Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > THẦY NGUYỄN THÔNG (1827 - 1884)
THẦY NGUYỄN THÔNG (1827 - 1884)

Nguyễn Thông tham gia nhiều chức vụ ở nhiều địa hạt. Ông đã từng vào nội các, làm việc ở Viện Hàn lâm. Đã giữ việc quân vụ, làm phó đề đốc giúp thông đốc Tôn Thất Hiệp ở Gia Định. Ông cũng đã từng giữ các chức Án sát ở Khánh Hoà, Bố chánh ở Quảng Ngãi, Dinh điền sứ ở Bình Thuận. Đã thám hiểm và dự tính mở mang kinh tế trong vùng. Ông thường quan tâm đến những việc thực tế, đã lập ra Đông Châu xã. Khi giữ chức phó sứ điền nông và đổc học ở Bình Thuận, ông dựng một ngôi nhà nhỏ trên bờ sông, đặt tên la Ngoạ du sào.

Đốì với ngành giáo dục, Nguyễn Thông đã có nhiều gắn bó. Ông đã làm huấn đạo, đốc học ở nhiều nơi, đã chủ trì việc dời mộ Võ Trường Toản ra khỏi vùng bị địch chiếm đóng (xem lại bài đọc thêm ở mục Võ Trường Toản). Ông còn là nhà sử học có tài, năm 1876, được giao khảo duyệt bộ Việt sử thông giám cương mục, ông đã soạn cuốn Việt sử cương giám khảo lược, nêu những ý kiến rất chính xác để chỉnh lý những sai  lầm và bổ sung những điều thiếu sót. Ông cũng ghi chép về những nhân vật đương thời: có người bình thường như các Bắc Nhai, Đông Tân, Bình Trang và Nguyễn Điền đã giúp đỡ ông khi gặp hoạn nạn; có người là những anh hùng đã chiến đấu với quân Pháp ở Nam Bộ như Trương Định, Phan Văn Đạt, Hồ Huấn Nghiệp v.v... Ông có nhiều bài tấu sớ đề xuất những ý kiến rất cụ thể như việc trồng cây, việc khẩn đồn điền, việc làm thuỷ lợi V. V... Trong sách Ngọa du sào văn tập, có ghi chép những lời của các học trò người Đồng Châu xã: “Văn chương Nguyễn Thông, không thua kém người xưa, học trò đất Nam Trung đều coi là bậc thầy...” Ông còn soạn ba quyển Hiếu kinh, Đệ tử chứcNữ giới đem in để dạy trẻ em học, nhan đề là Dưỡng chính lục.

Thơ văn Nguyễn Thông toàn bằng chữ Hán, được thu thập trong các sách: Ngọa du sào thi tập, Đông Am văn tập, Kỳ xuyên văn sao. Các nhà trí thức đương thời đánh giá cao văn chương của ông về tư tưởng cũng như về nghệ thuật.

                                                     *

                                                *        *

Nguyễn Thông có hai người con trai cũng phục vụ ngành giáo dục, đặc biệt là đã phục vụ theo hướng duy tân trong thời kỳ mở đầu thế kỷ XX. Đó là Nguyễn Quí Anh và Nguyễn Trọng Lội. Cả hai đều có công thành lập trường Dục Thanh ở Phan Thiết.

Hồi đầu thế kỷ XX, các ông Trần Quí Cáp, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng v.v... đã kêu gọi các nhà hằng tâm hàng sản góp vốn kinh doanh, mở mang thực nghiệp. Các nhà nho duy tân khác ở cực nam Trung Bộ đã hưởng ứng và cũng lập  ra công ty Liên Thành, chuyên sản xuất nước mắm. Ông Hồ Tá Bang là tổng lý công ty này. Công ty đã bảo trợ cho thành lập trường Dục Thanh, có từ lớp tư đến lớp nhất, dạy cả ba thứ chữ: quốc ngữ, chữ Pháp, chữ nho. Nguyễn Quí Anh, con của Nguyễn Thông, học trò của Trần Quí Cáp, được cử làm hiệu trưởng. Các ông Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Nguyễn Văn Nhượng v.v... đều là giáo viên. Năm 1909, Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dạy ở trường này: dạy chữ Pháp cho lớp nhì, dạy sử ký, địa dư cho lớp nhất.

Với sự xuất hiện trường Dục Thanh, giới nghiên cứu gần đây đã có nhận định: Nguyễn Thông là đường gạch nối, nối liền phong trào cần Vương với phong trào duy tân của Phan Chu Trinh.

                                                                                                           Sưu tầm.

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.