Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > THẨY LÊ QUANG BÍ (Thế kỷ XVI) Người thầy Việt Nam đầu tiên sang dạy ở Trung Quốc
THẨY LÊ QUANG BÍ  (Thế kỷ XVI) Người thầy Việt Nam đầu tiên sang dạy ở Trung Quốc

Tại nhà thờ họ Lê ở làng Mộ Trạch có bia ghi công của Lê Quang Bí do Bảng nhãn Đỗ Uông soạn năm 1578. Có đoạn như sau:

... “Ông huý Quang Bí, sinh năm Giáp Tý (1504) tháng 3 ngày giáp tý, gitý. Mùa thu năm Nhâm Ngọ (1522) thi trúng Hương liên. Khoa Bính Tuất (1526) đỗ hoàng giáp thứ nhất, chức Hàn lâm viện hiệu lý, kiêm tư vấn làm ở viện 9 năm, đi làm Sơn Tây hiến sát sứ. Rồi thăng Tuyên quang đạo thừa ty tham chính, ngự sử đài, thiêm đô ngự sử, kiêm thi tư trung doãn tả thị lang Lại bộ: tước Đoan trực tử. Đi sứ nưc phương Bắc, 18 năm ở triều Minh, làm tròn sứ mạng. Việc phục vụ vừa hoàn thành, triều đình biết công, phong Lại bộ thượng thư, tước Tô xuyên hầu.

Bài minh:                  Sao đẩu sáng trời Nam

                                 To lớn thay Tồ công

                                  Kiên cố vững như đá

Trời đất rõ thuỷ chung.

Có một nét đặc biệt: Lê Quang Bí là một thầy giáo đã mở trường dạy học ở Nam Ninh, Trung Quốc. Các tài liệu nay chưa cho biết dưới thời phong kiến, nước ta có thầy giáo nào sang dạy ở Trung Quốc không. Chắc là cũng có một số, nhưng chỉ mới sưu tầm được trường hợp Lê Quang Bí. Lý do là khi ông vâng lệnh vua Mạc đi sứ Trung Quốc, nhà Minh giữ ông lại không cho về: lúc đi tóc còn xanh mà khi về đầu bạc trắng. Ông giữ tròn khí tiết, không chịu khuất phục. Họ không cho ông về thì ông ở lại mở trường dạy học cho học sinh Trung Quốc. Trong số các môn đệ của ông cũng có ngưi như Đặng Hồng Chấn đỗ đến tiến sĩ. Có chuyện kể là chính ngưi học trò này đã giúp thầy về nước bằng cách trình bày hoàn cảnh và đức độ của thầy với vua nhà Minh. Nếu sự kiện này chính xác thì đây là điều đáng trân trọng trong giai thoại các thầy giáo của nước ta.

Sưu tầm

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.