Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Bác Hồ với nhân dân Đức
Bác Hồ với nhân dân Đức

I. ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẾN VỚI NHÂN DÂN ĐỨC TRONG THỜI GIAN NGƯỜI HOẠT ĐỘNG BÍ MẬT Ở NƯỚC NGOÀI

Vào đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam, nhiều phong trào yêu nước nở rộ, song chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn và nhanh chóng tự bộc lộ những hạn chế của nó rồi lâm vào tình trạng bế tắc, bị thực dân Pháp đàn áp. Giữa lúc đó, với niềm tin sáng suốt và nghi lực phi thường, Bác Hồ đã tự xác định cho mình nột hướng đi mới dễ tìm cách giải phóng đồng bào : “Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”

Hướng đi đó đã đưa đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến với nhân dân Đức khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc mà hậu quả của nó hiện rõ trên cảnh đói nghèo của nhân dân : “Bec-lin cũng như tất cả nước Đức đang khốn khổ vì nạn đói. Nạn lạm phát ghê gớm. Một chút gì cũng trả mấy ngàn mác”. Và bằng sự quan sát của mình, Người đã khái quát một cách sắc sảo và đúng đắn những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Đức : “Siêng năng, thân mật, quả cảm, làm việc có kể hoạch”.

Sau chín năm lao động, học tập, nghiên cứu và hoạt động trong thực tiễn đấu tranh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mới thực hiện được nguyện vọng của mình là tìm thấy con đường giải phóng dân tộc do chủ nghĩa Mác - Lê- nin vạch ra. Cũng từ đó, Người trở thành chiến sĩ cộng sản, đấu tranh ủng hộ Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Tại Đại hội Tours, tháng 12 năm 1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện khá đầy đủ bước chuyển biến cơ bản đó trong cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình. Chứng kiến sự kiện lịch sử đó, có Clara Zet-kin, một người cộng sản Đức, một chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản quốc tế. Tại phiên họp buổi chiều ngày 28 tháng 12, ngày thứ tư của Đại hội, Clara Zet-kin, đại diện Quốc tế cộng sản, đã vượt qua sự kiểm soát của cảnh sát Pháp, tới dự Đại hội và phát biểu ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Chính tại đây, Clara Zet-kin đã gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc, một đại biểu duy nhất là dân một xứ thuộc địa Pháp, đứng trong hàng ngũ những người cộng sản đầu tiên, chiến đấu dưới ngọn cờ của Quốc tế III. Qua cuộc tiếp xúc trên, Clara Zet-kin nhanh chóng nhận biết ở đồng chí Nguyễn Ái Quốc những phẩm chất tốt đẹp của một chiến sĩ cộng sản kiên cường và đã giới thiệu Người với Ma-nu-in-ski, người phụ trách vấn đề thuộc địa của Quốc tế III. Mối quan hệ đồng chí giữa Clara Zet-kin và đồng chí Nguyễn Ái Quốc tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động sau này của Người tại Quốc tế III.

Tiếp tục thực hiện cuộc hành trình cách mạng đã được định hướng, vào giữa năm 1923, đồng chí Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô. Đoạn đường đó tuy ngắn so với độ dài của những chuyến đi mà Người đã vượt qua kể từ khi Người xa Tổ quốc vào thăng 6 năm 1911, nhưng đầy nguy hiểm, vì Người đã trở thành một nhà cách mạng nổi tiếng, luôn luôn bị nhà cầm quyền Pháp theo dõi và kiêm cớ bắt giữ. Khi bày tỏ nỗi lo lắng của mình về việc bảo đảm an toàn trên con đường từ Pháp qua Đức, đến Liên Xô đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nhận được câu trả lời chân tình của một công nhân Pháp, như sau này Người kể lại : “Nghe Bác nói muốn đi Nga, đồng chí X. (người Pháp) vui vẻ nhận giúp ngay. Đồng chí X. nói : “Được, chúng tôi sẽ giấu đồng chí ở một chỗ trên xe, bố mật thám cũng chẳng tìm ra được! Nhưng xe chúng tôi chỉ đến Béc-lin thôi...”. Nheo mắt lại nghĩ một lát đồng chí X. nói tiếp : “không sao ! Tôi sẽ bàn với anh em công nhân xe lửa Đức giúp cho đồng chí”.

Nhờ sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của công nhân Pháp và công nhân Đức đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua những con mắt cú vọ của bọn cảnh sát thực hiện tốt đẹp một chuyến đi lịch sử. Qua một tuần lễ, từ 13 đến 20 tháng 6 năm 1923. Người đi từ Pa-ri đến Béc-lin bằng đường xe lửa, tiếp đó Người đi tàu thủy từ cảng Hăm- bua sang Liên Xô.

Trong những ngày sống trên đất Đức Người chứng kiến thảm họa chiến tranh, thể hiện rất rõ ở đời sống khổ nhục của nhân dân Đức, nhất là tại những vùng bị quân đội Pháp chiếm đóng. Điều đó khiến Người liên tưởng ngay tới cảnh sống nô lệ của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ : “Khi qua địa phận nước Đức bị quân Pháp chiếm đóng, thì thấy lại những cảnh tượng thực dân. Đối với người Đức, bọn quân phiệt Pháp ở đây cũng vênh váo lên mặt, làm mưa làm gió, y như bọn Pháp ở nước ta... Tuy sau chiến tranh đã sáu năm, ở Béc-lin vẫn đói kém dữ (có lẽ các nơi khác cũng vậy). Người nào cũng xanh xao, vàng vọt ! Nạn lạm phát giấy bạc thật là kinh khủng, sớm một giá khác, chiều một giá khác. Đưa giấy bạc mua một tờ báo, thì số giấy bạc chập nhau lại, rộng hơn tờ báo. Cả gia tài Bác chỉ vẻn vẹn non 1000 phơ-răng, vậy mà tính ra tiền Đức, Bác đã trở thành người giàu bạc triệu”. Những cảm nghĩ trên đã thể hiện ở đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lòng thương yêu đồng bào mình hòa quyện với nỗi thương cảm về cảnh khổ cực của nhân dân lao động Đức.

Năm năm sau, 1928, đồng chí Nguyện Ái Quốc lại sang châu Âu hoạt động, trong dịp này, Người Sống và làm việc ở Đức lâu nhất. Theo những tư liệu mà hiện nay chúng ta biết được, trong thời gian này. Người nghiên cứu và viết nhiều bài báo về phong trào nông dân Trung Quốc, phong trào công nhân và nông dân Ấn Độ. Đây cũng là dịp Người thắt chặt hơn nữa mối quan hệ của mình với nhân dân Đức và các nhà hoạt động cách mạng Đức. Từ đó đã nảy sinh những sự kiện mới, tô đậm thêm tình đoàn kết chiến đầu của nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức.

Theo hồi ký của Nguyễn Thức Canh mang bút danh Trần Trọng Khắc, một người Việt Nam đã từng tham gia phong trào Đông du và Việt Nam Quang phục hội, vào mùa hè năm 1928, đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Thálmann đã tới bệnh viện quốc gia Sa-ri-tê ở Béc-lin tìm gặp ông. Lúc bấy giờ Nhuyễn Thức Canh chưa biết một người Tây và một người Tàu đến gặp mình là ai, nhưng cử chỉ và nét mặt của hai người đó thì ông vẫn khắc sâu trong tâm trí của mình, như tác giả đã kể lại : “Thật là lạ tôi nghĩ mãi không biết người thế nào, nhưng dáng mạo hai người ấy, tôi ghi nhớ mãi không quên. Ngày sau, tôi về đến Tàu, lúc đi đường, vô ý tôi trông thấy một bích chương dán tất cả ảnh tượng của các yếu nhân cộng sản, mới nhận ra được trước kia hai người đến tìm tôi ở bệnh viện Béc-lin, người Tây kia là Thálmann, lãnh tụ Đảng cộng sản Đức (sau bị Hit-le giết), mà người “Tàu” kia lại té ra là Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam. Năm 1938, tôi ở Hương Cảng, gặp một người trong phe Việt Minh cũng xác nhận đúng như vậy…”

Một tài liệu nữa góp phần làm sáng tỏ thêm thời gian và địa điểm làm việc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Béc- lin, đó là bản hồi ký Ba mươi năm ở Nga xô viết của Trần Đình Long, đăng trên Thành thời báo, số 21 ngày 4 tháng 9 năm 1937, trong đó có đoạn kết : “8 giờ sáng hôm sau, 4-3-1928 chị Mari trở lại phòng chúng tôi và dẫn chúng tôi đi. Quanh quẩn qua nhiều phố nhộn nhịp đông đúc mà chúng tôi chằng còn nhớ phố nào với phố nào, mãi đến hơn nửa giờ chị Mari đưa chúng tôi lên một căn gác rộng rãi bày biện như là một phòng giấy của viên Giám đốc một công sở lớn. Hàng chục người đang làm việc bận rộn luôn tay, khách ra vào tấp nập. Đây là trụ sở của Liên minh phản đế mà anh Nguyễn Ái Quốc hiện làm thư ký. Sau khi để chúng tôi đợi đến 10 phút, chị Mari dưa chúng tôi vào một phòng riêng, ở đây anh Nguyễn Ái Quốc đang chờ chúng tôi”.

Như vậy, trong những năm hoạt động bí mật ở nước ngoài, qua nhiều lần lui tới và làm việc ở Đức, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã để lại trong lòng nhân dân Đức những kỳ niệm sâu sắc và niềm kính yêu chân thành đối với Người. Đó là lý do để đồng chí E.béc, Thị trưởng Thủ đô Béc-lin, chào đón Bác Hồ với danh hiệu “một công dân cũ vĩ đại của Béc- lin”, khi Người sang thăm nước Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1957. Đáp lại lời chào kính trọng và chân tình đó, Bác Hồ nói :

- Các đồng chí nhớ lâu thật đấy ! Ngày ấy khi sang đây tôi đã đóng vai một nhà triệu phú và lúc nào cũng bị bọn mật thám theo dõi. Nếu các đồng chí còn giữ được tài liệu mật thám Phát xít thì sẽ tìm thấy hồ sơ về tôi trong đó đấy. Có điều lệ tên tôi lúc đó khác với tên bây giờ”. Những mầm hạt của tình cảm cách mạng giữa Bác Hồ và nhân dân Đức được bén rễ và phát triển trong gian nan, thử thách của cuộc đấu tranh quyết liệt giành chính quyền về tay nhân dân, đồng thời nó cũng hứa hẹn những mùa hoa thơm, quả ngọt ở giai đoạn cách mạng mới

II. BÁC HỒ VỚI NHÂN DÂN ĐỨC TRÊN CHẶNG ĐƯỜNG MỚI CỦA CÁCH MẠNG

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai Nhà nước công nông ở Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức ra đời, từ đó mối quan hệ giữa Bác Hồ và nhân dân Đức được nâng lên tầm cao mới, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước trong cuộc đấu tranh giữ vững vị trí tiền đồn của cộng đồng xã hội chủ nghĩa ở phía tây và phía đông.

Trong những điều kiện mới của cách mạng thế giới, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới dâng cao, sự phản kích của đế quốc và các thế lực phản động cũng trở nên quyết liệt. Bác Hồ đặc biệt quan tâm xây dựng và vun đắp khối đoàn kết thống nhất giữa các Đảng cộng sản và các nước anh em. Người coi đó là nhân tố thắng lợi của cách mạng. Hơn thế nữa, do những đặc điềm giống nhau của cách mạng Việt Nam và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ nước Cộng hòa dân chủ Đức, Bác Hồ càng coi trọng tình đoàn kết ấy: “Mặc dù ở rất xa nhau, hai nước chúng ta có nhiều điểm rất giống nhau : chúng ta đều muốn đi đến chủ nghĩa xã hội. Hai nước chúng ta đều được Liên Xô ủng hộ và các nước anh em giúp đỡ. Chúng ta đều đoàn kết trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa. Việt Nam cũng như Đức đều có mặt trận dân tộc, chúng ta có chính nghĩa, mặc dù chúng ta gặp nhiều khó khăn, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ vượt được. Điều kiện trước tiên để giành thắng lợi là đoàn kết trong nước và đoàn kết quốc tế. Nhân dân và chiến sĩ cách mạng Việt Nam và Đức đều tin tưởng nhất định thắng lợi cuối cùng sẽ về chúng ta” Bác Hồ chăm chú theo dõi với niềm phấn khởi và trân trọng sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà giai cấp công nhân và nhân dân nước Cộng hòa dân chủ Đức đang tiến hành, để biến “nước Đức thân thiết, gần gũi với tất cả mọi người trên thế giới nhưng bị tàn phá bởi sự tàn bạo dã man của bè lũ Hít-le, ngày nay đã tìm thấy lại sự vĩ đại của mình ở nước Cộng hòa dân chủ Đức của các bạn đang đấu tranh cho hòa bình”.

Từ cách nhìn bao quát về sự biến đổi cách mạng của nước Cộng hòa dân chủ Đức, một hình mẫu về khả năng cải tạo thế giới của giai cấp vô sản và quần chúng lao động, Bác Hồ đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản đưa tới những thành tựu to lớn đó. Trong nhiều lần tiếp xúc với các nhà lãnh đạo và gặp gỡ những người lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức, Bác Hồ thường tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền Nhà nước, về tinh thần làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong đó có vấn đề vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc xây đựng chủ nghĩa xã hội. Qua nghiên cứu thành tựu lao động sáng tạo của công nhân tại thành phô Sta-lin-stát, Bác Hồ đã nêu cao ý nghĩa lớn lao của những thành tựu đó : “Các bạn đã thực hiện lời dạy của Mác là giai cấp vô sản có thể cải tạo thế giới. Ở đây các bạn đã biến đổi một vùng cách đây bảy năm là những rừng thông lớn thành một xí nghiệp xã hội chủ nghĩa khổng lồ, cũng như công nhân Việt Nam đã biến đổi nước mình từ một nước thuộc địa thành một nước tự do”

Với quan điểm của chủ nghĩa quốc tế vô sản, Bác Hồ đã nêu bật giá trị và ảnh hưởng của thắng lợi của giai cấp công nhân Đức đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Bài nói chuyện của Người tại khu đóng tàu Stơ-ran-dem đã bao hàm nội dung sâu sắc đó : “Công việc của các bạn không những giúp ích cho các bạn mà còn giúp cho chúng tôi là những người đang xây dựng ở Viễn Đông một quốc gia của giai cấp công nhân và nông dân được giải phóng”.

Hướng về phía nông dân và các tầng lớp lao động khác, Bác Hồ thăm hỏi kỹ lưỡng tình hình tổ chức lao động sản xuất và đời sống của họ mà tiêu biểu là buổi gặp gỡ và trò chuyện rất thân tình giữa Người và bà con nông dân hợp tác xã 1-5 ở huyện Bec-nau, ngoại ô Béc-lin, trong dịp Người đến thăm không báo trước hợp tác xã này. Người hỏi khá chi tiết về mùa màng và cách tổ chức sản xuất và cơ sở vật chất, kỹ thuật, về đời sống của bà con nông dân. Người đi thăm các cơ sở chuồng trại và một số cơ sở phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện... Nói chuyện với bà con nông dân, Người động viên họ ra sức xây dựng hợp tác xã : “Thế là nhờ Đảng, nhờ cách mạng, bà con chúng ta đã thoát cảnh nô lệ, được làm chủ đời mình. Con đường đi tới hạnh phúc còn dài, rất thênh thang. Nếu vài năm sau tôi lại đến đây thì chắc hợp tác xã của ta đây cũng đã thay đổi nhiều rồi...”. Phong cách gần gũi quần chúng của Bác Hồ được thể hiện như trên hầu như cũng diễn ra qua các lần Người đến thăm bà con nông dân Việt Nam. Ở đâu Người cũng dành cho nhân dân lao động sự chăm sóc chân tình và mối quan tâm sâu sắc đến hạnh phúc và tự do của họ

Cũng trong những dịp tiếp xúc với nhân dân Đức, Bác Hồ đã giới thiệu cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt và anh dũng của nhân dân Việt Nam, để tạo thêm sự gần gũi, hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Thay mặt nhân dân Việt Nam, Người cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Cộng hòa dân chủ Đức đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ cách mạng Việt Nam.

*  *

  *

Trải qua nửa thế kỷ, tấm lòng Bác Hồ đối với nhân dân Đức luôn luôn trong sang, thủy chung và tượng trưng cho sự đoàn kết keo sơn giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức cùng chiến đấu thực hiện lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản theo sự chỉ dẫn của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin. Tinh thần quốc tế vô sản của Bác Hồ mãi mãi là nguồn động viên và cổ vũ nhân dân Việt Nam và nhân dân Đức càng thêm xiết chặt tình đoàn kết, hữu nghị trên chặng đường mới của sự nghiệp đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.

Nguồn Trịnh Thu // Lịch sử Đảng. – 1989. – Số 4(28). – Tr. 43-47

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.