Bỏ qua nội dung chính

Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử > Bài đăng > MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI ĐÁNH GIÁ VỀ TẾT MẬU THÂN 1968
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI ĐÁNH GIÁ VỀ TẾT MẬU THÂN 1968

Trong các đề tài khoa học về chuyên ngành lịch sử quân sự Việt Nam, “Tết Mậu Thân 1968” chắc hẳn vẫn sẽ là một đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, bởi cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là đỉnh cao của lòng tin tưởng vào Đảng, của tình đồng đội, của con người Việt Nam trước vận mạng của tổ quốc.

          Cuộc tiến công Tết Mậu Thân bất ngờ và khó hiểu đến nỗi nhiều tác giả Mỹ khi đề cập tới “Tết Mậu Thân” đã tỏ ra lung túng trong việc đoán mục tiêu mà phía Việt Nam đặt ra cho cuộc tiến công. Như  trong cuốn “ cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ” tác giả George C. Herring  viết: “có nhiều khả năng là cuộc tổng tiến công đã được đề ra với tâm trạng khá lạc quan… Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ Hà Nội nghĩ là cuộc tổng tiến công sẽ mang tính quyết định”.

         Hay nhà báo Bớt-sét (Ô-xtrây-li-a) viết:

         Cuộc tấn công Tết Mậu Thân ấy là một trong những chiến công lớn nhất trong lịch sử nghệ thuật chiến tranh. Trước hết, nó đã có công làm xẹp lòng tự phụ của các tướng lính Mỹ, nhất là của Tổng tư lệnh quân Mỹ ở Sài Gòn, tướng Uy-li-am Oét-mo-len.                                `

          Thời báo Niu Yoóc (Mỹ)viết:

    “Cuộc tấn công Tết của lực lượng Cộng sản là đỉnh cao nhất của hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh thứ hai ở Đông Dương và chắc hẳn là trận duy nhất trong cuộc chiến tranh đó mà người ta sẽ nhớ lâu. Một cuộc tấn công bất ngò, cùng một lúc vào hầu hết các thành phố to và nhỏ, vào căn cứ quân sự lớn ở miền Nam Việt Nam là rất táo bạo trong nhận thức và đã được thực hiện một cách khiến mọi người phải sửng sốt”.

          Đối với Huế:

         “Cuộc tiến công vào Huế được coi như một trận tiến công nặng nề nhất ngoài sức tưởng tượng, nên đã gây ra nhiều xúc động, làm cho các cấp chính quyền địa phương càng dao động mãnh liệt khi thấy đa số những nhật vật đầu não chính quyền bị địch giết” (đài Mỹ)

         Rô-bớt Oét-sơ-man, Tư lệnh quân Mỹ ở vùng 1 chiến thuật, đã buồn bã thừa nhận: “Thành phố Huế đang có đánh nhau, quân Cộng sản gây khó khăn vô cùng nguy hiểm cho Mỹ. Quân Mỹ ở trong thành đã kiệt sức, lính thủy đánh bộ cần tiếp viện, nhưng việc chuyển quân quanh Huế gặp khó khăn và rất nguy hiểm, máy bay lên thẳng đã xuất trận 446 lượt chiếc ở Huế, đã có 60 chiếc bị bắn hỏng, trong khi đó, quân Cộng sản vẫn kiểm soát được khu thành, họ có công sự, bố phòng mà lực lượng đồng minh Mỹ - ngụy không đủ khả năng chiếm lại được vị trí chủ chốt dọc thành”.

         Một tác giả Mỹ viết: “cố đô Huế là một thành phố duy nhất mà người Cộng sản đã chiếm giữ tương đối lâu dài đủ để bắt đầu thay đổi hệ thống chính trị đối với người Việt Nam. Huế là trái tim của người Việt Nam, giống như Tô-ki-ô trái tim của Nhật Bản”.

          Hãng Roi-tơ nhận xét ngày 27 tháng 2 năm 1968: “Mặc dù Tỉnh trường Thừa Thiên có tổ chức lại và động viên đám công chức địa phương, vẫn chỉ có 150 công chức trong số 3.000 người đến làm việc”.

          Báo Gran-ma, Cu-ba:

“Hiện nay, có một cái tên đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới, đó là thành phố Huế - Kinh đô cũ của Việt Nam xưa. Ngày nay, Huế đang đi vào lịch sử của các thành phố anh hùng như Sta-lin-grát; Huế là một trang sử hiển hách trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, Huế sẽ là một vầng dương trong lịch sử với những dấu vết anh hùng bất tử của những chiến công hiện nay”

          Nhà sử học Mỹ Ga-bơ-ri-en Côn-cô trong tác phẩm “Giải một cuộc chiến tranh” xuất bản tại New York năm 1985, đánh giá: “Cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968 là sự kiện quan trọng nhất và phức tạp nhất của chiến tranh Việt Nam”. Theo ông: với xuân Mậu Thân 1968, “Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh nước ngoài đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1882 đã gây ra cuộc khủng hoảnh xã hội, nội bộ sâu sắc và một sự phân hóa về chính trị”.

          Tờ Wall Strêt Journal ngày 23/2/1968, sau khi vạch thất bại của quân đội Mỹ ở Sài Gòn viết “tốt nhất là mọi người nên chuẩn bị cho điều cay đắng nhất là sự bại trận mà sức mạnh của nước Mỹ không ngăn chặn được”.

          Theo dõi dư luận Mỹ lúc này, nhà báo Ôxtrâylia nổi tiếng Démis Warner nhận xét: “… đây là cuộc chiến tranh đầu tiên trong lịch sử bị thua trên các cột báo của tờ New York Times”

          Vào năm 1971, khi nhìn lại “Tết Mậu Thân”, một nhà báo Mỹ đã viết: “vì cuộc chiến chưa đến hồi kết thúc và chung cuộc chưa rõ ràng, tầm quan trọng đầy đủ về cuộc tiến công Tết Mậu Thân đang nằm ngoài tầm nhận thức của chúng ta”. Nhưng dù vậy, đây là một sự kiện có tính chất bước ngoặt lớn trong thời đại chúng ta. Nói theo cách khác, theo giáo sư sử học Mỹ G. Côn-cô, tác động lớn của đòn tiến công Tết Mậu Thân đã vượt ra khỏi sự lường định ban đầu của những người khởi xướng.

          50 năm đã trôi qua, sự kiện lịch sử tết Mậu Thân 1968 vẫn còn là chủ đề gây nhiều sự quan tâm nhất, mà một trong những điều nổi lên là đi sâu tìm hiểu kỹ hơn nữa quá trình hình thành ý đồ chiến lược , hàm chứa trong đó nhiều bài học về  nghệ thuật quân  sự  Việt Nam trong việc mở cuộc tiến công lịch sử này – cuộc tiến công táo bạo nhất mang lại ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Yên Yên

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.