Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Nguyễn Ái Quốc với vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Đại hột lần thứ năm của Quốc tế cộng sản (17-6 đến 8-7-1924)
Nguyễn Ái Quốc với vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Đại hột lần thứ năm của Quốc tế cộng sản (17-6 đến 8-7-1924)

Quốc tế II đã đề Cập đến VĐTĐ tại nhiều đại hội ở Luân Đôn (1896), Pari (1900), Stutga 1907), vì lúc bấy giờ các nước đế quốc đang tranh nhau chia lại thuộc địa trên thế giới. Song VĐTĐ lại trở thành một chủ đề tranh cãi giữa những người mácxít và bọn cơ hội trong tổ chức quốc tế này. Các đạt biểu của phái cơ hội cho rằng chế độ thuộc địa có thể và cần phải tồn tạt trong chế độ tư bản chủ nghĩa để “khái hoá văn minh” cho các dân tộc lạc hậu. Những quan điểm như vậy hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa Mác về VĐTĐ. V.l.Lênin đã vạch trần những luận điểm sai lầm về cái gọi là "chính sách thuộc địa xã hội chủ nghĩa”, về vai trò “khai hoá" của bọn tư bản thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), những lãnh tụ phái xã hội - dân chủ đã ủng hộ chính phủ nước mình tiến hành chiến tranh đế quốc đế phân chia lại thuộc địa trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào GPDT cũng lớn mạnh với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, thực hiện khẩu hiệu chiến đấu của Lê nin: “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công và trong thắng lợi của nhân dân Nga đánh thắng thù trong, giặc ngoài, tháng 3-1919, QTCS được thành lập. Vấn đề dân tộc và thuộc địa trở thành một vấn đề trung tâm của QTCS.

Đại hội lần thứ II của QTCS khai mạc ngày 10-7-1920 , V.l. Lê nin đã báo cáo Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Đây là một đóng góp to lớn vào học thuyết Mác về con đường đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Từ khẩu hiệu chiến đấu của C.Mác "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!", V.l.Lê nin đã phát triển thành “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”

Ngày 16 và 17-7-1920 trong hai số liền, báo L'humanité (Nhân đạo) đăng toàn bộ bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vân đề thuộc địa của Lênin. Trong đó Lênin phê phán các quan điểm sai lầm của tư tưởng sôvanh, nhấn mạnh sự đoàn kết quốc tế giữa những người cộng sản và nhân dân thuộc địa trong cuộc đấu tranh để giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc ở Pari đã chăm chú đọc nhiều lần văn kiện này. Người nhớ lại: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính, Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi sáng tỏ, tin tưởng biết buột Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: khối đồng bào bị đọa đày đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Có thể nói đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, song nguyên lý về quyền tự quyết dân tộc, trong đó có quyền độc lập của các dân tộc thuộc địa, về liên minh công-nông, về mối quan hệ của ĐCS đối với các dân tộc thuộc địa đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức thống trị của CNĐQ,... đã tác động mạnh mẽ tới Nguyễn Ái Quốc. Nó nâng cao nhận thức của Người về con đường giải phóng của dân tộc mình, cũng như nhân dân các nước thuộc địa khác. Đồng thời, những quan điểm của Lênin nêu trên trở thành một vũ khí trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái về VĐTĐ. Cuộc đấu tranh này đã diễn ra ở Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, khai mạc ngày 25-12-1920, tại thành phố Tua, tiếp đó tại Đại hội lần thứ V của QTCS (tháng 6, 7-1924).

Ngày 30-6-1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp bí mật đến Pêtơrôgrát, rồi tới Mátxcơva. Ngày 10-10-1923, Người dự Hội nghị lần thứ I của Quốc tế nông dân với tư cách đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương. Trong bài phát biểu vào ngày đầu (10-10) và ngày thứ tư (13-10) của Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc không chỉ tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nông dân Đông Dương mà còn nhấn mạnh những tư tưởng của Lênin về vai trò của nông dân trong cuộc đấu tranh GPDT, về sức mạnh của liên minh công-nông, nghĩa vụ của giai cấp công nhân chính quốc đối với thuộc địa. Người nhấn mạnh: nếu giai cấp công nhân các nước tư bản chính quốc chỉ “nói đến một chính quyền vô sản và việc lật đổ chủ nghĩa tư bản” mà không giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh GPDT thì mọi việc làm của mình cũng trở thành vô ích.

Những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc ở Hội nghị lần thứ I quốc tế nông dân được trình bày mạnh mẽ, có hệ thống hơn tại Đại hội lần thứ V của QTCS, trong không khí cuộc đấu tranh về tư tưởng khá gay gắt sau khi Lênin vừa từ trần (ngày 21-1-1924). Nguyễn Ái Quốc đã tới viếng và tham dự lễ tang Lênin. Với niềm xúc động sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn, Nguyễn Ái Quốc viết bài "Lênin và các dân tộc thuộc địa”, đăng trên báo Pravđa (Sự thật), bày tỏ sự quyết tâm đi theo con đường mà Lênin đã vạch ra đã trở thành"... ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội".

Từ Đại hội lần thứ I của QTCS, một số luận điểm đã xa rời quan điểm của Lênin về vấn đề giải phóng của nhân dân thuộc địa. Tơrôtski trong Bản tuyên bố tại Quốc tế cộng sản gửi đến giai cấp vô sản toàn thế giới, đã nêu: “việc giải phóng thuộc địa có lẽ chỉ tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân tại trung tâm của đế quốc. Công nhân và nông dân không chỉ của An Nam, Angiêri, Bengan mà cả Ba Tư, Acmênia có thể sẽ giành được độc lập chỉ khi nào công nhân ở Anh và Pháp lật đổ được Lôi Gioócgiơ (Lloyd George) và Clêmăngxô (Clémenceau) và nắm được quyền lực của đất nước trong tay họ".

Rõ ràng là luận điểm này không được thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa xác nhận. Nguyễn Ái Quốc khi tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin cũng có nhiều luận điểm mới về “công cuộc giải phóng ... chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân…”, với sự giúp đỡ của các đồng chí ở chính quốc đồng tình với sự nghiệp của chúng ta và cách mạng thuộc địa có thể thành công trước khi cách mạng vô sản thắng lợi ở chính quốc.

Tham gia Đại hội lần thứ V của QTCS, (Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đồng thời cũng là đại biểu đầu tiên của nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Vì vậy, cùng với việc theo dõi các vấn đề được nêu ra và thảo luận ở Đại hội Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề phong trào GPDT và cuộc đấu tranh ở các thuộc địa. Vấn đề dân tộc và thuộc được ghi ở điểm 5 trong chương trình làm việc của Đại hội.

Tại Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã ba lần phát biểu tham luận. Tại phiên họp thứ 8, ngày 23-6-1924, Người đã phân tích rằng, phương Đông trở thành trung tâm của các phong trào cách mạng; các thuộc địa vừa là tương lai, vừa có thể trở thành nguy cơ nghiêm trọng đối với cách mạng vô sản. Các thuộc địa có thể trở thành lực lượng hậu bị to lớn của giai cấp tư sản chống giai cấp vô sản. Những người cộng sản phải hiểu rằng thắng lợi của mình phải gắn liền, chặt chẽ với cách giải quyết các VĐTĐ và phải nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc. Tại phiên họp thứ 22, ngày 1-7-1924, trong bài phát biểu của mình, Nguyễn Ái Quốc lại nhấn mạnh rằng Lênin là người đầu tiên nhìn thấy sự gắn bó giữa quyền lợi của người vô sản phương Tây với các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Quan điểm đó của Nguyên Ái quốc sau này được minh hoạ cụ thể trong hình ảnh “Con đỉa có hai vòi…”

Trong phiên họp thứ 25, ngày 3-7-1924, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích vấn đề ruộng đất và vấn đề nông dân ở thuộc địa, chính sách của Pháp trong việc cưỡng đoạt ruộng đất, lạm thu thuế khoá ở Đông Dương, Angiêril một số nước Tây Phi và vùng xích đạo châu Phi thuộc Pháp. Hậu quả của Chính sách này làm cho người dân thuộc địa cơ khổ, chết chóc, đói rét bệnh tật và những cuộc hành quân càn quét của quân đội thuộc địa càng làm cho họ khốn khổ hơn.

Thời gian ở Mátxcơva Nguyễn Ái Quốc còn tham dự nhiều đại hội của các tổ chức quốc tế (công hội, thanh niên, phụ nữ thuộc QTCS). Ở đâu, Người cũng trình bày tình cảnh của nhân ân thuộc địa và yêu cầu của cuộc đấu tranh GPDT theo nguyên lý của chủ nghĩa Lênin.

Để hiểu rõ sự nhân thức sáng tạo và sự trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt về vấn đề dân tộc và thuộc địa được thể hiện trong những phát biểu của Nguyễn Ái quốc, chúng ta có thể phác hoạ đôi nét về những quan điểm khác nhau ở Đại hội lần thứ V của QTCS.

Đại hội lần thứ V của QTCS đã thể hiện sự chia rẽ quan điểm giữa các đại biểu về nhiều vấn đề có liên quan đến vấn đề dân tộc và thuộc địa. Trước tiên là vấn đề “chiến lược về mặt trận đoàn kết" của QTCS mà Dinôviép gọi là ',vấn đề được tranh cãi nhiều nhất trong hàng ngũ của chúng ta". Ông khẳng định rằng: “chiến lược mặt trận đoàn kết vẫn đúng”, nhưng “vấn đề phải được đặt ra một cách đúng đắn cho riêng từng nước phù hợp với những đặc điểm riêng của nó”. Trái lại Tơrôtski lại hiểu chiến lược mặt trận đoàn kết là "sự liên minh chủ yếu với những người xã hội - dân chủ. M.N.Roy, đại biểu người Ấn Độ nhấn mạnh rằng, QTCS trong chiến lược về mặt trận đoàn kết phải chú ý nhiều hơn đến những công nhân cách mạng và đặc biệt là nông dân ở các nước thuộc địa.

Xuất phát từ thực tiễn của các thuộc địa, từ sự nhận thức sáng tạo tư tưởng Lênin, trên diễn đàn Đại hội QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã làm sáng tỏ nhiều điểm quan trọng, đóng góp vào việc giải quyết vấn đề mặt trận đoàn kết, vai trò của công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh GPDT.

Thứ nhất, trình bày cảnh nghèo khó, lạc hậu của nhân dân thuộc địa, chủ yếu là nông dân, ở tất cả thuộc địa của bọn thực dân đế quốc: "Sự cùng khổ của họ không sao tả xiết. Thiếu lương thực nên họ phải ăn những thứ rau cỏ dại hay thóc gạo mục nát vì thế mà bệnh sốt, thương hàn, bệnh lao hoành hành trong nhân dân. Ngay những năm được mùa cũng thấy có những nông dân đi bới những đống rác ở thành thị tranh thức ăn thừa với chó. Còn khi mất mùa thì xác chết nông dân ngổn ngang ngoài đồng và trên đường”. Chỉ đôi nét chấm phá, Nguyễn Ái Quốc vẽ nên bức tranh đầy đủ, sắc nét về tình cảnh người nông dân thuộc địa mà nhiều người cộng sản ở các chính quốc không am tường.

Thứ hai, nhấn mạnh sự cần thiết phải quán triệt trong thực tiễn quan điểm của Lênin về VĐTĐ. Đó là việc liên hệ chặt chẽ giữa phong trào GPDT ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và vấn đề dân tộc chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản”. Ở đây Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh các nguyên tắc, đồng thời thẳng thắn phê bình các ĐCS chính quốc chưa làm gì để giáo dục giai cấp công nhân hiểu biết về thuộc địa và có tinh thần quốc tế chân chính.

Thứ ba, nêu rõ sức mạnh của nhân dân thuộc địa đông đảo là nông dân, trong cuộc đấu tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của công nhân: "Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng".

Những ý kiến trong các bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ V của QTCS chứng tỏ sự trưởng thành về nhận thức chính trị sự vững vàng trong việc quán triệt và vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc và thuộc địa. Đây là kết quả của một quá trình nhận thức thực tiễn và tư duy lý luận sáng tạo được tích luỹ trong những năm đi tìm đường cứu nước và hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trình bày ở Đại hội lần thứ V của QTCS được phong trào cách mạng GPDT của nhân dân Việt Nam và ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc khác xác nhận. Những luận điểm này vẫn còn giá trị dù tình hình thế giới đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc.

Nguồn Lịch sử Đảng. – 2004. – Số 6. – Tr. 24-27

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.