Bỏ qua nội dung chính

Điện Biên Phủ Ngày Ấy Bây Giờ

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Điện Biên Phủ Ngày Ấy Bây Giờ > Bài đăng > Điện Biên Phủ cuộc đấu trí giữa tình báo Pháp với an ninh Việt Nam
Điện Biên Phủ cuộc đấu trí giữa tình báo Pháp với an ninh Việt Nam

 

 

Các Hồi ký của tướng Navarro, tổng tư lệnh đạo quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương phàn nàn rằng từ Tổng cục tình báo chiến lược S.D.E.C.E. (Tổng cục tập trung tài liệu đối ngoại và Phản gián Pháp), các cơ quan quân báo khác không giúp ích gì cho công tác chỉ huy của ông trong chiến dịch Điện Biên, ngược lại ông nhận xét đối phương nắm chắc tình hình quân Pháp đến mức có chủ trương vừa mới bàn trong bộ Tổng tư lệnh thì Việt Minh đã biết rồi.
Quan hai tham mưu của Phòng Nhì Bắc Kỳ tên là Jean Fcrrandi trong cuốn hồi ký của mình nhan đề Sĩ quan Pháp đối mặt với Việt Minh, lại viết ngược lại: “Không có một vị Tổng tư lệnh nào được Phòng Nhì báo cáo tình hình Việt Minh đầy đủ như đại tướng Navarre". Trước khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Navarre đã trực tiếp hỏi Fcrrandi tình hình lòng chảo này vì đại tướng biết Ferrandi đã từng tháp tùng cựu Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp đại tướng Salan lên Điện Biên; Navarre đã nghe Fcrrandi nhận định về thung lũng Điện Biên có một nhược điểm rất lớn là nó nằm lọt thỏm giữa vùng núi do đối phương chiếm giữ, nếu Việt Minh nã pháo vào thì quân Pháp sẽ lâm vào tình thế rất bất lợi: đại tá tham mưu trưởng của Navarre đã chất vấn Perrandi về số lượng đạn đại bác của Việl Minh điều lên chiến trường này là bao nhiêu? Perrandi báo cáo rằng Việt Minh đưa lên đây 15.000 viên đạn đại bác. Đại tá tham mưu trưởng giảng giải cho Perrandi rằng “Chúng ta có 60.000 viên đạn đại bác, tính riêng về mặt này chúng ta đã thắng Việt Minh rồi". Ferrandi viết tiếp: “Khi hai cụm căn cứ Béatricc (Him Lam) và Gabrielle (Độc Lập) bị mất. Navarre hỏi tôi: “Việt Minh tính toán thế nào?". Tôi báo cáo Tổng tư lệnh rằng “Nếu tiểu đoàn Bigearđ chiếm lại được hai cụm căn cứ đó và nếu chúng ta mở rộng thêm được phạm vi chiếm đóng thì tình thế của chúng ta mới ổn”. Tướng Navarre trả lời “Theo tôi hiểu ý của ông muốn nói rằng nếu chúng la không làm được như ông đề xuất thì tôi chỉ còn mỗi một việc là xách va-li về nước chứ gì? Không, không, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu!".
Tướng Navarre chỉ khen SDECE chắc vì ba lý do: Trước hết, cơ quan này đã phái được một toán gián điệp vào tận Thái Nguyên là thủ đô kháng chiến của Việt Minh, hai là cơ quan này đã giải được mật mã của hậu cần nên thu được một số tin tức khá chính xác về quân số của đối phương và ba là Cục Tác chiến của SDECE đã xây dựng được nhiều ổ biệt kích rải ở nhiều nơi trên vùng Tây Bắc nước ta. Trong hồi ký của quan hai biệt kích Bergot cho biết binh chủng GCMA đã phái ba đơn vị Chim Ruồi gồm 1.500 GĐBK gốc Thái về Thuận Châu, đơn vị Mực Thẻ gồm 300 GĐBK cũng gốc Thái về gần thị xã Sơn La và đơn vị Đại Bàng Non gồm 700 GDBK gốc Mông về Long Hẹ thuộc tỉnh Sơn La để phá hoại, thu thập tin tức, quấy rối mặt trận Điện Biên  Theo sử gia Bernard Fall thì GCMA lúc này đã có 15.000 GĐBK và ý đồ của tư lệnh gián diệp biệt kích Pháp sẽ tăng lên đến 40.000 tên trong năm 1954. Bcrgot kể rằng ngày 28-10-1953 cả ba đơn vị GĐBK Pháp bị Đại đoàn 316 quét, chúng chạy sang Lào phối hợp với tàn quân của Đèo Văn Long và các đem vị GĐBK Pháp đã xây dựng ở Lào do Tubi Liphung và Vàng Pao chỉ huy để định phá vây cho quân Pháp ở Điện Biên. Sau khi thất thủ Điện Biên, GĐBK Pháp ở Lào được chuyển cho Mỹ tiếp tục chống phá cách mạng Lào và Việt kéo dài cho đến tận ngày nay...
Về phía ta, qua các cuốn sử của công an các tỉnh Tây Bắc và hồi ký của đồng chí Trần Quyết, nguyên giám đốc Công an khu Tây Bắc, thì GCMA đã dùng tri châu gốc Thái tê là Bạc Cầm Thủy cho tên này nhảy dù xuống Thuận Châu lôi kéo dòng họ cùng tay chân cũ với các thủ đoạn cưỡng bức thanh niên từ 18 tuổi đến 35 tuổi, vơ vét được 3.000 thanh niên tham gia GĐBK, tha hồ cướp phá tài sản, hãm hiếp phụ nữ, bắn giết nhân dân. Nhưng Đại đoàn 316 đã bắt sống được Bạc Cầm Thủy, đánh tan cụm phỉ Thuận Châu... hàng nghìn tên GĐBK ra hàng, và đưa ra tòa xét xử những tên cầm đầu có nhiều nợ máu như Bạc cầm Thủy và 4 tên đầu sổ khác lĩnh án tử hình.
Khi sắp mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Bộ Công an thành lập Ban Bảo vệ Tiền phương gồm đồng chí Giám đốc Công an Khu Tây Bắc và một số cán bộ cao cấp của Bộ, huy động toàn bộ lực lượng Công an các tỉnh trong khu bảo vệ các nút giao thông quan trọng, các đoàn dân công, các kho tàng cũng như căn cứ đóng quân của ta, không để không quân địch phát hiện và đánh phá. Mặt khác trấn áp mạnh các ổ gián điệp biệt kích ở Lào Cai. Lai Châu, Sơn La để dọn sạch hậu phương chiến dịch. Ngày 12-12-1953 là tiến công thị xã Lai Châu, ba tiểu đoàn quân chính quy Pháp cùng hàng nghìn tên tay sai trong chính phủ "lự trị Thái" của Đèo Văn Long rút xuống Điện Biên, nhưng đến Mường Pồn thì bị chặn lại và phần lớn bị tiêu diệt, chỉ còn một số ít thoát vào cứ điểm Điện Biên Phủ. Sang năm 1954, ta quét đến các cụm GĐBK lại Bát Sát. Sapa. Sông Mã, diệt và gọi hàng 6 sĩ quan Pháp chỉ huy biệt kích, 6 tên cốt cán biệt kích người Mông và hàng nghìn tên khác ra hàng. Ta mở liên liếp 14 lớp cái tạo GĐBK, rồi tha về số đông, chỉ giam một số rất ít để đưa ra xét xử. Đến khi ta mở màn chiến dịch Điện Biên, hậu phương quân ta đã quét sạch quân thù.
Toán GĐBK GCMA lọt vào Thái Nguyên đã bị Công an ta phát hiện, khống chế đánh lại Pháp khiến cho toán này bị ta sử dụng để lừa lại Pháp bằng cách cho tin giả, dụ thêm gián điệp để ta bắt và thả thêm điện đài để ta sử dụng. Toán này được ta ''nuôi" cho đến sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc mới bị ta phá án bằng cách tha những tên thực thà hối cãi và lập công, trừng trị vài tên ngoan cố.
Nhờ công tác hợp lác quốc tế tốt, chúng ta tranh thủ được tình báo Trung Quốc nên bạn đã cung cấp rất kịp thời cho ta toàn bộ kế hoạch Navarre có bản đồ kèm theo. Chả trách Navarre than rằng các chủ trương vừa mới bàn trong bộ Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp thì Việt Minh đã biết.
Trong hồi ký Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn cho biết chiến công rất quan trọng của đồng chí Phạm Kiệt, trong chiến dịch là phó cục trưởng an ninh quân đội ta đã dũng cảm can Đại tướng chưa nên mở chiến dịch vì pháo binh non trẻ và rất quý báu của ta đặt trên đỉnh các ngọn núi quanh lòng chảo Điện Biên không có hầm hào bảo vệ chắc chắn sẽ không tránh được máy bay và pháo binh Pháp tiêu diệt. Nhờ đó Đại tướng quyết định hoãn mở màn chiến dịch, cho kéo pháo ra, chuẩn bị thêm hầm hào bảo vệ các súng lớn của ta, theo phương châm “đánh chắc, thắng chắc” đưa chiến dịch đến toàn thắng.
Chúng ta đã giành được thắng lợi lịch sử có tác dụng kết liễu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng còn một mặt trận bí mật nữa tiếp theo với chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Đó là trận chiến đấu với gián điệp biệt kích lại biên giới Việt - Lào, tiếp diễn liên tục cho đến tận ngày hôm nay. Chúng ta thường gọi Vàng Pao là trùm phỉ, những hoạt động của tên trùm biệt kích gốc Mông này thực chất và đúng tên gọi nó là gián điệp biệt kích của đế quốc Mỹ chống lại cách mạng Việt Nam và Lào. Vàng Pao là một hạ sĩ quan của Pháp, năm 1945 đã được SDECE dùng để chống phá kháng chiến Lào - Việt. Khi Điện Biên được giải phóng. Vàng Pao thu hút thêm những tên GĐBK từ Tây Bắc nước ta rút chạy sang Lào. Khi Pháp chuyển giao Đông Dương cho Mỹ, Vàng Pao và tàn dư Đèo Văn Long đã chuyển sang ôm chân thực dân Hoa Kỳ. C.I.A. đã dùng Vàng Pao lập các cụm GĐBK tại Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ... gây ra biết bao nhiêu tội ác cho nhân dân Lào - Việt. Khi cách mạng Lào thắng lợi, tàn phỉ Vàng Pao còn dùng đất Thái Lan len lỏi vào vùng Trung Lào phục kích các lực lượng cách mạng Lào và lén lút xâm nhập biên giới Lào Việt để gây rối, phá hoại, rồi sau đây được đưa sang định cư tại Mỹ. Theo chúng tôi theo rõi thấy những khái niệm "phỉ Vàng Pao”, hoặc cướp vũ trang ở vùng biên giới nước ta, có thể xếp vào phạm trù “gián điệp biệt kích” như thế mới chính xác, mới đúng với tính chất của kẻ thù này và mới cho chúng ta biết dùng cách đánh thích hợp là đánh theo cách đánh gián điệp vũ trang, gián điệp gây dựng núp dưới vỏ bọc là phản động, chứ không phải dùng cách đánh phản động nội địa. Đánh phản động nội địa phải dùng phương châm "bóp từ trong trứng”, nhưng đánh gián điệp biệt kích khác là lâu dài, đi sâu vào tổ chức địch, leo cao lên tận đầu não gián điệp để phá tan chúng, đồng thời rất coi trọng biện pháp vũ trang để chống lại binh chủng gián điệp có vũ trang này.
 
Điện Biên Phủ cuộc đấu trí giữa tình báo Pháp với an ninh Việt Nam / Trần Văn // Xưa nay. – 2005. – Số 235. – Tr. 4 – 6.
 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.