Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam > Bài đăng > BÀ GIÁO NGUYỄN THỊ HINH (Đầu thế kỷ XIX)
BÀ GIÁO NGUYỄN THỊ HINH (Đầu thế kỷ XIX)

 

Nguyễn Thị Hinh nổi tiếng hay chữ, được vời vào kinh, làm Cung trung giáo tập, dạy các công chúa và cung phi. Vài tư liệu lẻ tẻ cho biết, bà có giao thiệp với các trí thức đương thời. Nhà thơ nữ Mai Am, trong Diệu Liên thi tập có nhắc đến bà. Bà cũng có công giúp cho việc bãi bỏ lệ tiến chim sâm cầm, làng Nghi Tàm thoát được nạn cung tiến phẩm vật hàng năm.
Bà Huyện Thanh Quan là trường hợp khá đặc biệt trong văn học. Tác phẩm rất ít, chỉ còn lại mấy bài thơ nôm, nhưng lại có vị trí cao trong văn học, và có ảnh hưởng rộng. Thơ của bà đài các, du dương, mang một niềm hoài cổ man mác, đáp ứng được tâm trạng cô đơn của những người ôm môi sầu vi cảnh tang thương. Rất tiếc là không tra được năm sinh và năm mất của bà.
BÀ THANH QUAN DẠY TRONG CUNG

       Mặc dù có khá nhiều công việc bận rộn, vua Tự Đức được tin Thanh Quan tới nơi, đã cho phép bà vào chầu ngay. Vì được lênh vào làm Giáo tập, Thanh Quan không phải tới triều dường mà lập tức được đưa vào cung, yết kiến những người có trách nhiệm ln trong Tôn nhân phủ, sau đó mối được bái yết nhà vua. Tự Đức hỏi han tuổi tác, sức khoẻ và gia đình, rồi lập tức muốn thử tài thơ của Thanh Quan. Đối với loại thơ thù ứng này, Thanh Quan không sở trường lắm. Bà gắng gượng để khỏi làm phật ý nhà vua. Nhưng không ngờ lại được Tự Đức rất khen ngợi. Nhà vua còn hỏi tiếp những điều thuộc về lễ nghi, điển tích trong các sách Chu Lễ, Hán Thư… Thấy Thanh Quan trả lời rành rọt, đâu ra đấy, Tự Đức rất hài lòng, sai thị nữ đưa bà đến ra mắt các bà mẹ, bà dì của ông, rồi cho bà về tư thất nghỉ ngơi, cắt người hầu hạ. Thanh Quan bắt đầu cuộc đời “nhà giáo” trong cung thất một cách êm ả thuận lợi.

Làm chức Cung trung giáo tập trong cung thực ra không đến nỗi bận rộn, bà Thanh Quan rất biết và rất có ý thức về trách nhiệm của mình. Việc của bà chủ yếu là dạy dỗ chữ nghĩa cho các cung nga thể nữ, ả hoàn hoặc quá lắm là những phi tần bậc dưới, họ vốn không nhiều chữ nghĩa. Dạy học chữ thì ít mà chủ yếu phải dạy khuôn phép lễ nghi, từ việc ăn nói, đi lại, ứng xử trong cung cho đến việc văn từ sách vở. Mà những phép tắc qui chế này thì nhiều lắm, chính bản thân bà những ngày đầu tiên cũng rất lúng túng, ngỡ ngàng. Nội một việc vào cung ra viện, giao thiệp nơi này nơi nọ cũng thật là rắc rốì phức tạp. Vào ra các cung cấm đều có phép tắc nghiêm minh không thể dễ dàng đường đột. Đối vối từng lớp người từng loại chức vị, phải có cách ứng xử, giao thiệp riêng, kể từ cách xưng hô. Nhiều cái nhỏ nhặt làm cho bà Thanh Quan không sao hiểu nổi. Ví dụ như tên gọi các vị hoàng tử. Phải gọi là mệ! Miên Thẩm là con thứ mười của Minh Mệnh, thì trong cung gọi là mệ Mười ! Ngoài Bắc chẳng có lối gọi tên như vậy bao giờ. Lại còn các bà mẹ hoàng tử, những người con đều gọi mẹ là ả, dù mẹ đã đứng tuổi. Thanh Quan đã phải kịp thời tìm hiểu để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Kể ra những phép tắc lễ nghi quan cách thì triều đình nào chẳng đặt ra để ổn định nề nếp, đảm bảo thanh thế, tạo vẻ nghiêm minh. Nhưng trong cung đình nhà Nguyễn có lẽ sự riết róng cao hơn cả, khởi đầu từ vua Minh Mệnh. Nhà vua nổi tiếng là người nghiêm khắc. Ông bắt buộc mọi người, mọi việc đều phải đi vào khuôn phép thật chặt chẽ, kể cả từng tiểu tiết để đảm bảo một cách nghiệt ngã quyền uy tối thượng của ông. Ngay cả đối với các hoàng thân, quốc thích, Minh Mệnh cũng không dành cho chút khoan dung rộng rãi nào. Ông đặt ra những lệ riêng, hoàng tử hay công chúa nào không theo nền nếp ấy đều bị phạt và cắt lương bổng. Minh Mệnh đặt ra cái lệ duyệt thẻ thỉnh an. ông có đến gần 50 con trai đều đã lớn, lần lượt chia phiên nhau, hàng ngày phải dậy từ đầu giờ Dần (5 giờ sáng) đến cung nhà vua ngụ, ngồi lại gian tả vu, nhờ viên Thái giám đưa vào một cái thẻ ngà, trên có bốn chữ: Cung thỉnh vạn an (xin được hỏi vua cha có khỏe mạnh không?). Vua khoẻ mạnh thì sẽ lấy bút chấm lên thẻ 1 cái chấm son và trả về cho đương sự. Lúc ấy hoàng tử mới được phép ra về. Sáng nào cũng vậy.
Bà Thanh Quan dần dần đã hiểu được cung cấm và biết được những khuôn phép nền nếp trong giới quí tộc. Là một người rất tôn trọng lễ giáo và giữ gìn phép tắc, nhưng quả thực từ trước đến nay, bà chỉ mới quen với những tập tục thông thường ở gia đình, ở làng xóm, quá lắm nữa là ở chốn công đường nha môn cấp huyện, cấp tỉnh mà thôi. Giờ đây bà thực sự biết đến thế nào là chốn cung đình, là qui mô lề thói quanh những lầu vàng, điện ngọc. Biết rồi còn phải dạy bảo cho đám cung nhân. Vì thế bà Thanh Quan phải hết sức giữ gìn, khép mình vào thể thức. Bản chất kín đáo, trang nghiêm của bà, trong hoàn cảnh mới này, càng trở nên đậm đà hơn.
Giới phụ nữ trong chốn cung đình này, cũng nhiều loại và cũng có nhiều người có tính tình, khuynh hướng khác nhau. Sự đứng đắn, phong thái đoan trang, tính tình hiền dịu của Thanh Quan đã làm cho mọi người có thiện cảm và dành cho bà sự biệt đãi. Các bà phi, bà hậu thỉnh thoảng cho mời bà đến đàm đạo, hỏi thêm nghĩa sách, dặn dò bà cách thức uốn nắn những kẻ hầu hạ thế nào cho đẹp lòng các vị bề trên và nhất là để cung phụng đức Ngài Ngự một cách xứng đáng. Những bà này ở trong cung cấm lâu ngày, nay có địa vị nhất định, nên việc tuân thủ phép tắc, lễ nghi đã biến thành máu trong nếp sống.
Họ quí bà Thanh Quan vì thấy bà luôn luôn kính cẩn nghiêm trang, chuyên cần, đứng đắn. Mỗi lần hỏi thêm điển tích hay nghĩa lý, họ đều thấy bà giải đáp trôi chảy, chắc chắn. Một vị Cung trung giáo tập như vậy kể cũng khó kiếm, mời được bà Thanh Quan vào Thuận Hoá, nhà vua quả đã không nhầm.
Những nữ tì, cung nữ trong cung là lớp học trò thực sự của bà Thanh Quan, họ thuộc nhiều lứa tuổi. Có những bà trung niên, quá lứa, sau nhiều năm không được hưởng sự may mắn như lớp phi tần, nay vẫn ở lại để coi sóc kho tàng, hòm, tủ hoặc những việc trong Lục thượng (sáu nhu cầu sinh hoạt của nhà vua: áo vua (thượng y), mũ vua (thượng quan), việc vua ăn (thượng thực), việc vua tắm (thượng mộc), chiếu vua nằm (thượng tịch), sách vua xem (thượng thư). Mỗi “thượng” như vậy có nhiều cung nữ và thái giám chuyên trách theo dõi. Có những đội nữ tì, nữ bình chuyên việc quét dọn, canh gác liên lạc cho các cung. Và cũng có khá nhiều cung nhân được tiến nạp, đang đợi ngày trông thấy mặt rồng, hoặc đang kéo dài chuỗi thời gian buồn tẻ quạnh hiu, vô vọng. Trong số đông đảo các bà, các cô một đôi người cũng đã tìm cách gắn bó với bà Thanh Quan để được nghe lời an ủi, khuyên răn. Và bà Thanh Quan đã sớm nhận ra nhiều hoàn cảnh, nhiều tâm tư phức tạp. Thì ra chôn cung vi kín cẩn thâm nghiêm, dễ cho nhiều người tưởng nhầm là phẳng lặng, bình yên, nhưng thực sự lại không hiếm những xốn xang, xao động...

 

Nguyễn Xuân

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.