Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Bác Hồ với lực lượng vũ trang thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa
Bác Hồ với lực lượng vũ trang thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa

Sáng lập lực lượng vũ trang là một trong những cống hiến vĩ đại của Bác đối với cách mạng Việt Nam.

Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, như nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã xác định, cùng với đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, Bác và Trung ương Đảng rất quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.

Ngay từ khi mới về Pác Bó (đầu 1941), Bác Hồ đã chọn lựa một số cán bộ gửi ra nước ngoài học tập quân sự. Người chủ trương hễ tổ chức Việt Minh phát triển đến đâu thì xây dựng lực lượng vũ trang đến đó.

Cuối năm 1941, Người chỉ thị thành lập tiểu đội du kích thoát ly đầu tiên của tỉnh Cao Bằng (1). Người còn biên soạn, biên dịch một số tài liệu quân sự để cán bộ và quần chúng học tập  như Cách đánh du kích, Cách huấn luyện cán bộ quân sự, Kinh nghiệm Tàu,... đã viết về vấn đề quân sự trong tập Nhật ký trong tù - Người chỉ thị tổ chức các lớp quân chính để đào tạo cán bộ quân sự, thực hiện chỉ thị này, đầu 1942, lớp quân chính khóa 1 được tổ chức ở Pác Bó.

Cuối năm 1944, từ Trung Quốc vừa về tới Pác Bó, Bác Hồ đã ra hai chỉ thị quan trọng quyết định tới sự phát triển của lực lượng vũ trang và phong trào cách mạng nước ta. Đó là chỉ thị hoãn chủ trương “phát động chiến tranh du kích” (thực chất là khởi nghĩa) của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng và chỉ thị thành tập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng trong cuộc họp tháng 7-1944 đã nhận định: căn cứ vào tình hình thế giới, tình hình trong nước tình hình Cao - Bắc - Lạng, điều kiện để phát động chiến tranh du kích trong Liên tỉnh đã chín muồi và chuẩn bị "phát động chiến tranh du kích". Ngày giờ phát động sẽ chờ cuộc họp sau quyết định.

Sau khi nghe báo cáo về tình hình và nghi quyết của Liên tỉnh ủy, đồng chí Hồ Chí Minh quyết định hoãn việc phát động chiến tranh du kích trong liên tỉnh. Người phân tích: Nghị quyết mới căn cứ vào tình hình Cao - Bắc – Lạng, chưa căn cứ vào tình hình toàn quốc, tức là thấy bộ phận mà không thấy toàn thể, trong nước, nhiều nơi chưa sẵn sàng khởi nghĩa; cán bộ, vũ khí đều phân tán, thiếu hẳn một lực lượng nòng cốt.  Trong điều kiện ấy, nếu phát động chiến tranh du kích theo qui mô quá rộng tất nhiên sẽ thất bại vì bọn đế quốc sẽ tập trung toàn lực để đàn áp. Người nhận định: Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ tổng khởi  nghĩa toàn dân chưa đến. Cho nên, nếu chúng ta chỉ hoạt động trong vòng chính trị thì không đủ để đẩy phong trào tiến tới. Nhưng nếu phát động chiến tranh du kích ngay thì sẽ bị quân địch làm cho nguy khốn. Đã đến lúc cuộc đấu tranh phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự, cần phải tìm mọi hình thức thích hợp thì mới có thể đi tới thành công.

Bác Hồ đã đề ra phương châm kết hợp hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự để đẩy mạnh phong trào, tạo điều kiện tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Người nhấn mạnh: muốn xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, chủ yếu phải dựa vào nhân dân muốn tiến hành đấu tranh vũ trang phải dựa vào và kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị của quần chúng. Các đoàn thể cách mạng của quần chúng càng được củng cố và phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.

Chủ trương sáng suốt của Bác Hồ để tránh cho Cao - Bắc - Lạng những tổn thất lớn.

Ngay sau đó, Người đề ra chủ trương thích hợp để đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa - lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) với nhiệm vụ chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, thực hành vũ trang tuyên truyền, kêu gọi và tổ chức toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này, làm đòn bảy cho cao trào cách mạnh toàn quốc. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực dân anh.

Ban chỉ thị thành lập đội "là một tài liệu ngắn gọn, súc tích, có tính chất cương lĩnh quân sự của Đảng ta, bao gồm những vần đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng, như kháng chiến toàn dân động viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây đựng lực lượng vũ trang và phương châm xây dựng ba thứ quân của lực lượng vũ trang, phương thức hoạt động kết  hợp quân sự với chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân,  nguyên tắc tác chiến và chiến thuật du kích của lực lượng vũ trang nhân dân" (1).

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một chủ trương sáng suốt của Bác Hồ trong tình hình thực tế ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Thực hiện chỉ thị của Người, ngày 22-12-1944, tại Cao Bằng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức và lãnh đạo được thành lập (2).

Vài ngày sau, để thực hiện lời căn dặn của Nguời: “Trận đầu phải thắng!” đội đã liên tiếp lập hai chiến công oanh liệt: Ngày 25-12-1944 hạ đồn Phai Khắt, ngày 26-12-1944 hạ đồn Nà Ngần, mở đầu tuyên truyền trăm trận trăm thắng của quân đội ta.

Chiến thằng của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng chung. Phong trào Việt Minh càng sôi nổi, lực lượng vũ trang được xúc tiến thành lập và nhanh chóng phát triển, quần chúng hăng hái, bọn phản động hốt hoảng.

Qua nội dung bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, những tài liệu quân sự, chính trị, do Người biên soạn, qua những chủ trương Bác đã đề ra để xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang và những lời dặn dò của Bác đối với cán bộ, chiến sĩ, Bác Hồ là người đầu tiên nêu rõ những quan điểm quân sự của Đảng ta một cách có hệ thống, là người đã đặt cơ sở cho nền lý luận quân sự hiện đại Việt Nam.

Về chiến lược, tư tưởng vũ trang toàn dân, khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân là tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự của đồng chí Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được quán triệt trong tất cả các tài liệu tuyên truyền, huấn luyện do người biên soạn. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang cũng là sự nghiệp của quần chúng. Người chỉ rõ: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”(3)

Người còn nói:

“Hễ có lòng yêu nước, hễ có lòng hy sinh thì bất kể đàn ông, đàn bà, người già hay con trẻ đều có thể đánh quân thù, đều có thể cứu tổ quốc”(1)

Người thiết tha kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, sử dụng mọi thứ vũ khí có trong tay để đánh Pháp, đuổi Nhật.

"Già nào,

Trẻ nào,

Lính nào,

Dân nào,

Đàn ông nào,

Đàn bà nào,

Kẻ có súng dùng súng,

Kẻ có dao dùng dao,

Kẻ có cuốc dùng cuốc,

Thấy Tây cứ chém phứa,

Thấy Nhật cứ chặt nhào,

Chúng nhiều là mấy vạn,

Mình mấy triệu đồng bào"(2)

Hào khí "bài ca du kích". Người viết năm 1942, thể hiện sinh động tư tưởng của Người về khởi nghĩa toàn dân, vũ trang toàn dân, toàn dân đánh giặc.

Trong mối quan hệ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Bác Hồ phân tích: Trước hết phải xây dựng lực lượng chính trị; trên cơ sở lực lượng chính trị hùng hậu, xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển cả hai lực lượng đó, phối hợp chặt chẽ giữa hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự, tùy từng nơi, từng lúc. Người nói:

"Muốn có đội quân vũ trang phải có đội quân tuyên truyền vận động, đội quân chính trị trước đã (3)

Về mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang cách mạng với nhân dân. Bác Hồ vạch rõ: Phải dựa vào nhân dân, như cá dựa vào nước. Lực lượng vũ trang chiến đấu vì dân cho nên sẽ được nhân gân nuôi dưỡng, bảo vệ. Lực lượng vũ trang cách mạng từ nhân dân mà ra, từ nhân dân mà trưởng thành, vì nhân dân mà chiến đấu. Sức mạnh của lực lượng vũ trang cách mạng bắt nguồn từ sức mạnh vô địch và khả năng tiềm tàng của nhân dân. Người thường căn dặn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cách mạng: "Phải lấy dân làm gốc, như cá dựa vào nước".

Bác Hồ chủ trương phải xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Ba thứ quân đó quan hệ chặt chẽ với nhau, giúp đỡ nhau, cùng đánh địch và cùng thắng địch. Buổi đầu, Người chủ trương trong khi tập trung lực lượng để lên một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang của các địa phương; đội quân chủ lực có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí, làm cho các đội này trưởng thành.

Về mỗi quan hệ giữa con người và vũ khí, Bác Hồ phân tích: vũ khí rất quan trọng, nhưng con người là quyết định. Đó là con người đã giác ngộ, con nguời cách mạng, con người có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù địch sâu sắc, chiến đấu dũng cảm và quan hệ tốt với nhân dân. Cho nên, công việc đầu tiên là tuyên truyền, giác ngộ, tổ chức quần chúng. Khi quần chúng đã giác ngộ cách mạng thì sẽ tìm ra vũ khí: tự sản xuầt ra vũ khí hoặc cướp vũ khí của giặc để giết giặc... Người nói: “Có người thì sẽ có súng. Hãy tổ chức quần chúng. Có quần chúng thì có tất cả”(4)

Rút kinh nghiệm trong đấu tranh của cách mạng Việt Nam và thế giới, Người đi đến một kết luận quan trọng:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Đó là cái nền cứu quốc của chúng ta”(5)

Về chiến thuật, đồng chí Hồ Chí Minh cũng vạch ra những hình thức tác chiến cơ bản khi lực lượng vũ trang cách mạng còn nhỏ bé. Người chủ trương phải “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông, mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung”(6). Về các vấn đề tổ chức, kỷ luật, kế hoạch, mệnh lệnh, Người căn dặn: Tổ chức cần chặt chẽ, thống nhất; kỷ luật cần nghiêm minh; kế hoạch phải tỉ mỉ, mệnh lệnh phải rõ ràng; hành động phải nhanh chóng, chính xác.

Người hướng dẫn cán bộ và chiến sĩ các kiểu đánh: phục kích, đánh tỉa, đánh lén, đánh úp…

Tư tưởng quân sự của Bác Hồ là sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh và quân đội cách mạng trong điều kiện cụ thể của nước ta; là sự kế thừa, phát triển truyền thống quân sự của dân tộc ta.

Tiến theo đường lối quân sự đúng đắn của Đảng và đồng chí Hồ Chí Minh, được sự chăm sóc, giáo dục, lãnh đạo của Người, được sự đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, chiến đấu dũng cảm và lập công vẻ vang, xứng đáng là “mũi mác”, “quả đầm thép” của lực lượng cách mạng. Trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã nhanh chóng phát triển thành đại đội, nhiều đại đội, cùng với các đơn vị Cứu quốc dân phát triển thành Quân giải phóng Việt Nam, anh dũng đi đầu trong cuộc tổng khởi nghĩa long trời, chuyển đất vào tháng Tám năm 1945.

Nguồn Lịch sử đảng. – 1990. – Số 6 (34). – Tr. 23-26

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.