề chiến lược. Làm theo lời chỉ dẫn sáng suốt đó của đồng chí Hồ Chí Minh qua các lần hoà hợp lực lượng cách mạng Lào không những được duy trì mà còn phát triển lớn mạnh hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục đề cao tinh thần tự lực cánh sinh, ra sức phát triển lực lượng chủ quan của cách mạng Lào, đó là nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
Cuối năng 1950, căn cứ vào sự lớn mạnh của cuộc đấu tranh cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn cho chúng ta là cần phải tổ chức một Đảng Mác - Lênin chân chính của Lào để lãnh đạo cách mạng Lào. Đảng phải có sự đoàn kết thống nhất về tư trang và hành động, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc vô điều kiện, tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể, có kỷ luật sắt và tự giác. Đảng phải có đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng và có đầy đủ khả năng, cán bộ phải là đầy tớ của dân. Thực hiện nguyên tắc trên đây, chúng ta đã thành lập Đảng Nhân dân Lào; mặc dù còn non trẻ nhưng trong mọi tình huống khó khăn phức tạp, Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng Lào đạt được thắng lợi ngày càng to lớn, đội ngũ cán bộ của Đảng ta ngày càng phát triển và được tôi luyện trong lò lửa đấu tranh ác liệt. Chúng ta sẽ ra sức phát triển củng cố Đảng và đội ngũ cán bộ của Đảng ngày càng vững mạnh, nhất là ra sức bảo vệ và tăng cường đoàn kết nội bộ chặt chẽ hơn nữa để Đảng ta đủ khả năng làm tròn sứ mạng lịch sử mà Tổ quốc, nhân dân và giai cấp đã giao phó.
Những điều trên đây nói lên công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đối với đất nước Việt Nam, đối với phong trào cộng sản quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc mà còn đối với Đảng ta, với nhân dân ta. Lịch sử cách mạng Lào mãi mãi ghi công ơn của đồng chí Hồ Chí Minh.
Đồng chí rất xứng đáng là nhà yêu nước vĩ đại, là lãnh tụ vĩ đại, vô cùng kính mến của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, là một nhà Mác xít - Lêninnít lỗi lạc, là một chiến sĩ kiên cường và sắc bén của phong trào cộng sản quốc tế, là bạn chiến đấu thân thiết của nhân dân Lào và của các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập và tự do.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần làm cho những người cộng sản và nhân dân Lào chúng tôi rất đau buồn. Đồng chí Hồ Chí Minh từ trần, đó là một tổn thất to lớn đối với Đảng lao động Việt Nam; phong trào cộng sản quốc tế đã mất đi một chiến sĩ cách mạng lão thành, thiên tài và giàu kinh nghiệm. Phong trào cách mạng lào và phong trào giải phóng dân tộc đã mất đi một người bạn chiến đấu thân thiết nhất của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, chúng ta mất đi vị lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng sự nghiệp vĩ đại của Đồng chí nhất định sẽ được kế tục thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo và xây dựng của Đồng chí trong thời gian qua, lực lượng cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, là cơ sở vững chắc và là di sản quý báu cho Đảng và nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đồng chí.
Cách mạng Lào do Đảng ta lãnh đạo đang bước vào một giai đoạn mới. Tương quan lực lượng giữa ta và địch đang thay đổi ngày càng có lợi cho ta. Ta vẫn ở thế tấn công, địch rơi vào thế bị động phòng ngự và bị cô lập hơn bao giờ hết về chính trị. Nhưng chúng vẫn ngoan cố. Chúng sẽ dùng mọi thủ đoạn nham hiểm hòng cứu vãn những thất bại nặng nề của chúng, hạn chế thắng lợi của ta. Trước tình hình đó, để giành thắng lợi to lớn hơn nữa cho đất nước, Trung ương Đảng ta đã chỉ thị đẩy mạnh việc thi hành Nghị quyết 16 của Trung ương, kiên quyết tấn công địch một cách mạnh mẽ và liên tục, giành thắng lợi liên tiếp, phát huy cao độ nhân tố chủ quan của cách mạng lào. Chúng ta phải phấn đấu thực hiện chỉ thị đó thật tốt, đạt kết quả vượt mức. Chúng ta phải quyết tâm khắc phục các nhược điểm của mình, phải chống mọi tư tưởng lệch lạc, phải nêu cao tinh thần tấn công địch trên mọi mặt và trong mọi công tác, tinh thần đấu tranh chống Mỹ cứu nước triệt để, chống tư tưởng sợ chết, ỷ lại, không tin ở sức mình, ảo tưởng hoà bình, cầu an, chờ đợi.
Hôm nay, trong buổi lễ trọng thể này, để tỏ lòng thương tiếc và kính mến Chủ tịch Hồ Chí Minh để tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của đồng chí Hồ Chí Minh, toàn thể những người cộng sản Lào chúng ta hứa sẽ học tập tư tưởng, tinh thần cách mạng triệt để, đạo đức tác phong cách mạng cao quý của đồng chí Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ mãi mãi đoàn kết với Đảng lao động Việt Nam, thắt chặt mối quan hệ với cán bộ và bộ đội tình nguyện Việt Nam; triệt để nêu cao và phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của mình trong mọi công tác của Đảng, kiên quyết lãnh đạo cách mạng Lào dũng cảm và sáng suốt đến thắng lợi hoàn toàn.
Đồng chí Hồ Chí Minh kính mến!
Trong giây phút này, với lòng xúc động thương tiếc và đau buồn vô hạn, chúng tôi xin chào vĩnh biệt Đồng chí lần cuối cùng.
Nguồn Lịch sử đảng. – 2008. – Số 9. – Tr. 51-54
Không riêng Gray, nhiều phóng viên nước ngoài khác cũng cảm nhận rất rõ tình cảm của người dân Việt Nam dành cho vị lãnh tụ của dân tộc, và đã viết về Hồ Chủ tịch với sự kính phục.
Trong bài viết “Hồ Chí Minh - Chiến thắng một tầm nhìn” trên tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.
Nhà báo Canađa George Fogarasi kể lại trong bài “Con phượng Hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh” trên tờ The Straits Times của Singapore: “Tôi hỏi một người đạp xích lô về Bác Hồ, người này đã có thời kỳ đi học tập cải tạo vì từng đứng trong hàng ngũ của chế độ Sài Gòn cũ. Nhưng anh vẫn kính trọng đạo đức của Bác Hồ, và gọi bác là một người Việt Nam chân chính”.
Trên tờ Time (Mỹ), nhà báo, tác giả cuốn “Việt Nam - Một lịch sử” Stanley Karnow đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh đã tạo ra một hình ảnh Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng người là nhà cách mạng dày dạn kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất: mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình. Không có sự dao động trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không thể lay chuyển ý chí của Người, ngay cả khi cuộc chiến tranh của Mỹ leo thang, tàn phá đất nước, người vẫn giữ niềm tin đối với nền độc lập của Việt Nam. Dưới con mắt phương Tây, điều dường như không thể tưởng tượng được là Hồ Chí Minh có thể cống hiến sự hy sinh to lớn như ông đã làm”. Và Time đã bình chọn Bác Hồ là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.
Xã luận trên tuần báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo viết “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những chiến sĩ đầu tiên của thế giới thứ 3, của các dân tộc nghèo đói và khát khao cuộc sống cho ra con người”.
Tờ Manila Times thì viết: “Cụ Hồ là một biểu tượng của châu Á. Không những cụ đã thành công trong sự lãnh đạo một cách mẫu mực, toàn tâm, toàn ý phục vụ quyền lợi của nhân dân mà còn nêu một chân lý chưa từng thấy: Một dân tộc dù nhỏ bé nếu có quyết tâm thì có thể chống lại cả những cường quốc quân sự mạnh nhất”.
Tờ Tiến lên của Xri Lanca nhận định: “Người (Hồ Chủ Tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”.
Nguồn http://vietbao.vn. -2005. -Ngày 18 tháng 5 Tạp chí Thời báo, số ra ngày 9/9/1946, có bài nhan đề “Hồ Chí Minh là ai?” nhận xét đây là một nhân vật “rất kỳ lạ”. Tại Phông-ten-nơ-bơ-lô, “Ông Hồ đã xuất hiện với dáng người nhỏ bé và ông thường thích tặng hoa cho các nữ ký giả”.
Tờ Thời báo Niu Oóc chủ nhật, số ra ngày 9/5/1954, viết: Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam... Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Ngày nay, không một tên tuổi nào ở châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt.
Tạp chí Thời báo, số ra ngày 22/11/1954, đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bài viết dài năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với đất nước mới được giải phóng của Người. “Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một đội quân chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất ở Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.

Bác Hồ trên trang nhất tờ Thời báo năm 1969.
|
Tờ Thời báo Niu Oóc chủ nhật, số ra ngày 28/3/1965, trong bài ‘Bác Hồ bất chấp chú Sam”, đã viết: “Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của các cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một căn nhà nhỏ với những đồ đạc đơn giản. Trước đây, nó là căn phòng của người làm vườn, thì nay lại là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười làm vui lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong một cuộc chiến tranh có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất”.
Tạp chí Time, số ra ngày 13/4/1998, có đăng bài viết của nhà văn Xtan-lêy, trong đó có đoạn: “Điều mà Người ấp ủ đó là ý chí quật cường chống lại quân Pháp và sau đó là quân Mỹ... Năm 1965, Tổng thống Mỹ lúc đó là L.Giôn-xơn đã nói trước Quốc hội rằng: “Ông già Hồ không thể làm được gì tôi cả”. Thế nhưng ông Hồ đã làm được. Mọi giải pháp mà ông triển khai đều có ý nghĩa để thực hiện giấc mơ của ông là thống nhất đất nước Việt Nam”.
Tờ Thời báo Niu Oóc, số ra ngày 4/9/1969, còn khẳng định: “Trong số các chính khách của thế kỷ 20, Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và về sự thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc”.
Đầu năm 1969, khi Bác qua đời, tờ Thế giới hằng ngày đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề “Di sản của Hồ Chí Minh”. Số báo ra ngày 20/9/1969 đã viết: “Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Cuộc đời và các tác phẩm của Người còn sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản gợi cảm thôi thúc lòng người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới”.
Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa, các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người.
Nguồn http://suckhoedoisong.vn. -2010. -Ngày 14 tháng 5.
|
|
|
|
|