Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Theo dấu chân Bác
Theo dấu chân Bác

Đến Boston, chúng tôi còn được biết cạnh xa lộ 93 nối thành phố cảng Dorchester, nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống, có một bình chứa khí đốt khổng lồ có tên gọi The Ho Chi Minh Memorial Gas Tank (Bồn chứa khí đốt tưởng nhớ Hồ Chí Minh).

Nữ nghệ sĩ Mỹ Corita Kent vào năm 1971 được giao vẽ trang trí trên chiếc bồn vừa lắp đặt đó để nó khỏi bị trơ trọi. Với tư tưởng chống chiến tranh, nữ họa sĩ thật thâm thúy đã vẽ lên đây một bức hình cầu vồng lớn nhất nước Mỹ. Nhưng không chỉ đơn giản như thế, những người chiêm ngưỡng bức họa ấy đều khẳng định rằng khi nhìn kỹ những đường nét của một trong bảy sắc cầu vồng này, sẽ thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam theo hướng nhìn nghiêng. Kể cả chòm râu phấp phới bay trong gió.

Họa sĩ Kent nhất quyết không trả lời nhà chức trách lúc bấy giờ khi bị hỏi về nội dung chủ đạo của bức họa này. Rồi bà đã mãi mãi ra đi vào giữa thậm kỷ 80 của thế kỷ trước, ghi tên mình vào một tác phẩm ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh và phản đối chiến tranh thuộc loại “độc nhếu vô nhị”.

Ngoài các tên gợi như thành phố của sự giàu có, của cây xanh, Boston còn được mệnh danh là thành phố đại học hay thành phố của những bộ não và Boston là thành phố in đậm bóng Người.

Đến thăm Omni Parker House, chúng tôi như được hòa mình trong không gian của thành phố Boston cổ kính, thanh bình và ấm áp với những bức tường gỗ sốt sơn màu nâu sẫm và những tay nắm cửa màu ánh đồng. Ở đây, người ta cũng dễ dàng cảm nhận được hơi thở của thời gian đang lắng đọng bên những chiếc đèn chùm cổ bằng pha lê, những chiếc bàn ăn bằng đá mài. Qua những pho tượng, bức ảnh treo trên các bức tường khi dạo trên đường phố, người ta cũng dễ dàng nhận ra rằng, nơi đây đã từng là địa điểm hội tụ của nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ, trong số đó có nhà thơ Ralple Waldo Emernon Omni Parker House cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc hội đàm, cuộc gặp gỡ giữa các chính trị gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Đây còn là nơi gặp gỡ của những nhà văn Anh - Mỹ nổi tiếng thời cuối thế kỷ 19 như Charles Dickens, Longfellow...

Trong cuốn lịch sử của Omni Parker House cũng ghi dấu ấn về một niềm vinh dự của khách sạn, đó là quãng thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống tại Boston, từng là một người đầu bếp chuyên làm bánh từ những năm tháng đầu tiên trong cuộc hành trình của Người đi tìm đường cứu nước.

Ngay cả khi công việc kinh doanh èo uột, những người chủ của khách sạn vẫn luôn tự hào đây là nơi duy nhất trên đất Mỹ còn lưu giữ được những kỷ niệm về Bác Hồ. Họ hãnh diện về một người thanh niên châu Á với những hoài bão lớn, đã làm việc mấy năm liền trong gian bếp của tòa khách sạn này, để rồi sau đó trở thành vị Chủ tịch của một quốc gia được cả thế giới ngưỡng mộ.

Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi, Người ra nước ngoài ngày 5-6-1911, làm nhiều nghề, tham gia nhiều cuộc vận động Cách mạng của nhân dân nhiều nước khác nhau trên các châu lục, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình... Trong suốt thời gian dài của những năm đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại tiệm bánh của khách sạn Omni Parker House. Cũng trong thời gian này, Người còn theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Tác giả Mary Billingsley đã viết một bài về khách sạn Omni Parker House, trong đó có những chi tiết: “Ngày ấy, người thợ bánh mang chí tiến thủ đạp tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở Boston, ngày ngày đi bộ mấy dặm đường để đến MIT gần bờ sông Charle Khách sạn Omni Parker House, nhiều hạng mục công trình đã được cải tạo và xây mới, duy chỉ có một gian bếp nhỏ nằm ờ dưới tầng hầm của tòa nhà thì dường như vẫn giữ nguyên. Bằng giọng trầm tĩnh và sự ngưỡng mộ, người quản lý khách sạn đã dẫn chúng tôi đến thăm và giới thiệu từng kỷ vật hiện có trong gian bếp ấy ông nói: Đó là những kỷ vật đã gắn liền với hoạt động của một người thanh niên yêu nước đến từ Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX, Người mà sau này đã trở thành vị Chủ tích nước đầu tiên của đất nước các bạn - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng là những chi tiết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quyển sách nhỏ viết về khách sạn này xuất bản năm 2001, nữ nhà văn, nhà báo của tờ Boston Globe, bà Susan Wilson viết: “Thật thú vị để lưu ý rằng, một nhà cách mạng trứ danh là lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam đã từng dành thời gian làm việc như là một người thợ nướng bánh tại tiệm bánh ngọt của Omni Parker House từ năm 1911 đến năm 1913. Vị đầu bếp đặc biệt ấy đã đem đến niềm vinh dự cho nơi này...”.

Đến thăm gian bếp dưới tầng hầm, nơi Bác từng làm việc ở một căn phòng nhỏ khoảng hơn 20m2, chúng tôi nhìn thấy trần nhà chi chít những ống dẫn và xả khí đốt. Không khí ngột ngạt với 4 bức tường màu vàng nhạt bao quanh dãy kệ bánh và miệng lò nướng. Giữa phòng là một chiếc bàn dài bằng đá trắng xám, trông giống đá hoa cương, trên có đặt một cái khuôn ép bánh to cùng những chậu bột bánh, cạnh những chiếc bánh được nhồi dang dở. Chiếc bàn đã bị vỡ mảnh bằng bàn tay ờ góc phải trong cùng, dấu vết hơn trăm năm đã không còn cạnh sắc nữa.

Theo lời ông David W.Ritchie - Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị của khách sạn Omni Parker House - thì ngày xưa, Bác Hồ đã từng làm việc trên chiếc bàn đá này. Những người quản lý khách sạn nói chiếc bàn đó là một trong những tài sản vô giá của họ. Bởi chiếc bàn đó là đồ dùng để làm việc của một vị lãnh đạo xuất chúng và là một nhà văn hóa của thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã có một thời gian làm việc tại khách sạn của họ.

Để bày tỏ tình cảm và sự ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban quản lý khách sạn vẫn trân trọng lưu giữ, sử dụng chiếc bàn từ ngày ấy đến giờ. Những người quản lý khách sạn nói chiếc bàn đó là một trong những tài sản vô giá của họ. Nhìn hiện vật xưa, chúng tôi đều xúc động khi hình dung cảnh một người đầu bếp với thân hình mảnh khảnh đã vượt nửa vòng trái đất đến đây và chấp nhận một cuộc sống cực nhọc mà lòng luôn canh cánh nỗi niềm vận mệnh của dân tộc mình.

Đã bao nhiêu lần đưa những vị khách người Việt và cả người nước ngoài xuống thăm gian bếp ấy. Mỗi lần như thế, ông David đều mang cảm xúc bồi hồi. Ông nói: Chúng tôi mãi mãi trân trọng lưu giữ hiện trạng và hiện vật nơi này như duy trì một niềm tự hào của chúng tôi mà không một nơi nào khác trên nước Mỹ này có được. Còn chúng tôi, một cảm giác trào dâng, thời gian như đọng lại vầng sáng của ý chí vẫn mãi ngời tỏa trong tâm thức bao người. Xâm chiếm lấy chúng tôi là cảm giác xúc động đan xen với lòng tự hào dân tộc và thành kính nhớ về Người.

 

Nguồn Cựu chiến binh Việt Nam. -2011. –Số Xuân. –Tr.7

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.