Bỏ qua nội dung chính

Hiến Pháp năm 1992

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Hiến Pháp năm 1992
Hiến Pháp năm 1992

Lạc Việt - Tin Tức - Xem chi tiết

Hiến Pháp năm 1992 Thứ Sáu, 09/05/2025, 22:48
Triển khai Hiến pháp 2013: Những điểm mới về Chính phủ  (12/06)
(Chinhphu.vn) - Lần đầu tiên Hiến pháp chính thức khẳng định tính chất, vị trí của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đồng thời, chế định Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được đề cao, trách nhiệm cá nhân của các Bộ trưởng được tăng cường.
'Đa số ý kiến đồng ý giữ nguyên tên nước'  (22/10)
Dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng Ủy ban dự thảo Hiến pháp cho rằng, tên nước hiện nay được Quốc hội khóa 1 lựa chọn, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận nên việc giữ tên nước là cần thiết.
Tọa đàm Hội đồng Hiến pháp trong sửa đổi Hiến pháp  (28/08)
Tiếp tục tập hợp, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sau Kỳ họp thứ 5, ngày 17/8, tại Hà Nội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học về Hội đồng Hiến pháp trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, với sự tham dự của nhiều chuyên gia khoa học pháp lý trong nước.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 sẽ ưu tiên đổi mới đồng bộ cả kinh tế và chính trị  (28/08)
Thực hiện Quyết định số 136/ QĐ – TTg, ngày 11/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992, ngày 31/1/2013, tại Hà Nội Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị phổ biến nội dung và cách thức lấy ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên chủ trì Hội nghị. Ngoài ra còn có đại diện nhiều cơ quan bộ, ban, ngành liên quan cũng tới dự.
Góp ý sửa đổi Hiến pháp cần có điều riêng về thanh niên  (15/03)
Ngày 4.3, tại Hà Nội, Đoàn thanh niên khối cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 từ các chi đoàn trong khối. Bí thư T.Ư Đoàn, anh Dương Văn An tới dự.
Diễn ra trong suốt buổi sáng, hội nghị thu hút sự tham gia thảo luận, góp ý sôi nổi của các đại biểu khi có đến 13 ý kiến được trao đổi trực tiếp. Khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiều điểm mới nổi bật, đa số đại biểu mong muốn trong Hiến pháp sửa đổi sẽ có điều riêng về thanh niên như đã có trong điều 66 của Hiến pháp hiện hành.
Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần thiết xây dựng luật của Đảng  (15/03)
11 ý kiến phát biểu về 73 vấn đề, tập trung chủ yếu vào 55 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được nêu ra tại hội nghị lấy ý kiến do UBND tỉnh tổ chức mới đây.
Ông Huỳnh Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần chú trọng tới 2 vấn đề: vai trò lãnh đạo của Đảng và sở hữu đất đai.
Góp ý dự thảo hiến pháp 1992, nhiều ý kiến tâm huyết của việt kiều  (15/03)
Một số ý kiến đưa ra khá thiết thực và có phần bất ngờ với người trong nước là cảm nhận rõ nét tại buổi góp ý của Việt kiều cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại UBTƯ MTTQ Việt Nam diễn ra chiều 17.1 tại Hà Nội.
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi '' cập nhật '' nhiều điểm mới  (14/03)
Bổ sung thiết chế Hội đồng Hiến pháp, làm rõ quy định về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, về địa vị pháp lý của Kiểm toán NN, bỏ quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo… là những chỉnh lý quan trọng trong bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Đúng như Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết trước khi công bố dự thảo Hiến pháp sửa đổi, những định hướng lớn và nguyên tắc cơ bản vẫn được giữ, song một số nội dung cụ thể đã được chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện. Bản dự thảo mới nhất gồm 124 điều (ít hơn dự thảo trước 2 điều), từ lời nói đầu đến nhiều nội dung cụ thể của bản dự thảo mới đã có sự điều chỉnh.
Đoàn Thanh niên Cổng TTĐT Chính phủ góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992  (14/03)
Sáng nay (23/02), Đoàn cơ sở Cổng TTĐT Chính phủ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên trong cơ quan về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Hoàng Minh Tiến - Bí thư Đoàn Thanh niên VPCP, Lê Xuân Khế - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên VPCP. Về phía Đoàn Thanh niên Cổng TTĐT Chính phủ có các đồng chí trong Ban Chấp hành Đoàn và các Chi đoàn cơ sở cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên.
Đề xuất quy định người dân trực tiếp bầu Thủ tướng  (14/03)
Hàng trăm, hàng nghìn ý kiến góp ý về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đã được đăng tải trên website duthaoonline của Văn phòng Quốc hội 1 tuần sau ngày công bố bản dự thảo. Nhiều nội dung “nóng” đã được đề cập thẳng thắn với tinh thần xây dựng.
Đặt vấn đề tăng cường cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đề ra như một yêu cầu cho lần sửa Hiến pháp này, bạn Thiết Kiều Tam phân tích, đời sống xã hội đã đổi thay, lợi ích kinh tế được đặt lên cao nên đòi hỏi hệ thống luật pháp phải có sự kiểm soát nhau chặt chẽ, ở mức cao, không thể trông chờ tự nguyện, tự giác.
Đề Nghị đưa quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào hiến pháp  (14/03)
Đề nghị này nhằm tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 4/3, tại Đồng Hới, Đoàn công tác của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã làm việc với tỉnh Quảng Bình về công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chúng tôi gặp khó trong việc quy định quyền hạn  (13/03)
“Ban biên tập chúng tôi gặp khó khăn trong việc quy định quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ. Thiết chế này càng linh hoạt, đất nước càng giàu mạnh. Vấn đề là làm sao kiểm soát để tránh việc lộng quyền”, thành viên ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi cho hay.
Chỉ thị số 22 - CT/TW Của Bộ Chính Trị: về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sử đổi hiến pháp năm 1992  (13/03)
Ngày 28-12-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo SGGP giới thiệu toàn văn Chỉ thị:
Ngày 23-11-2012, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bắt đầu từ ngày 2-1-2013 và kết thúc vào ngày 31-3-2013.
Cần làm rõ cơ chế để dân giám sát Đảng  (13/03)
Chủ tịch Hội Cựu TNXP Nguyễn Anh Liên góp ý, dự thảo Hiến pháp sửa đổi chưa làm rõ nội dung, điều kiện và cơ chế cho dân giám sát, thậm chí cũng không có một điều khoản nào nói về vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên với Đảng.
Rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại UB TƯ MTTQ ngày 27/2.
Bộ Y tế góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp  (13/03)
Ngày 4/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì hội thảo đóng góp ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Cuộc họp này nằm trong kế hoạch số 40 ban hành ngày 21/1/2013 về việc tổ chức lấy ý kiến của công chức, viên chức ngành Y tế về dự thảo. Tham dự hội thảo quan trọng này có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đại diện lãnh đạo các cục, vụ, của Bộ Y tế.
Bộ Giáo dục góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992  (13/03)
Ngày 28/2, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ý kiến chủ yếu tập trung góp ý về các điều khoản liên quan tới giáo dục, đào tạo; bên cạnh đó, một số ý kiến cũng góp ý quanh một số vấn đề khác như quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nghiên cứu khoa học và công nghệ, bình đẳng giới…
HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992  (12/03)
LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Xem theo ngày Xem theo ngày