Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức

Để tăng cường mối liên hệ cách mạng với các nước bị áp bức ở Phương Đông, tăng thêm thanh thế cách mạng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chung chống đế quốc, mùa hè năm 1925, Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề xướng thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức, một đoàn thể cách mạng có tính chất quốc tế do những người ở các nước bị áp bức được phái đến Quảng Châu tập hợp lại. Giúp đỡ các dân tộc nhỏ yếu là chủ trương nhất quán của Tôn Trung Sơn. Cho nên đề xướng của Đảng cộng sản Trung Quốc được sự ủng hộ mạnh mẽ của Liêu Trọng Khải và phái tả trong Quốc dân đảng. Hồ Chí Minh mang tên gọi là Lý Thụy cũng tích cực tham gia mọi công việc của đoàn thể mang tính chất quốc tế này.

Sau một thời gian chuẩn bị, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức tổ chức Đại hội thành lập, ngày 9 tháng 7 năm 1925. Căn cứ vào Điều lệ dược Đại hội thông qua, mục đích của Hội là: “Liên lạc với các dân tộc cùng làm cách mạng đặng đánh đổ đế quốc”. Cơ cấu tổ chức của Hội là thành lập “một tổng bộ có 6 ủy viên, một người làm bí thư kiêm tài chính”,  “chi bộ thì do các nước và các đoàn thể tự xây dựng”2.  Căn cứ vào qui định đó, những người cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu đã thành lập chi bộ Việt Nam thuộc Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách công tác của chi bộ Việt Nam. Thành viên của chi bộ này, ngoài các hội viên Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí, còn có sĩ quan người Việt giảng dạy ở trường quân sự Hoàng Phố như Đinh Tế Dân3 v.v. 

Đại hội thành lập đã ra Tuyên ngôn nói rõ: “Những người tham gia hội nghị này có các đồng chí Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Việt Nam. Đây là sự mở màn biểu hiện cao nhất sự giác ngộ căn bản của các dân tộc bị áp bức ở phương đông chúng ta”. Tuyên ngôn thành lập chỉ ra “Con đường duy nhất để xóa bỏ sự áp bức chính là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức với giai cấp vô sản toàn thế giới, dùng những biện pháp cách mạng lật đổ về căn bản bọn tư bản đế quốc cực kỳ hung ác, chỉ có như thế mới thực hiện được”. Bản tuyên ngôn hy vọng các nước và các đoàn thể bị áp bức ở phương Đông “hãy gia nhập Hội liên hiệp của chúng ta, hãy chiến đấu đến cùng chống đế quốc”4

Nhờ sự giúp đỡ của sáng cộng sản Trung Quốc, sự ủng hộ của phái tả Quốc dân đảng, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã nhanh chóng trở thành một đoàn thể cách mạng được mọi người chú ý Quảng Châu trong thời kỳ cách mạng. Chẳng những các nhà cách mạng Việt Nam, Triều Tiên, Ấn Độ, Miến Điện đang hoạt động trên đất Quảng Châu lần lượt thành lập các chi bộ, mà một số đoàn thể cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, như Hiệp hội phụ nữ giải phóng tỉnh Quảng Đông. Hiệp hội nông dân Quảng Đông v.v. cũng gia nhập Hội, trở thành đoàn thể hội viên. Cùng với sự phát triển của tình hình đấu tranh, đầu năm 1926, Hội quyết định mở rộng tổ chức và cải tổ bộ máy lãnh đạo. Tổng bộ sau khi cải tổ có 7 ủy viên chấp hành lâm thời (trong đó có 1 chủ tịch), phân công theo dõi giao tế, tuyên truyền, tổ chức, văn thư, quản trị tài chính, điều tra. Bao Huệ Tăng, một đảng viên cộng sản, được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành kiêm ủy viên giao tế, Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh là ủy viên tài chính5. Từ đó về sau Hồ Chí Minh còn đảm nhiệm nhiều công tác cụ thể của Hội. Ngoài việc theo dõi về tài chính ra, do thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Nga, Pháp, Anh... Người thường làm nhiệm vụ dịch các văn kiện, thư, điện của Hội. Ví như, ngày 4 tháng 5 năm 1926 Ban chấp hành Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã quyết định lấy danh nghĩa của Hội ra một bản Tuyên ngôn ủng hộ công nhân bãi công ở Anh, điện thăm hỏi và ủng hộ công nhân bãi công ở Anh. Các bức điện ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước Xi-ri, Ma-rốc, Triều Tiên, Việt Nam. Những văn kiện và thư điện trên đây đều do Người dịch6.

Lúc Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức thành lập, cũng là lúc có cuộc bãi công lớn ở Cảng Tỉnh. Cuộc bãi công lớn ở Quảng Châu và Hồng Công, kéo dài 1 năm 4 tháng đang gây chấn động ở trong và ngoài nước. Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền cho cuộc bãi công lớn đó.

Được tin Ủy ban bãi công của Cảng Tỉnh tổ chức các đội diễn thuyết, chiều ngày 13 tháng 7, Hồ Chí Minh đến ủy ban bãi công đề nghị được tham gia đội diễn thuyết với “danh nghĩa là hội viên Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức”. Hồ Chí Minh đã ghi tên bằng bí danh Lý Thụy và báo cáo đề tài mình chuẩn bị diễn thuyết: “Mối quan hệ giữa nhân dân Trung Quốc với các dân tộc bị áp bức và tính tất yếu phải liên hiệp lại đánh đổ chủ nghĩa đế quốc”. Ủy ban bãi công hoan nghênh Hồ Chí Minh tham gia đội diễn thuyết và “giới thiệu ngay đến các khu công nhân, lần lượt diễn thuyết”. Ngày hôm sau, tờ công nhân chi lộ đặc hiệu đưa tin Hồ Chí Minh tham gia dội dân thuyết trong bài “Người Việt Nam gia nhập dội diễn thuyết”7.

Về hoạt động của Hồ Chí Minh tham gia diễn thuyết trong cuộc bãi công lớn ở Cảng Tỉnh, Vương Nhất Tri hồi tưởng như sau:

“Hồ Chí Minh lúc ở Quảng Châu trong thời kỳ đại cách mạng, công việc rất bận rộn nhưng tinh thần hết sức dồi dào. Ngoài việc hoàn thành công tác ở phòng phiên dịch của cố vấn Bô-rô-đin, lãnh đạo Hội Việt Nam thanh niên cách mệnh đồng chí và chủ trì các lớp huấn luyện chính trị đặc biệt, Người còn tham gia hoạt động của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức, kề vai sát cánh với các đồng chí Trung Quốc cùng chiến đấu, góp phần cống hiến sức mình vào cuộc cách mạng của Trung Quốc. Trong cuộc bãi công lớn ở Cảng Tỉnh, Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia các công tác tuyên truyền cổ động. Lúc bấy giờ có hơn 20 vạn công nhân Cảng Tỉnh trở về Quảng Châu. Ủy ban bãi công thường tổ chức quần chúng mít tinh và tuần hành. Tại Quảng trường Đông Hiệu thường được triệu tập những cuộc họp của quần chúng có hàng vạn người tham gia. Trong khu vực quảng trường được dựng lên những bục diễn thuyết, tham gia những cuộc diễn thuyết này có đại biểu công nhân bãi công, có các đồng chí phụ trách lãnh đạo Đảng cộng sản của Khu ủy Quang Tây ; các đồng chí phụ trách công tác công vận và có cả cố vấn Liên Xô Bô-rô-đin v.v. Hồ Chí Minh cũng thường tham gia diễn thuyết. Hồi đó ở một vài trường hợp công khai thì Hồ Chí Minh nói tiếng Pháp, nhưng khi diễn thuyết được công nhân bãi công thì dùng tiếng Trung Quốc. Người nói tiếng Trung Quốc rất khá, chỉ có điều hơi lai âm tiếng Quảng Đông. Trong những buổi nói chuyện đó, Hồ Chí Minh đã từ mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Trung Quốc với cuộc đấu tranh của các dân tộc và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới mà đánh giá cao cuộc bãi công lớn của Cảng Tỉnh, đồng thời nhiệt liệt cổ vũ công nhân bãi công đoàn kết nhất trí, kiên trì đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng. Khi diễn thuyết, giọng của Người âm vang, giàu tính kêu gọi, được công nhân bãi công hết sức hoan nghênh8. Hồ Chí Minh tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền trong cuộc bãi công lớn ở Cảng Tỉnh, bằng hành động thực tế ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Trung Quốc ủng hộ cuộc đại cách mạng của Trung Quốc, thể hiện một cách sinh động tinh thần quốc tế vô sản.

 

* Trích dịch mục 4, chương II sách Hồ Chí Minh với Trung Quốc của Hoàng Tranh. Nhà xuất bản Giải phóng quân, Bắc Kinh (Trung Quốc), 1987. Nhan đề là của người dịch. 

1. Về tên gọi của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. từ trước tới nay một số sách báo ghi thêm hai chữ Á Đông là không đúng với tên gọi lúc thành lập. Ngay trên bìa sách Đường kách mệnh xuất bản năm 1927 cũng như con dấu đóng trên bìa đều ghi: Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức (chú thích của người dịch).

2. Xem Công nhân chi lộ đặc hiệu cơ quan của Ủy ban bãi công Hồng Kông, số 18, ra ngày 12 tháng 7 năm 1925.

3. Đinh Tế Dân, nhân sĩ người Việt Nam thời trẻ học ở Giảng Võ Đường, Vân Nam, sau đó giảng dạy ở trường quân sự Hoàng Phố (theo sách Ghi chép của học sinh trường Hoàng phố). Ngày 22 tháng 11 năm 1925, trong một cuộc đại hội do Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức triệu tập để hoan nghênh đại biểu thuộc địa, Đinh Tế Dân đã đọc diễn văn với tư cách là đại biểu chi bộ Việt Nam. Xem Công nhân chi lộ đặc biệt, số 151, ra ngày  24 tháng 11 năm 1925.

4. Công nhân chi lộ đặc hiệu ; số 26 ra ngày 20 tháng 7 năm 1925.

5. Công nhân chi lộ đặc hiệu ; số 240, ra ngày 23 tháng 2 năm 1926.

6. Công nhân chi lộ đặc hiệu ; số 320, ra ngày 15 tháng 5 năm 1926.

7. Công nhân chi lộ đặc hiệu ; số 20 ra ngày 14 tháng 7 năm 1925. Để giấu tên gọi Lý Thụy, tờ báo viết “Người Việt Nam Lý Mỗ”

8. Tác giả đã ghi lại lời Vương Nhất Tri trong buổi gặp gỡ ngày 6 tháng 10 năm 1982. Nội dung chủ yếu còn được tham khảo thêm ở bài của Vương Nhất Tri “Nhớ đồng chí Trương Thái Lôi”  đăng trên Nghiên cứu lịch sử cận đại, số 2 năm 1983.

Nguồn Lịch sử Đảng. -1989. –Số tháng 3. –Tr.44-46.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.