Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > THẦY NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1824 - 1887)
THẦY NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1824 - 1887)

Nguyễn Đức Đạt là một học giả uyên bác. Ông trước thuật rất nhiều, đủ các thể loại thơ văn, sáng tác và nghiên cứu. Ông có bộ sách đồ sộ là Nam Sơn tùng thoại, trong đó ghi chép những li hỏi của học trò và điều giải đáp của ông, tương tự như sách Luận ngữ của Khổng Tử. Ông đã trình bày những quan niệm riêng của mình về đạo đức và triết lý, tuy chủ yếu là chịu ảnh hưởng của nho giáo, song có nhiều điểm phù hợp với truyền thng đạo đức dân tộc. về sử học, ông có tập Việt sử thặng bình, cũng dòng thể vấn đáp để nêu ý kiến của mình về các vấn đề trị loạn, thịnh suy của thời đại.

Nguyễn Đức Đạt cũng sở trường thơ ca. Ông có tập thơ vịnh các nhân vật lịch sử Trung Quốc. Riêng tập Hồ dạng thi tập (tập thơ theo dáng vẻ hồ lô) gồm đến 444 bài theo lối đề vịnh, cảm tác, tỏ rõ trình độ uyên thâm và trí nh phi thường.

Về tư cách ngưi thầy, ông đã biên soạn nhiều tác phẩm giáo  khoa. Đó là:

- Nam Sơn song khoá: Sách dạy cách cảm nhận cái đẹp trong thơ và làm thơ cho hay. Sách này dùng cho các học sinh xuất sắc.

- Nam Sơn song khoá phú tuyển.

- Nam Sơn song khoá chế nghĩa.

- Đăng long văn tuyển.

Là những tuyển tập các bài phú, chế, văn sách, lấy đề tài từ kinh sử Trung quốc, làm mẫu cho học sinh đi thi.

Học sinh trường Đông Sơn nhờ loại sách này mà theo đường cử nghiệp có kết quả.

Nguyễn Đức Đạt còn nổi tiếng vì cuộc sống riêng, chỉ biết “dạy người không mỏi”, về hưu, sống một cuộc đời thanh bần, quanh năm dưa muối trong cảnh đùm bọc của thôn xóm và sự chăm sóc của học trò, ông đã nổi lên như một vị tôn sư đạo cao đức trọng. Trường học của ông là một ngôi trường giữa trời, trên đồi Đông Sơn. Nơi đây còn tấm bia khắc ba chữ Tam bình nham (ba mỏm đá bằng) là chỗ ông ngồi giảng bài và hóng mát. Bia khắc từ năm 1877. Một tấm bia khác, khắc từ năm 1917, do hai học sinh cũ của ông là Kinh lược Hoàng Cao Khải và thượng thư bộ Học Cao Xuân Dục dựng.

Chung quanh Nguyễn Đức Đạt, có nhiều giai thoại về mối quan hệ của ông với triều đình, quan lại và về quan hệ thầy trò vốn là niềm tự hào của xứ Nghệ.

Sưu tầm

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.