Bỏ qua nội dung chính

30thang4

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > 30thang4 > Bài đăng > Trận đánh sau cùng của những người lính đặc công
Trận đánh sau cùng của những người lính đặc công
NGUYỄN QUỐC HOÀN. Trận đánh sau cùng của những người lính đặc công / Nguyễn Quốc Hoàn // Đồng Nai. - 2008. - Ngày 29 tháng 4. - Tr. 8

Rạng sáng ngày 28-4-1975, đại đội 14 cùng đại đội 8 tiểu đoàn 174, thuộc trung đoàn đặc công 113 được giao nhiệm vụ triển khai đội hình chặn địch từ Sóng Thần, Thủ Đức chi viện cho thị xã Biên Hòa, đồng thời ngăn chặn lực luợng lớn binh lính ngụy bị thất thủ từ Xuân Lộc, Trảng Bom... tháo chạy về Sài Gòn theo ngã xa lộ Đại Hàn. Lúc này do phòng tuyến vòng ngoài bị đập nát, địch tan tác như ong vỡ tổ, xe tăng, pháo binh kêu theo cả quân lính tháo chạy. Trên trời, máy bay trực thăng quần thảo như chuồn chuồn, xả súng bừa bãi đề dọn đuờng cho bọn lính tháo chạy.Thế nên trận địa đơn vị bị nằm giữa tâm bão.
Cựu binh Nguyễn Văn Chương (nay là giáo viên cấp 3 truờng Nguyễn Trãi, TP.Biên Hòa) nhớ lại:
“Từ sáng 28-4, tôi cùng đồng đội gồng mình chịu những trận mưa pháo và đủ loại hỏa lực của địch, kể cả từng đàn máy bay vũ trang vãi đạn như mưa rào. Cánh lính đặc công len lỏi từng mô đất, bức tuờng nhà dân để tránh đạn, quyết sinh tử với 10 giặc để bảo vệ cầu Gành và cầu Mới (Hóa An) chuẩn bị cho đại quân ta tiến về Sài Gòn như mệnh lệnh. Mỗi khi tạm yên tiếng súng, nhìn qua ngó lại chỉ còn mình là nguyên vẹn,  nhưng mặt mũi đen nhẻm vì thuốc súng, tai ù đặc, chỉ nói bằng cách ra hiệu nhưng đau đớn hơn là đồng đội chẳng còn ai, tôi gào khóc đi tìm và gặp một số chiến hữu đều nằm bất động. Có người mắt còn mở như muốn nhắn gởi điều chi mà chưa kịp nói. Cựu binh Nguyễn Xuân Giao lúc đó là trung đội phó trinh sát tiểu đoàn 23 kể: “Đại đội 1 của tiểu đoàn 23 đặc công nước được tăng cuờng cho trung đoàn 113 để đánh các mục tiêu ở triền sông, bến cảng và giữ cầu. Lúc xuất quân có 23 cán bộ, chiến sĩ nhưng đến chiều 29-4 chỉ còn lại hai người là Trần Văn Bột và Vũ Đức Ninh. Trong số 21 đồng đội hy sinh ở khu vực cầu Gành, có những người đã bị nước cuốn trôi. Tôi còn sống cũng là chuyện rất hy hữu. Lúc lâm trận, tôi đang ở căn hầm dã chiến, bỗng nhiên được đồng chí Nguyễn Minh Dị - chính trị viên tiểu đoàn truyền đạt mệnh lệnh:  Đồng chí Xuân Giao có nhiệm vụ thay thế vị trí tiểu đoàn trưởng cùng tôi chỉ huy bộ đội chiến đấu, giữ vững trận địa đến cùng!” Tôi chỉ kịp nói: “Rõ!” và nhảy vọt lên khỏi công sự tức thì một quả đạn cối 81 ly của địch rơi xuống hầm, y tá Trữ và liên lạc Thông hy sinh tại chỗ. Trong lúc trận địa đang rền vang tiếng súng, trên hai chục thương binh được đưa về trạm phẫu đang được cấp cứu mà y tá, y sĩ đều đã hy sinh và cần được bảo vệ, không để địch giết hại hoặc bắt sống. Tôi  tổ chức lại lực lượng và kéo khẩu súng 12,7 ly hỏa lực chính lúc này lại gần hơn để đề phòng địch tràn lên.Và tìm vị trí cách đó tầm thước để quan sát bao quát trận địa. Đi theo tôi chỉ có vài ba tay súng lúc ấy một xe tăng M41 của địch lù lù trườn tới. Cậu xạ thủ B40 lựa thế dương súng kịp bắn, thi một trái đạn M79 đã trúng ngay giữa ngực chóng cướp đi mạng sống người lính trẻ. Truớc tình huống bất ngờ này tôi lăn máy vòng chộp lấy khẩu súng B40 là phóng quả đạn vào đúng chỗ hiểm yếu nhất của xe tăng. Nó bùng cháy như một bó thuốc rụi, thiêu rụi cả bọn lính trong xe, loại trừ được mấy chục hiểm họa cho mấy chục thương binh đang bị địch đe dọa. Và giữa lúc mặt đất còn nồng nặc mùi thuốc súng, bọn giặc tràn qua trận địa để tìm đường về Sài Gòn đang trong cơn hấp hối, trời bỗng tối sầm lại và đổ cơn mưa lớn, kéo dài cho tới sầm tối. Nhờ cơn mưa cứu nguy này mà đơn vị được lực lượng tiếp viện lên giải quyết thương binh về tuyến sau”.
Như vậy là trong trận đánh sau cùng ấy, trước ngày toàn thắng 30-4-1975 lịch sử đã có 53 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đặc công 113 oanh liệt hy sinh. Đó là chưa kể nhiều đồng chí thương tích đầy mình, đến nay vẫn còn để lại di chứng trên cơ thể.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.