Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > LÊ HỮU TRÁC ( 1720- 1791)
LÊ HỮU TRÁC ( 1720- 1791)

 

Thầy Lê Hữu Trác là con thứ bảy của Thượng thư bộ Lễ đương thời, vì vậy ông còn có tên khác là Chiêu Bảy. Ông quê ở xã Liêu Xá, phú Thượng Thống, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương nên ông cũng lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Thuở trẻ ông cũng đi thi cử và được triều đình bổ làm quan, nhưng vì chán cảnh quan trường xô bồ nên ông lánh về ở ẩn tại xã Phúc Lộc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là quê ngoại của ông. Ông coi công danh phú quý chỉ là hư vô nên không bon chen như những người ham danh lợi, ông còn tự nhận là ông già Lười (Lãn Ông). Triều đình phong kiến cũng mời ông ra làm quan nhưng ông nhất định từ chối. Ông chuyên tâm sống trọn đời cho nghề thuốc và người đời đã biết đến ông như là một danh y xuất sắc nhất. Về y học, ông để lại cho đời rất nhiều bài thuốc hay cùng với bộ "Hải Thượng y tông tâm lĩnh". Lê Hữu Trác còn là một nhà văn xuất sắc, văn chương của ông thể hiện lòng say mê cái đẹp, tình cảm tha thiết với thiên nhiên và bộc lộ được một tấm lòng cao thượng. Ông để lại cuốn "Thượng kinh ký sự" nổi tiếng trong làng văn học. Qua tập bút ký này người ta thấy được một văn phong tài hoa. Như vậy, dù với tư cách là thầy thuốc hay là một nhà văn thì ông cũng được đánh giá là xuất sắc.
Trong thời gian ở ẩn làm thuốc, ông đã có những đánh giá khá thú vị về nghề thuốc và đó cũng là những ý kiến rất đầy đủ, rất khoa học về giáo dục. Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu nghiên cứu về các thầy giáo Việt Nam mà không nhắc đến ông. Tuy nhiên, khi nhắc đến ông trong cuốn sách này chắc sẽ có nhiều ý kiến băn khoăn vì nhiều người chỉ biết ông với tư cách là thầy thuốc. Sự băn khoăn đó không phải là không có cơ sở nhưng nếu xét một cách công bằng ông là người đại diện cho một khuynh hướng giáo dục mới mẻ. Vì vậy ông xứng đáng được ghi tên vào lịch sử ngành giáo dục Việt Nam.
Đối với Lê Hữu Trác việc học không phải để kiếm tiền, cầu danh mà việc học phải nhằm mục đích cứu đời và phục vụ cho sự phát triển của khoa học. Trong "Hải Thượng y tông tâm lĩnh", ông nói rõ: "Tôi đã hứa với mình là sống chết với nghềy thì lúc nào cũng muốn làm hết mọi việc tốt đẹp có th làm, trước thuật thật sâu rộng để cắm cờ đỏ trong y giới... Ôm cái chí muốn đi đến tận cội nguồn chứ đâu có chịu rơi vào cảnh lạc đường giữa bin cả mênh mông không bờ bến...". Nếu như các thầy thuốc khác chỉ xoay quanh những bài thuốc sẵn có thì Lê Hữu Trác lại chú trọng xuất phát từ điểm gốc. Ông thấy rằng: "Cần lấy đó làm cương lĩnh rồi theo lại mà suy rộng ra mãi... đ cho học một biết mười, biết trăm".
Là một thầy thuốc tài năng, ông kịch liệt phản đốì những người tin theo thuyết định mệnh. Họ cho rằng thuốc thang chỉ chữa được bệnh mà không chữa được mệnh. Lê Hữu Trác lại cho rằng: "Phúc họa báo ứng chỉ là cái mơ màng còn bệnh tật chết chóc mới là nỗi đau thương trước mắt". Như vậy, có thể thấy rằng ông luôn đề cao khả năng nhận thức của con người và không bao giờ chịu đầu hàng trước những quan điểm siêu hình. Ông cho rằng: "Đọc sách biết nghĩa là khó nhưng biết nghĩa không khó bằng triết lý, mà thấy được cái ngoài lý mới khó hơn". Đó là sự khẳng định khả năng nhận thức không giới hạn cũng như sự sáng tạo trong tư duy con người, ông cũng cho rằng việc học tập và rèn luyện phải luôn đổi mới chứ không thể câu nệ theo các kinh sách cổ điển... Những quan điểm đó không chỉ có tác dụng trong phạm vi y học mà còn có ý nghĩa đối với công tác giáo dục. Đúng như sách "Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945" đã nhận xét: "Lê Hữu Trác đúng là một học giả có kiến thức uyên bác và phương pháp luận mới mẻ. Ông đã phát huy ý thức dân tộc và tinh thần thực tiễn trong truyền thống giáo dục, truyền thống học tập ở Việt Nam. Và do đó ông đã đạt được những thành công rực rỡ"...
 

Nguyễn Xuân

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.