Bỏ qua nội dung chính

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng sân bay Biên Hòa (1964 - 2014)

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng sân bay Biên Hòa (1964 - 2014)
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng sân bay Biên Hòa (1964 - 2014) Thứ Hai, 06/05/2024, 02:57
Thắng lợi lẫy lừng trong nhiệm vụ bất khả thi  (15/11)
Sáng 29-9-1964 vừa về đến Chiến khu Đ, Hai Nhã (bí danh của cố Thiếu tướng Lương Văn Nho, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 7) Đoàn phó đoàn pháo binh Miền (có phiên hiệu U80) nhận được một lá thư viết tay của Ba Đình (Đại tá Trần Đình Xu - Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Miền).
Trận tấn công của quân giải phóng vào sân bay Biên Hoà tháng 10 năm 1964  (15/11)
Sân bay Biên Hoà là sân bay quân sự của chính quyền Sài Gòn. Diện tích sân bay rộng khoảng 49 km2 với 2 đường băng dài 3.600m, 1000m. Hệ thống phòng thủ sân bay nhiều tầng lớp rào,canh gác cẩn mật và có hệ thống ra đa, chỉ huy liên lạc hiện đại. Bên trong sân bay có 6 khu vực rộng chứa từ 170 đến 190 máy bay và khu làm việc của 500 sĩ quan, phi công, nhân viên kỹ thuật và binh lính Mỹ. Nơi đây, địch tập trung nhiều loại máy bay quân sự phục vụ cho yêu cầu chiến tranh, đặc biệt, đánh phá, tấn công vào lực lượng cách mạng ở miền Đông Nam Bộ.
Pháo binh miền và chiến thắng  (15/11)
... Sông Đồng Nai đây rồi! Con sông quê hương thân yêu mà tôi đã từng sống nơi đây trong những năm dài kháng chiến. Xưa kia nơi đây xóm làng trù phú, vườn tược sum xuê, trên sông ghe xuống tấp nập ngược xuôi. Chiều chiều những cô gái Mỹ Lộc, Tân Hòa đứng trên cầu thang(1) khoát dòng nước mát rửa đôi chân, miệng ngọt ngào mời khách đến mua bưởi vườn mình. Buởi Biên Hòa là một đặc sản không đâu có, dường như thiên nhiên đã dành cho Biên Hòa một loại bưởi ngon như vậy!
Đánh sân bay Biên Hòa  (12/11)
Tháng 9 năm 1964, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đẩy mạnh tiến công và nổi dậy: tiến lên giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài năm tới.
Đôi nét về trận chiến thắng Sân bay Biên Hòa  (12/11)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn, thủ đô của chế độ Mỹ, Ngụy khoảng 30 cây số và đây là khu vực trọng yếu của địch, là cửa ngõ Đông Bắc Sài gòn. Tại đây chúng xây dựng những căn cứ trọng yếu và có tầm chiến lược quan trọng, trong đó đáng kể là ngoài tổng kho hậu cần Long Bình, sân bay Biên Hòa cũng là một trong những hệ thống quan trọng của Mỹ, Ngụy.
Có một Trân Châu Cảng ở Biên Hòa...  (11/11)
Đoàn pháo binh Miền được tặng danh hiệu đầu tiên cấp Sư đoàn với tên Đoàn pháo binh Biên Hòa, cũng là để tuyên dương lối đánh độc lập, táo bạo, độc đáo của pháo "tép", loại pháo nhỏ nhưng đạt hiệu quả cao, gây thiệt hại lớn cho địch tại sân bay Biên Hòa. Với sự hiệp đồng tác chiến khá chặt chẽ của quân dân Biên Hòa và đoàn pháo binh miền, ngay trận đầu tiên ra quân, cũng là trận gây thiệt hại tổn thất khá lớn cho địch
Chuyện về người dẫn đường vào đánh sân bay Biên Hòa  (11/11)
Trận đánh kỳ tập vào sân bay Biên Hoà cách nay tròn 45 năm (1964-2009) do đoàn pháo binh miền thực hiện, mà trong đó phải nói rằng có sự hiệp đồng tác chiến khá chặt chẽ với lực lượng vũ trang Thị xã Biên Hòa. Nhiều nhân chứng hiện nay vẫn còn, trong đó phải kể đến chú Nguyễn Hữu Nghĩa hiện đang sinh sống ở phường Trãng Dài là 1 trong số 3 người đã trực tiếp hướng dẫn lực lượng đến sát sân bay điều nghiên địa hình, mở trận địa pháo để đánh vào căn cứ của địch, đó là sân bay Biên Hoà.
Chiến thắng sân bay Biên Hòa  (06/11)
Gần Khu liên hợp văn hóa - thể thao Đồng Nai (đường Nguyễn Ái Quốc, TP.Biên Hòa) có cụm tượng đài vươn cao, thể hiện tinh thần chiến thắng của quân dân Biên Hòa. Cụm tượng đài được xây dựng năm 1994, với hai mảng chính: Mảng phù điêu bằng chất liệu đồng và tượng đài bằng chất liệu gốm.
Chiến Thắng Sân Bay Biên Hòa  (06/11)
Sự kiện có tầm vóc lịch sử làm chấn động trong nước và trên thế giới cách nay gần nửa thế kỷ đã diễn ra ngay trên địa bàn Biên Hoà. Lần đầu tiên có sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang và quân dân Biên Hoà giành được chiến công lớn, gây cho địch tổn thất nặng nề ngay tại hậu cứ an toàn của chúng. Có thể nói chiến thắng sân bay Biên Hòa vào đêm 30 rạng sáng 31/10/1964 được cả thế giới biết đến như là trận "Trân Châu Cảng" đã từng xảy ra trong thế chiến thứ II.
Xem theo ngày Xem theo ngày