Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Tư, 19/11/2014, 13:55

THẦY ĐOÀN PHÚ TỨ (1910-1989)

Thầy Đoàn Phú Tứ quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi đỗ tú tài Triết học ông tham gia dạy học ở các trường Tư Thục tại Hà Nội cũng như ở nhiều nơi khác. Những năm cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30 ông vừa dạy học, vừa viết văn, làm báo. Điểm lại hoàn cảnh nước ta vào thời đó mới thấy rằng đại đa số các nhà thơ, nhà văn Việt Nam đều tham gia nghề thầy giáo. Người ta biết đến Xuân Diệu đã từng dạy học ở Hà Nội, Hoài Thanh dạy ở Huế, Bích Khê dạy ở Phan Thiết, Nguyễn Công Hoan dạy ở Trà cổ, Lam Giang dạy ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) và nhiều người đã trở thành những giáo viên xuất sắc. Trong số đó, Đoàn Phú Tứ xứng đáng là người đại diện cho lớp nhà văn sáng tác phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy.

Thầy Đoàn Phú Tứ dạy nhiều trường vi nhiều môn học. Ông có thể dạy được Pháp văn, Việt văn, luân lý, giáo dục công dân... mà môn học nào cũng được gii học sinh công nhận là rất tài hoa, rất lôi cuốn. Ông giảng các vở kịch của Pháp, Việt rất sinh động và để lại những ấn tượng mạnh. Người ta kể rằng ông thường dùng phấn để vẽ lại sơ đồ vị trí dịch chuyển của các vai kịch y như là một đạo diễn thực thụ. Điều này được coi là hiếm thấy trong giáo giới lúc bấy giờ. Ngoài ra, dưới thi Pháp thuộc, phần Việt văn trong các trường không được coi trọng lắm thế mà thầy Đoàn Phú Tứ đã biến giờ giảng Việt văn thành những giờ giảng rất hấp dẫn khiến cho cả trường phải chen nhau để nghe. Đoàn Phú Tứ rất quan tâm đến phần nghệ thuật, ông giảng các từ, các hình ảnh, các nhịp điệu một cách sng động. Vì thời gian dạy trên lớp học không đủ, ông đã tổ chức dạy thêm vào một s ngày về các tác phẩm kinh điển, ông lên lớp rất chững chạc, lời giảng điềm đạm, ung dung nhưng lại rất uyển chuyển, biến hoá. Và điều mà mọi người còn ngạc nhiên nữa đó là khả năng bảo đảm giờ giấc rất chính xác. Các học sinh kể lại một ấn tượng là cứ đến lúc nào thấy ông vừa nói những câu gồm kết luận vừa rút mùi xoa trong túi để lau tay vừa từ từ đi lại giữa các dãy bàn thì cũng là lúc tiếng trng tan học vang lên. Tất cả các giờ giảng của ông đều kết thúc tương tự như vậy. Nhiều người tự hỏi không biết vì sao một người có thiên hướng nghệ sỹ như thầy Đoàn Phú Tứ lại có thể giữ được sự nghiêm chỉnh giờ giấc đến vậy.

Đoàn Phú Tứ là một thầy giáo tân học, một nhà văn, một nghệ sỹ mới, dĩ nhiên ông rất am hiểu, sành sỏi những kiến thức về Tây phương. Bên cạnh đó, ông còn rất say mê văn hoá phương Đông, rất quan tâm đến vấn đề tập thể dục thể thao. Và đặc biệt là ông rất nghiêm túc trước mặt học sinh. Mặc dù là một nghệ sỹ nhưng khi đã bước lên bục giảng thì ông là một ngưi thầy đạo mạo, đáng kính. Đoàn Phú Tứ là người luôn đối xử nhân ái, có tình với học sinh nhất là với những học sinh yêu văn chương thơ phú. Nhiều học sinh thường đưa thơ văn của họ đến để nhờ thầy Đoàn Phú Tứ xem xét chỉ bảo. Với tất cả thầy Đoàn Phú Tứ đều tận tình góp ý một cách khéo léo. Là một ngưi tinh tế, ông phát hiện được người nào có hồn thơ, chất văn để gợi ý và góp ý một cách tế nhị. Có lần ông đã góp ý với một học trò rằng: Làm nhà thơ khó lắm. Chúng ta ai cũng yêu thơ, đều làm được những bài mình muốn xem là thơ thực sự. Nhưng phải có tài, ai có tài sẽ thành thi sỹ. Không có tài nhưng lại có chất, ai có chất có thể là thi nhân. Anh thử xem mình là thi sỹ hay thi nhân?...

Trong suốt cuộc đi làm nghề văn, nghề báo, nghề giáo, thầy Đoàn Phú Tứ đã để lại cho đời khá nhiều tác phẩm đặc biệt là trong thể loại kịch. Đọc những tác phẩm, những công trình của ông mi thấy hết được cái chất trong con người ông đó là lòng yêu đời, niềm lạc quan trong cuộc sống. Chẳng thế mà trong vở kịch Xuân Tươi ông đã viết: Không, cái tuổi hai mươi không bao giờ qua. Anh xem kìa, ta có một cái cửa sổ lớn thế kia, rộng thế kia. Biết đâu rồi một buổi mai kia ánh sáng lại chảy ùa vào đem lại cho chúng ta những cái chúng ta vẫn mong chờ. Và bên kia khung cửa là nguồn hy vọng không bao giờ tắt, là cuộc sống không bao giờ cạn kiệt...

Nguyễn Xuân biên soạn.


Số lượt người xem: 249 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày