Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Hồ Chí Minh với hành trình giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh với hành trình giải phóng dân tộc

Trước bối cảnh lịch sử ấy, người thanh niên yêu nước Nguyên Tất Thành sau khi tham gia các phong trao vận động cứu nước và chứng kiến các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không thành công, ngày 3-6-1911 , Người lấy tên là Văn Ba đã xuống làm thuê ở tàu Amiran Latusơ Tơrevin (Amiral Latouchc Tre'ville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Nam Sao của Pháp. Ngày 5-6-1911, Văn Ba cùng tàu rời cảng Nhà Rồng - Sài Gòn đi Mácxây (Marseillc) với mục đích rõ ràng, như sau này Người trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: Vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, "Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi: lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”1.

Rời Tổ quốc thân yêu, trong Nguyễn Tất Thành nặng trĩu lòng yêu nước, thương dân phải sống thân phận nô lệ, cuộc đời lầm than tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Người quyết tâm thực hiện quá trình "vô sản hoá", hoà mình vào giai cấp vô sản thế giới, đi tới nhiều nước trên cả bồn châu lục Á-Âu-Phi-Mỹ, nghiên cứu các nước đế quốc và hệ thống thuộc địa của chúng. Người sống, làm việc và rèn luyện nhiều năm trong phong trào chính trị - xã hội ở Mỹ, Anh. Pháp.

Nguyễn Tất Thành với trí thông minh xuất chúng, lại dày công học hỏi tạo dựng vốn học thức, vốn văn hoá-lịch sử sâu rộng; trải qua hàng chục năm hoạt động cứu nước và trong phong trào cách mạng thế giới đã tạo cho Người vốn sống thực tiễn cực kỳ phong phú. Trong hai năm 1919 và 1920, hoạt động trong Đảng Xã hội và phong trào công nhân Pháp, Người đã tiếp cận Cách mạng tháng Mười Nga, đến với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hiểu rõ chỉ có Liên Xô và Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) là chủ trương giải phóng các dân tộc bị áp bức như một chặng đường cần thiết trong cuộc giải phóng toàn diện con người. Những nhận thức này đã dưa Nhuyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính thành một chiến sĩ cộng sản. Người viết: cách mạng tháng Mười đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc, phá tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng. Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Cách mạng tháng Mười đã mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”2. Trả lời câu hỏi vì sao Người bỏ phiếu tán thành tham gia “Quốc tế III. Người nói, vì "Quốc tế III rất chú ý đến vấn để giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”3.  Và "Chú nghĩa Mác- Lênin là chủ nghĩa cách mạng và khoa học nhất”4. Người kết luận: Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo đường lối của Quốc tế III, đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khác Tư và Lênin.

Đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “theo Chủ nghĩa Mác thì chẳng những cần hiểu biết quy luật thế giới để giải thích thế giới mà còn phải dùng sự hiểu biết ấy để cải tạo thế giới... Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành động”5. Vì vậy Người đã lẫy ánh sáng của lý luận Mác-Lênin soi sáng thực ít xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến mà vạch rõ hai nhiệm vụ lịch sử cấp bách của dân tộc là đánh đuổi đế quốc thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc và canh tân đất nước. Hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được Người xác định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”6, tức là: “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chu nghĩa”7. Hai giai đoạn cách mạng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Như vậy, sau gần 10 năm bôn ba khắp thế giới, đến cuối năm 1920 . Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mac-Lênin, tham gia Quốc tế III và trở thành người cộng sản, xác lập được con đường cứu nước theo cách mạng vô sản-giải phóng dân tộc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

2. Hồ Chí Minh - người chỉ đường giải phóng dân tộc.

Khi nhiều thế hệ tiền bối thất bại trong thực nghiệm con đường giải phóng dân tộc thì Hồ Chí Minh tìm ra, xác lập được con đường cứu nước mà lịch sử khẳng định là hoàn toàn đúng đắn - đó là một thiên tài. Tìm ra, xác lập con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đã khó, việc truyền bá, giác ngộ con đường đó cho dân tộc cũng là một sự nghiệp gian truân và cực kỳ quan trọng. Lôgíc trong tư duy Hồ Chí Minh là xác lập được “con đường cách mạng vô sản”-lý luận cách mạng, thì tiếp đến “cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”, “cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểư”8. Và khi dân được giác ngộ làm cho "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”9 được. Bởi vậy, ngay đầu những năm hai mươi của thế kỷ trước, khi đang ở nước Pháp, Hồ Chí Minh đã xác định: "Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”10.

Trên thực tế, Hồ Chí Minh không chờ đến khi về nước mới tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho dân chúng Việt Nam. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Bởi vậy, Việt Nam làm "cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân”11, ngược lại cũng phải làm cho thế giới hiểu và ủng hộ cách mạng Việt Nam, trước hết là Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc đã tận dụng mọi cơ hội để vạch trần bản chất xấu xa của chủ nghĩa đế quốc thực dân và giác ngộ nhân dân thuộc địa đứng lên làm cách mạng giải phóng. Năm 1919 , nhân danh nhóm người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị đại biểu các nước đế quốc đã tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) họp ở Véc xây ( Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Người còn thuê in thành truyền đơn, đăng trên các báo, gửi đến các nhà hoạt động có tên tuổi, phân phát trong các buổi hội họp, mít tinh, gửi cho Việt Kiều và gửi về nước. Yêu sách không được trả lời, nhưng lại là dịp để Nguyễn Ái Quốc chỉ cho nhân dân chính quốc và thuộc địa nhận rõ bản chất lừa bịp của chủ nghĩa đế quốc, chỉ cho nhân dân thuộc địa biết rằng muốn được giải phóng phải biết tin vào chính mình.

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc gửi Yêu sách đến Hội nghị Vecxây được đánh giá như "tiếng bom" làm rung chuyển các nước đế quốc và thức tỉnh nhân dân thuộc địa và chính quốc. Nguyễn Ái Quốc còn liên tục có những bài viết trên các báo của Pháp để giải thích cho nhân dân Pháp hiểu rõ thế nào là thuộc địa, thế nào là bọn thực dân, và làm cho nhân dân thuộc địa hiểu rõ con đường đi đến độc lập tự do thật sự, ai là bạn, ai là thù trên con đường đấu tranh cho độc lập tự do của mình.

Năm 1921, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp, Người đề nghị Đảng thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa. Đại hội chấp thuận ý kiến của Người và đã thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng gồm 5 tiểu ban, trong đó Nguyễn Ái Quốc được giao làm Trưởng tiểu ban Đông Dương. Cũng theo đề nghị của Nuyễn Ái Quốc, trên báo Lhumanité của Đảng đã hình thành chuyên mục về thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc cũng chủ trương ra báo Việt Nam hồn bằng tiếng Việt xuất bản ở Paris và chuyển về nước để thức tỉnh đồng bào Việt Kiều và đồng bào trong nước. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng các nhà yêu nước các thuộc địa Pháp sáng lập ra hội Liên hiệp thuộc địa và sau đó là cơ quan ngôn luận của hội - báo Người cùng khổ (Le Paria). Sau hai năm hoạt động. Nhuyễn Ái Quốc đánh giá: hội Liên hiệp thuộc địa và tờ báo Người cùng khổ đã có những kết quả tốt. Nó đã làm cho nước Pháp, nước Pháp chân chính hiện rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa. Làm cho nước Pháp hiểu rõ bọn cá mập thực dân đã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp để gây nên những tội ác không thể tưởng tượng được. Nó đã thức tỉnh đồng bào chúng ta. Đồng thời nó cũng khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do bình đẳng và bác ái"12.

Từ giữa năm 1923, hoạt động ở trung tâm Quốc tế Cộng sản tại Mátxơcơva. Nguyên Ái Quốc đã tận dụng mọi diễn đàn từ Đại hội V Quốc tế Cộng sản đến các đại hội của các tổ chức Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Cứu tế quốc tế... các báo của Liên Xô, của nước Pháp để tuyên truyền đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, giác ngộ và tập hợp các lực lượng cách mạng thế giới ủng hộ cách mạng của các dân tộc thuộc địa. Năm 1924, Nhuyễn Ái Quốc hoàn tất tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp và xuất bản ở Phụ vào năm 1925, là lời kết án đanh thép đối với chế độ thực dân, đồng thời nó còn là chất xúc tác "lên men tinh thần cách mạng của quần chúng. Bản án chế độ thực dân Pháp cùng báo Người cùng khổ và nhiều tờ báo của Pháp có đăng bài của Nguyễn Ái Quốc được bí mật chuyển về nước làm bừng tỉnh cả một thế hệ những người Việt Nam yêu nước mà trước đó họ còn đang lúng túng chưa biết đi đường nào để tới độc lập dân tộc.

Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về đến Quảng Châu (Trung Quốc), đây là cơ hội Người trực tiếp chỉ đường cứu nước cho những người Việt Nam yêu nước. Tại đây Người cùng các nhà cách mạng nhiều nước sáng lập ra hội Liên hiệp các dân tộc Á Đông bị áp bức, Người được bầu làm Bí thư của Hội. Hội là tổ chức giác ngộ, liên minh, đoàn kết các lực lượng cách mạng chống đế quốc và phong kiến của nhiều nước Châu Á. Cùng thời gian này, tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc lập ra hội Việt Nam cách mạng thanh niên và ra báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của đội. Đồng thời Người còn cho ra đời nhiều tờ báo khác như báo Công Nông, báo Binh Lính ... Tận dụng điều kiện khi đó, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho các nhà yêu nước Việt Nam tại Quảng Châu. Từ 1925 đến 1927, đã mở được 10 khoá cho hơn 200 học viên, là người tổ chức các lớp đào tạo cán bộ, đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng là người trực tiếp giảng dạy. Những nhà yêu nước được triệu tập từ trong nước sang Quảng Châu, hoặc đang hoạt động ở trung Quốc lần lượt được học ở các lớp huấn luyện chính trị, Tại các lớp huấn luyện cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân Việt Nam mượn sống phải làm cách mệnh; người cách mệnh trước hết phải có tư cách của người cách mệnh, phải có lý luận cách mệnh tiền phong đó là chủ nghĩa Mác-lênin; cách mệnh muốn thành công trước hết phải có đảng cách mệnh, đảng phải vững cách mệnh mới thành công, đảng muốn vững phải có chủ nghĩa Mác-Lênin làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu và làm theo chủ nghĩa ấy, để bảo đảm cho cách mệnh thành công, ngoài việc phải có đảng cách mệnh vững, đồng thời đảng còn phải xây dựng được lực lượng căn bản (công nông là gốc cách mệnh) và lực lượng quan trọng của cách mệnh Việt Nam (học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông); đảng phải có và thực hiện tốt đường lối đoàn kết quốc tế đúng đắn ; đảng còn phải có phương pháp cách mệnh đúng đắn, phù hợp với thực tế Việt Nam; đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ cách mệnh vừa có đức vừa có tài một lòng một dạ sẵn sàng phấn dấu hy sinh vì sự nghiệp cách mệnh của đảng, của dân tộc, muốn có độc lập tự do, cách mệnh Việt Nam phải đi theo con đường cách mệnh Tháng Mười Nga - cụ thể là, trước làm cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị được Người biên soạn và cho xuất bản thành cuốn Đường cách mệnh vào đầu năm 1927. Từ giữa năm 1927, Nguyễn Ái Quốc không có điều kiện tiếp tục mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, những học trò của Người lui về biên giới Việt - Trung và về trong nước tiếp tục mở các lớp huấn luyện, cuốn Đường cách mệnh vẫn là tài liệu chính cho các lớp huấn luyện này. Hơn thế, theo sự chỉ dẫn của Nguyễn Ái Quốc, những người được huấn luyện chính trị đã đi vào phong trào cách mạng của quần chúng để tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức quần chúng, đồng thời tự rèn luyện mình trong phong trào cách mạng đó. Kết quả từ giữa năm 1929 phong trào cách mạng lên cao, tự thân phong trào cách mạng đòi hỏi phải có đảng cách mạng. Đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam, mùa Xuân năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo bước ngoặt đi lên căn bản cho cách mạng nước ta, từ đây Nguyễn Ái Quốc cùng với Đảng do Người sáng lập đóng vai trò lịch sử dẫn dắt toàn dân tộc làm cách mạng.

3. Về nước dẫn đường cho dân tộc đi tới giải phóng.

Ngày 28-1-1941 (tức ngày 2 tháng Giêng năm Tân Tỵ) sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành - Nuyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh về nước. Người lấy bí danh là Già Thu và chọn hang Cốc Bó thuộc làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng làm “đại bản doanh” đầu tiên để dẫn đường cho dân tộc làm cách mạng.

Với Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc phải là nhiệm vụ, là mục tiêu trực tiếp, trước hết của cách mạng Việt Nam. Ngày 10-5-1941, tại Khuổi Nậm-Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành trung ương Đảng hội nghị nhất trí xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương, quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu, nghèo, già, trẻ, gái, trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn. Hội nghị quyết định khởi nghĩa vũ trang từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Ngay tại Pác Bó, Hồ Chí Minh đã dẫn đường cho nhân dân ta xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, liên kết quốc tế, chuẩn bị thực lực để tạo và đón thời cơ cách mạng. Người hướng dẫn xây dựng các tổ chức Việt Minh: các đội du kích

Tiến lên xây dựng đội quân chủ lực, xây dựng chính quyền của nhân dân trong khu giải phóng... Sự dẫn đường chỉ lối của Hồ Chí Minh và của Đảng do Người sáng lập đã dẫn nhân dân ta đi tới làm nên thành công kỳ diệu của Cuộc cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời được 21 ngày thì quân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Đất nước đứng trước thách thức vô cùng nghiêm trọng, cùng một lúc phải chống lại ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Cách mạng ở thế ''ngàn cân treo sợi tóc''. Trong tình thế hiểm nghèo lại sáng ngời nên sự dẫn đường, chỉ lối sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa dân tộc ta phá tan thế giặc ngoài, thù trong, giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp chịu thất bại nhưng Mỹ lại nhảy vào muốn thống trị lâu dài nhân dân ta. Ngay trước khi Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ thừa nhận sự thất bại trong cuộc xâm lược Đông Dương và rút quân về nước, tại Hội nghị lần thứ sáu (khoá II) của Đảng (15-7-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho toàn Đảng, toàn dân ta thấy rõ:  ''Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào''13.

Sau Hiệp định Giơnevơ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định; chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình huống Mỹ-ngụy có thể gây ra. Người chỉ dẫn cho Đảng và nhân dân ta: Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khi Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn quân và dân ta phải biết ''đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào''. Nhân dân ta đã thực hiện xuất sắc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ''đánh cho Mỹ cút, để tạo thế, tạo lực ''đánh cho ngụy nhào'' giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước vào thời kỳ thực hiện đường lối chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên cả nước - từng bước thực hiện triệt để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Nhìn lại hành trình giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, càng tự hào và tin tưởng vào con đường cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Mình tìm tòi, xác lập, chỉ đường, dẫn lối cho nhân dân ta liên tục giành thắng lợi.

Nguồn Lịch sử Đảng. - 2011. -  Số tháng 1. – Tr. 43 - 48

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.