Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > THẦY NGUYỄN HUY OÁNH (1713 - 1789)
THẦY NGUYỄN HUY OÁNH (1713 - 1789)

Về mặt quan chức, Nguyễn Huy Oánh đã đi con đường rất hanh thông, đúng như lời ca ngợi của tiến sĩ Uông Sĩ Đoan: Mi việc xuất xứ lâu mau, trên đường đi đều xuôi chảy; dọc ngang trong bể hoạn, cuối cùng không gặp hiểm trở gì”.

Cụ thể ông đã từng:

Làm quan cai trị (hiệp đồng) các đạo Thanh Hoá và Nghệ An, làm Tán tương quân vụ các đạo Thái Nguyên, Cao Bằng. Như vậy, ông vừa làm quan văn, vừa làm quan võ. các tỉnh miền núi này, ông đã có chính sách khéo léo: chiêu hàng nhiều hơn dùng binh, nên đã làm cho vùng biên cương yên ổn.

Ông có được cử làm chánh sứ, cầm đầu một phái đoàn đi sứ Trung Quốc (1765). nước ngưi, tài văn chương của ông đã được sĩ phu các nước bạn kính trọng, triều đình nhà Thanh mến mộ tài năng. Tổng đốc Lưỡng Giang, Cao Tấn phục ông, tặng ông tấm biển đề hai chữ “Lựu Trai”, xem ông là cây lựu tượng trưng cho sự trong trắng.

Về mặt trước tác, ông là soạn giả nhiều bộ sách nghiên cứu như Quốc sư toàn yếu, Tinh lý ton yếu và những tập thơ Tiêu tương bát vịnh, Phụng sự yên đài tổng ca. Thi gian đi sứ có làm nhiều cuốn, như cuốn Hoàng Hoa sứ trinh đồ bản,  ghi rất rõ các lộ trình, và nhiều chi tiết về địa lý sử ký, có kèm theo các bản vẽ rõ ràng. Ông có làm thơ nôm như tập Huấn nữ tử ca.

Mặc dù thành tựu về con đưng làm quan khá rực rỡ nhưng ông không chịu ở lâu trong chn quan trường, mà luôn luôn mun trở về với cuộc sng nhàn tản. Đến tuổi 60, ông nhất thiết xin về trí sĩ, lấy hiệu là Thiên Nam cư sĩ ông tuyên b:

“Chức trọng quyền cao ư, không buộc được chân ta.

Giàu sang không phải là điều ta mong đợi...”

                                                               *

Nhưng điểm đặc sắc nhất ở con ngưi và sự nghiệp Nguyễn Huy Oánh là ông thực sự là một nhà giáo dục và một nhà văn hoá. Ông từ quan, chủ yếu là để:

+ Mở trường dạy học trò. Trường của ông lấy tên là Trường Lưu học hiệu. Ông được tôn là Trường Lưu tiên sinh, đào tạo lần lượt trên 30 tiến sĩ. Tại từ đường họ Nguyễn ở làng Trường Lưu (thờ ông) hiện còn bức trưng mừng thầy của các học sinh đậu đại khoa đã thụ giáo với ông. Dưới bức trướng có ký tên của 23 tiến sĩ và một hoàng giáp, trong đó có nhiều tên tuổi quen thuộc với cả nưc như: Trương Đăng Quỹ, Nguyễn Huy Lịch, Phạm Nguyễn Du, Phạm Quý Thích v.v...

+ Có trường học để dạy học trò, phải có thư viện lớn cho cả thầy trò cùng sử dụng. Điều này, nhiều trường học nhà nho trước đây chưa từng thực hiện được. Thầy, trò một số người đều có  tủ sách riêng, số lượng rất hạn chế. Nguyễn Huy Oánh đã có ý thức thành lập một thư viện ln và đặc biệt là một trong rất ít thư viện của cả nước lúc này được triều đình cấp sắc phong tặng. Thư viện có hàng ngàn cuốn sách đủ các loại: tứ thư, ngũ kinh, bách gia chư tử, nho y lý s, binh pháp, hành chính, học chính v.v... Có nhiều sách về Lão, Phật, địa lý lịch sử và thơ phú, truyện ký Trung Quốc và Việt Nam. Sách đã được gom góp từ các đi trước, cho đến Nguyễn Huy Oánh là cả một tập đại thành. Không những chỉ thu thập sách ông còn cho in ra hàng ngàn bản sách, đ tiện cho học sinh và văn nhân xa gần đến đọc sách, xin hoặc mua sách về. Tại nhà th h Nguyễn Huy, còn lưu giữ được hàng trăm bản khắc gỗ của Phúc Giang thư viện lưu lại.

+ Để khuyến khích việc học tập, Nguyễn Huy Oánh còn trích ra một số ruộng đất của mình và đề nghị vi dân làng trích ra một s ruộng công để làm học điền, lấy hoa lợi giúp cho con em nhà nghèo học tập và tặng thưởng cho những người học giỏi đỗ đạt. Ruộng của những người được tặng thưởng đều có bia chôn đầu ruộng. Nguyễn Huy Oánh gọi những tấm bia ấy là: “Khoa danh điền bi ký”. Rõ ràng là một sáng kiến đề cao công lao học tập cho các thế hệ trong làng. Đó cũng là điều ít gặp ở nhiều nơi khác.

+ Nhưng Nguyễn Huy Oánh còn có mơ ước tạo cho quê hương mình thành một làng văn vật. Điều mà gi đây ta gọi là vấn đề văn hoá làng, là xây dựng làng văn hoá, đã được Nguyễn Huy Oánh nghĩ đến từ thế kỷ XVIII. Ông chủ trương khẳng định để xây dựng cho làng Trường Lưu có những cảnh đẹp, gọi là Trường Lưu bát cảnh: Đó là:

Quan thị triêu hà (Sáng mai trên chợ Quan)

Liên trì nguyệt sắc (Trăng rọi ao sen)

Phượng sơn tịch chiếu (Nắng chiếu rú Phượng)

C miếu dung âm (Bóng đa miếu cổ)

Thạc tỉnh hương tuyền (Nưc thơm giếng Thạc)

Nguyễn trang hoa mỹ (Hoa đẹp vườn họ Nguyễn)

Hân tự thiên chung (Tiếng chuông chùa Hân)

Nghĩa sương mộc đạc (Tiếng mõ kho nghĩa sương)

Rõ ràng đây là những cảnh thiên nhiên ở ngay trong làng trong xóm của mình, cần gì phải tìm những cái đp xa xôi ở mãi bên trời Trung Quốc (như kiểu Tiêu tương bát cảnh của những nhà nho chữ nghĩa), cảnh sinh hoạt tầm thường, đơn giản nhất ở một làng quê cũng đủ gợi ra bao nhiêu mỹ cảm sâu xa. Cái nhìn của Nguyễn Huy Oánh đây quả là một bài học giáo dục mỹ dục, giáo dục văn hoá làng cho bao nhiêu thế hệ. Ông thực sự là con người có ý thức về văn hoá.

+ Một điểm đặc sắc nữa, là Nguyễn Huy Oánh cũng đã cố rèn luyện, bồi dưỡng cho gia đình mình thành một gia đình văn hoá. Con cháu của ông đều là học trò của Trường Lưu học hiệu và của Phúc Giang thư viện. Đỗ cử nhân có Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Phiên, Nguyễn Huy Tá, Nguyễn Huy Khảm, Nguyễn Huy Phó v.v... Đỗ tiến sĩ có Nguyễn Huy Quýnh (em ông). Con trai của ông là Nguyễn Huy Tự chỉ đỗ tam trường nhưng trúng cách Hội thi, được tiến triều, cũng là đặc tứ tiến sĩ. Nguyễn Huy Tự còn là tác giả tập truyện nôm Hoa Tiên truyện dài lục bát quốc âm, tác phẩm truyện nôm đầu tiên của nước ta (nếu không tính đến Song tinh bất dạ) đã có ảnh hưởng đến truyện Kiều ngay sau đó. Đến con trai của Nguyễn Huy Tự là Nguyễn Huy Hổ (cháu nội của Nguyễn Huy Oánh lại cũng là tác giả tập thơ Mai Đình mộng ký (và còn là mị nhà thiên văn học, được vua Minh Mệnh ban chức Linh đài lang). Gia đình Nguyễn Huy Oánh thực sự là một gia đình văn hoá. Vào những năm cuối đời của Nguyễn Huy Oánh, chính nhờ ông mà đất Trường Lưu có được diện mạo của một vùng hoá giữa đất Hồng Lam. Học trò đến học ông rất đông, phúc Giang thư viện mở cửa, tấp nập đón ngưi lui tới, các vị quan lại, khoa bảng (phần lớn là học trò cũ của ông) đến thăm ông,         cùng đàm đạo chính sự, văn chương. Không biết được nh hưởng của ông trong văn nghệ dân gian như thế nào, nhưng con cháu của ông đã nhiều người tích cực tham gia vào những cuộc vui như hát phưng vải. Điều chắc chắn là Trường Lưu với uy tín của Nguyễn Huy Oánh đã trở thành một đim văn hoá bồi dưỡng và nâng cao cả tâm hồn và kiến thức cho một thế hệ thanh niên lúc này.

Cũng không nên quên là lúc này còn có mối giao lưu mật thiết giữa hai điểm văn hoá ở đất Hồng Lam: Trường Lưu ở Can Lộc, và Tiên Điền ở Nghi Xuân. Trường Lưu có Nguyễn Huy Oánh thì Tiên Điền có Nguyễn Nghiễm. Cháu gái của Nguyễn Nghiễm đã là con dâu của Nguyễn Huy Oánh. Nguyễn Huy Tự gọi Nguyễn Khản (con Nguyễn Nghiễm) là bvợ gi Nguyễn Du là chú v Nguyễn Du vẫn thường lui tới Trường Lưu, là bạn của các ông Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Phó v.v... Rồi cùng trên địa bàn hai huyện Nghi Xuân, Can Lộc này, Nguyễn Huy Oánh còn có quan hệ họ hàng thân cận với thám hoa Phan Kính, với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp([1]). Những mi liên hệ chằng chịt ấy đã tạo nên một vùng văn hoá đặc biệt, tạo cho Nghệ Tĩnh và cả nước một không khí và một truyền thng sinh hoạt văn hoá rực rỡ hồi cuối thế kỷ XVIII ở Việt Nam. Nhìn vào tác dụng giáo dục, phải nhìn ở cả khía cạnh đó.

Nguyễn Huy Oánh mất vào năm 1789, thọ 77 tuổi, ông được nhân dân địa phương lập đền thờ, gọi là đền Cụ Thám. Tại từ đường còn lưu giữ được nhiều văn thơ, trưng, câu đối của nhiều danh sĩ trong cả nước như: Đặng Trần Côn, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khản v.v... Tất cả đều nhằm ca ngợi ông, một người thầy lỗi lạc, một nhà văn hoá xuất sắc ở đất Lam Hồng.

Vũ Ngọc Khánh


[1] Nguyễn Huy Oánh là anh em con cô cậu với Phan Kính. Phan Kính là anh rể cũa La Sơn phu tử.

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.