Bỏ qua nội dung chính

30thang4

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > 30thang4 > Bài đăng > Trận đánh cuối cùng vào căn cứ Phú Lâm
Trận đánh cuối cùng vào căn cứ Phú Lâm
LÊ QUỐC QUANG. Trận đánh cuối cùng vào căn cứ Phú Lâm / Lê Quốc Quang; Nguyễn Công Huân ghi // Cựu chiến binh Việt Nam. - 2000. - Số 111. - Tr.8,28.

Tôi là thương binh hạng 4/4 nguyên là thiếu tá Trung đoàn phó đặc công đã nghỉ hưu được 10 năm. Hiện nay là Đảng uỷ viên, đại biểu Hội đồng nhân dân, chủ tịch Hội CCB phường Đồng Tiến, thị xã Hòa Bình. Tháng 4 năm 1970 tôi mới được “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. So với các bạn cùng trang lứa, tôi nhập ngũ muộn hơn lúc đó đã 25 tuổi. Song, tôi có vinh dự được trực tiếp tham gia trận đánh then chốt cuối cùng trong chiến dịch 55 ngày đêm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thu giang sơn về một mối. Nhớ lại, ngày ấy sau khi cùng các đơn vị bạn giải phóng thị xã Bình Long, đoàn Đặc công 429 chúng tội được rút về căn cứ để củng cố lại. Nhận thêm cán bộ, chiến sĩ mới tăng cường cho các tiểu đoàn, đai đội trực thuộc. Biên chế lại tổ chức, thay đổi lại phiên hiệu của các đơn vị để đảm bảo bí mật. Đoàn đã tổ chức hội nghị quân chính tiếp tục quán triệt tình hình, nhiệm vụ chiến đấu. Đặc biệt, lần này Đảng ủy và ban chỉ huy đoàn luôn nhấn mạnh đến kỷ luật chiến trưòng, vào thành phố phải thận trọng, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật của người quân nhân cách  mạng, người lính của Bác Hồ. Đồng chí Lê Sự, chính ủy đoàn lúc đó đã căn dặn chúng tôi: Chúng ta có thể phải sống thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mặc, thiếu tình cảm. Nhưng! Tuyệt đối không cho phép chúng ta thiếu tư cách đạo đức của người chiến sĩ cách mạng, phải giữ gìn bản chất, truyền thống của: “Bộ đội Cụ Hồ", phải xứng đáng với truyền thống của dân tộc, của quân đôi nhân dân anh hùng, vì Tổ quốc hy sinh, vì nhân dân phục vụ...? Sau khi làm tốt công tác củng cố ổn định tổ chức, tư tưởng thông suốt, nắm vững tình hình nhiệm vụ mới, bổ sung vật chất, đơn vị chúng tôi được lệnh hành quân về Long An, qua Ba Thu, qua Bến Lức đi sâu vào các căn cứ phía Tây Nam Sài Gòn. Là lính đặc công, chúng tôi từng có dịp được sống, chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, quen thuộc địa bàn, có một số kinh nghiệm chiến đấu. Song, đến địa bàn mới lạ nên gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Nước  ngọt không có mà uống, mọi người phải dùng nước lợ vừa mặn vừa chát. Mọi sinh hoạt phải dựa vào các bụi cây trên các kênh rạch, mắc võng ở tư thế ngồi trên các bụi cây chàm. Nhiều chiến sĩ mắc bệnh đường ruột, nhưng không ai kêu ca, sờn lòng, nản chí, ý chí quyết tâm bám trụ, thọc sâu, tất cả vì chiến đấu và chiến thắng luôn thể hiên rõ. Qua một số trận đánh mở đầu giành thắng lợi, nên chúng tôi đã chiếm được lòng tin yêu của nhân dân và các đơn vị bộ đôi địa phương. Đêm 23 và rạng sáng 24-4-1975, đơn vị chúng tôi đã san bằng căn cứ địch ở Lương Hòa, mở hành lang cho các sư đoàn BB7, BB9 và các đơn vị khác tiến vào Sài Gòn. Lúc ấy tình thế rất khẩn trương, phát triển theo chiều hướng thuận lợi cho ta, khó khăn cho địch. Lính ta hầu như không có thời gian nghỉ ngơi, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Thế rồi, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đã đến với chúng tôi. Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho đơn vị chúng tôi phải đánh chiếm bằng được căn cứ ra đa Phú Lâm của địch nằm ở phía tây nam Sài Gòn, đây là trung tâm thông tin lớn nhất của địch, cách trung tâm thành phố không xa. Trung tâm này có nhiều thiết bị thông tin hiện đại để phát hiện mục tiêu, lực lượng của đối phương từ xa, địch huênh hoang mệnh danh là mắt thần. Diệt trung tâm này sẽ làm tê liệt mạng lưới thông tin liên lạc của địch, phá vỡ sự hợp đồng giữa các mũi, các hướng của chúng. Địch sẽ gặp nhiều khó khăn chống đỡ với Quân giải phóng. Ngược lại, quân ta sẽ có nhiều thuận lợi đánh vào các cơ quan chỉ huy đầu não của chúng. Tuy nhiên, để tiềm nhập được an toàn, từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào không dễ chút nào. Bởi địch dùng nhiều lớp hàng rào dây thép gai bùng nhùng làm vật cản, trên các lớp hàng rào địch cài sẵn nhiều quả mìn vướng nổ, lính địch canh gác cẩn mật quanh khụ mắt thần suốt ngày đêm. Muốn vào được Trung tâm, phải băng qua một cánh đồng rộng và rất trống trải, chọn hướng nào để tiềm nhập. vào được để đánh mục tiêu? Điều đó  như một bài toán khó giải đối với chúng tôi, mặc dù mục tiêu đó đã được trinh sát nhiều lần, đặc điểm tình hình đã nắm vững. Sau khí nhận lệnh của cấp trên, Ban chỉ huy đại đội đặc công gồm có: tôi Lê Quốc Quang, Hoàng Thanh Nhi, Nguyên Văn Thắng, đã hạ quyết tâm đánh thắng địch theo phương án đã được chuẩn bị kỹ. Thiếu tá Nguyễn Xuân Tình (Anh hùng lực lượng vũ trang) – đoàn trưởng cùng các đồng chí Ban chỉ huy đoàn đã phê duyệt phương án và tăng cường cho 5 đồng chí biệt động nội thành để dẫn đường giúp đơn vị áp sát mục tiêu. Theo phương án phối hợp chiến đấu sẽ có một trung đội công binh của đơn vị bạn dùng thuyền chèo tay đưa đại đội đặc công vượt qua sông Vàm Cồ Đông. Song, khi thực thi thì trung đội công binh phải đi làm nhiệm vụ khác nên đại đội phải tự lực vượt sông rộng mênh mông bát ngát không nhìn rõ bờ bên kia. Làm thế nào để đưa 86 chiến sĩ qua sông an toàn tuyệt đối? Sông rộng, thuyền bè không có, mọi người đều phải mang theo ba lô, súng đạn nặng trĩu trên vai, trên lưng, lại có những chiến sĩ lại không biết bơi? Lúc đó là chiều 28-4-1975, chúng tôi đang băn khăn, lo lắng chưa biết cách giải quyết thế rào thì rất may, bỗng từ xa chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ và nhìn thấy có một chiếc thuyền gắn máy KOLE đang chạy tới gần. Tôi giơ tay vẫy thuyền, đồng thời gọi rất to để người lái thuyền nghe rõ tín hiệu. Con thuyền chạy chậm lại và tiến sát vào bờ, trên thuyền có một phụ nữ khoảng gần 40 tuổi và một cháu gái chừng 15 tuổi, đó là hai mẹ con làm ăn lương thiện đang cho thuyền chạy dọc sông Vàm Cỏ Đông: Chúng tôi là bộ đội vào giải phóng Sài Gòn, muốn qua sông nhưng không có thuyền, nhờ chị giúp đỡ đưa hết anh em chiến sĩ sang sông. Nghe tôi nói như thế, chị vui lòng chấp nhận. Tôi cử hai đồng chí phó chỉ huy đại đội và một nửa số chiến sĩ lên thuyền đi chuyến 1 sang sông. Sang đến bờ bên kia đồng chí Thắng và anh em chờ chuyến 2, đồng chí Nhi theo thuyền sang bên này đón tôi và số quân còn lại. Thế là 2 chuyến chở quân qua sông Vàm Cỏ Đông an toàn dưới ánh trăng thanh mờ, gió mát. Tạm biệt chị chở thuyền, chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn, quên không kịp hỏi họ tên và địa chỉ của chị. Tôi hỏi chị có cần viết giấy chứng nhận gì công không, chị bảo khỏi cần giấy tờ gì hết, cũng chẳng phải tiền nong gì, chị đã giúp đỡ vô tư cho cách mạng. Nếu không có chị dùng thuyền đưa quân qua sông thì đại đội chúng tôi khó lòng hoàn thành được nhiệm vụ trên giao. Tập trung đủ quân an toàn, cả đại đội lặng lẽ tiếp tục hành quân bí mật đến mục tiêu. Hai giờ sáng ngày 29-4-1975 các hướng tấn công đã vào vị trí triển khai. Giờ nổ súng đã đến, bộc phá lệnh nổ, tiếp theo là những ánh chớp của thủ pháo do các chiến sĩ bên trong căn cứ  đánh ra liên tiếp nổ. Một số mũi khác chưa vào trong được chuyển cách đánh cường tập. Người trước nằm đè lên vật cản dây thép gai để người phía sau giẫm lên nhảy vào căn cứ tìm đến mục tiêu. Hỏa lực của địch bắn ra như mưa, các trận địa pháo tới tấp chi viện. Máy bay lên thẳng lượn nhiều vòng chiếu đèn pha để cố tìm ra chúng tôi. Sau 52 phút chiến đấu ác liệt, chúng tôi đã làm chủ trận địa, khẩn trương kiến thiết công sự chiến đấu tại chỗ. Địch tăng cường quân từ nội thành ra chi viện nhưng chúng chỉ dám dùng hỏa lực từ xa bắn vào hỏa lực của tạ. Hôm sau 30-4-1975, địch tổ chức nhiều đợt phản kích nhưng đều bị tiểu đoàn 13 đánh bật ra. Địch tăng cường dùng nhiều chiếc máy bay phản kích, ta dùng súng bộ binh bắn cháy 2 máy bay lên thẳng của chúng. Cuộc chiến đấu giằng co giữa ta và địch diễn ra ác liệt, mặc dù trên đài phát thanh lúc 11 giờ 30 phút, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng Quân giải phóng, nhưng trận chiến đấu tại căn cứ này vẫn còn tiếp diễn thêm 30 phút nữa. Tự nhiên phía địch im tiếng súng. Ngay lúc đó trong thành phố có hai chiếc xe Zeep cắm cờ trắng tiến về phía chúng tôi. Đó là xe của tên đại tá chỉ huy trưởng xin gặp chỉ huy trưởng của ta để đầu hàng và nộp vũ khí cùng các phương tiện chiến tranh khác. Chỉ huy trưởng của ta chấp nhận sự đầu hàng của địch và yêu cầu chúng giải tán ngay đơn vị, cho binh sĩ trở về nhà họ. Bọn lính ngụy bỏ lại súng ống, mũ, giày, quần áo... Vứt tung tóe các thứ trên đường phố để bỏ chạy. Tin chiến thắng lan tỏa khắp nơi, nhân dân Sài Gòn reo mừng phấn khởi, gặp chúng tôi tay bắt, mặt mừng, niềm vui không kể xiết.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.