Bỏ qua nội dung chính

Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử > Bài đăng > Tuyến chi viện đường Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
Tuyến chi viện đường Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968

 

Ngày 19/5/1959, Bộ Chính Trị và Quân ủy Trung Ương ra quyết định mở tuyến đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam, sau này gọi là đường Hồ Chí Minh.Nhiệm vụ của đường Trường Sơn là vận chuyển xăng dầu, vũ khí, đạn đạo, lương thực,… chi viện cho chiến trường miền Nam; tổ chức đưa đón cán bộ, bộ đội, chuyển công văn giấy tờ từ Bắc vào Nam.
Đường Hồ Chí Minh huyền thoại là tuyến vận tải quân sự chiến lược, năm 1967 là năm thứ ba, tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh thực hiện vận chuyển cơ giới và cũng là năm đạt được chỉ tiêu kế hoạch cao hơn hai năm trước về khối lượng, chất lượng và thời gian vận chuyển.
Trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, tuyến đường mòn Hồ Chí Minh luôn đảm bảo mọi yêu cầu vật chất phục vụ chiến đấu như vũ khí, đạn dược, lương thực, quân bổ sung,… Đường 9 – Khe Sanh được giải phóng, đã tạo điều kiện mở rộng được chính diện của tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh, bao gồm cả đông, tây Trường Sơn, tạo cơ sở để bắt đầu mở trục đường dọc Đông Trường Sơn.
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh nằm trong tổng thể của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nhưng là một hướng trọng yếu, vừa tiêu diệt địch để giải phóng Đường 9 - Khe Sanh, vừa thu hút địch tạo thuận lợi cho các chiến trường lớn. Vì vậy, phải sử dụng vào đây một binh lực lớn, trong đó có một bộ phận vật chất và binh lực của đợt vận chuyển mới nói trên, đồng thời chuẩn bị hệ thống đường sá, cơ sở điều trị, tổ chức vận tải phục vụ chiến dịch...
Cuối tháng 11, tháng 12 năm 1967 và tháng 1 năm 1968 lại diễn ra một đợt vận chuyển mới sôi động hơn, cao hơn trong cuộc chi viện cho chiến trường, từ Đường 9 – Khe Sanh, Thừa Thiên – Huế, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ, Trung Hạ Lào, Campuchia. Đặc biệt ở đợt vận chuyển này, trong 12 tiểu đoàn xe vận tải nhập tuyến thì có đến 4 tiểu đoàn chở súng đạn B40, B41, 12,7 ly, đạn hỏa lực và 18 chiếc xe Gát-69 chở tiền đi thẳng đến ba Biên Giới. Từ đấy, trung đoàn thuyền máy tiếp chuyển bằng đường sông Sê Công từ At-ta-pư, đưa đến Kra-tiê trên sông Mê Công, thuộc đất Campuchia để giao cho B2.Khối lượng vật chất và binh lực chi viện thêm cho các chiến trường đợt này gồm 3 vạn tấn vật chất, 5 vạn quân bổ sung, 14 tiểu đoàn tăng, pháo.
Đối với cuộc Tổng tiến công, nổi dậy ở hướng Thừa Thiên - Huế, khác với Đường 9 là ở đây cách A Lưới - căn cứ chiến lược tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh hơn 100 km, đường sá tiếp cận chưa có. Khi bắt đầu chiến dịch, bộ đội tự mang theo đủ cơ số đạn bộ binh, một ít lương thực, lúc vào thành phố Huế, chủ yếu dựa vào nhân dân tại chỗ. Khi tấn công và chiếm giữ cố đô Huế, anh Trần Văn Quang, anh Lê Chưởng gọi điện thoại cho Bộ Tư lệnh Trường Sơn, yêu cầu đưa công binh mở đường 70, 71 và sửa đoạn đầu đường 12 cũ để kéo pháo vào phía tây Bình Điền và vận chuyển hàng hóa đi sâu vào phía Tà Lương. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã thỏa mãn yêu cầu đó, góp phần phục vụ cho Thừa Thiên - Huế chiếm giữ Cố đô Huế. Đồng thời, sử dụng toàn bộ xe vận tải của Binh trạm 42 chở gấp lương thực và đạn dược với khối lượng trên 3.000 tấn, phục vụ hướng Thừa Thiên, điều 3 tiểu đoàn cao xạ 37 ly và 23 ly bảo vệ các tuyến đường trên, củng cố mạng thông tin tải ba từ Bộ Tư lệnh Trường Sơn đến Bộ Tư lệnh Trị Thiên, để hai bên liên lạc và liên bạc về Bộ Tổng tư lệnh.
Quân dân Thừa Thiên - Huế chiếm và giữ cố đô Huế tuy chỉ kéo dài 25 ngày đêm nhưng được phối hợp với chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, đã tạo tiếng vang rất lớn đối với trong nước, ngoài nước. Đây là một đòn chiến lược để phân tán binh lực Mỹ- ngụy ở các chiến trường phía Nam, tạo thêm sự sa sút mạnh về tinh thần và ý chí
của chúng. Đồng thời, tạo thêm một nguồn động lực để Sài Gòn, các thành phố, thị xã và toàn bộ chiến trường miền Nam tiếp tục phát triển cuộc Tổng tiến công nổi dậy, giành thắng lợi vang đội, chân động cả thế giới.
Trong lúc Mỹ- ngụy phải tập trung đối phó trên toàn bộ chiến trường miền Nam buộc chúng phải giảm đánh phá, ngăn chặn tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh. Do đó, bộ đội Trường Sơn không những được cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí mà còn lợi dụng được sơ hở của đối phương để đẩy mạnh tốc độ và quy mô vận tải hàng hóa, đảm bảo hành quân, bổ sung vật chất, binh lực cho tất cả các chiến trường. Do đó khối lương vận tải vật chất và binh lực đạt cao hơn so với 2 năm trước đó.
Đường mòn Hồ Chí Minh đồng thời là một hướng chiến trường trọng yếu để đối phó với cuộc chiến tranh ngăn chặn quyết liệt của Mỹ- ngụy, chư hầu. Lực lượng phòng không, bộ binh và tất cả lực lượng tại chỗ trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh đã phối hợp với quân, dân bạn Lào mở chiến dịch phối hợp với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: bắn rơi nhiều máy bay, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng được nhiều huyện, xã của nước bạn ở Trung, Hạ Lào. Đặc biệt đã đánh chiếm được Mường Pha Lan, mở rộng được chính diện hệ thống Đường mòn Hồ Chí Minh Tây Trường Sơn, tăng thêm khả năng bảo vệ vững chắc hướng phía tây.
Tuyến chi viện chiến lược Đường mòn Hồ Chí Minh được thể hiện rõ với góc độ là căn cứ chiến lược của chiến trường ba nước: chiến trường miền Nam Việt Nam, chiến trường Trung, Hạ Lào và chiến trường Đông Bắc Campuchia.
Nước Lào và nước Campuchia anh em với tinh thần quốc tế cao cả, đặc biệt là nước Lào đã đồng ý để phía Việt Nam được xây dựng căn cứ chiến lược Tây Trường Sơn xuyên qua 6 tỉnh Trung, Hạ Lào, một phần của 4 tỉnh Campuchia. Trong đó có 2 khu vực xung yếu: Đường 9 và ba vùng Biên Giới. Trong khu căn cứ, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã cùng với quân, dân Trung, Hạ Lào xây dựng được mạng giao thông đường bộ liên hoàn, gồm các trục đường dọc xuyên Bắc - Nam, các trục đường nối ra các chiến trường, hệ thống đường sông nối Lào với Đông Bắc Campuchia, đường ống dẫn xăng dầu, hệ thống đường hành quân, trú quân, đường thông tin tải ba xuyền Bắc - Nam, hệ thống bệnh viện, cơ sở kỹ thuật, hệ thống kho dự trữ,...
Tất cả các cơ sở được xây dựng trong vùng căn cứ chiến lược, đã góp phần phát huy trong quá trình chuẩn bị và thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 trên chiến trường miền Nam. Sau Tết Mậu Thân, căn cứ chiến lược tiếp tục phục vụ điều trị thương, bệnh binh. Một số đơn vị bộ đội các chiến trường được cũng cố tổ chức, nghỉ ngơi ở đây. Với sự cổ vũ lớn lao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, tuyến vận tải chi viện chiến lược, một hướng chiến trường trọng yếu, một căn cứ chiến lược lại tiếp tục bước lên những đỉnh cao mới. Phối hợp với các lực lượng đánh thắng Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, phục vụ thỏa mãn cho Đông Xuân 1975, chiến dịch Buôn Ma Thuột, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử đã góp phần quan trọng vào thành công của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 nói riêng và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước nói chung. Tuyến đường đã chi viện cho chiến trường ác liệt lương thực, đạn dược, vũ khí, quân bổ sung,… Là căn cứ chiến lược phục vụ điều trị thương, bệnh binh và là chỗ ở của một số đơn vị bộ đội tại các chiến trường. Tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc ba nhiệm vụ được giao: Là một tuyến vận tải quân sự chiến lược; Là một hướng chiến trường trọng yếu; Là một căn cứ chiến lược của các chiến trường của ta và bạn.

Đào Thanh

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.