Bỏ qua nội dung chính

BacHo

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > BacHo > Bài đăng > Sau thầy Vương Thúc Quý, Bác Hồ tiếp tục theo học với ai?
Sau thầy Vương Thúc Quý, Bác Hồ tiếp tục theo học với ai?
Học được với thầy Vương Thúc Quý một thời gian, do thầy bận hoạt động bí mật cùng với cụ Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành lại được thân phụ gửi sang học với thầy Trần Thân.

Thầy Trần Thân sinh năm 1839, mất năm 1917 tại làng Ngọc Đình, xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làng Ngọc Đình có đền Thánh Cả, thờ một vị tướng có công đời nhà Trần, ghi vào kho tàng ca dao nước nhà những vần thơ:
Nhất vui là cảnh quê mình
Kim Liên sen tốt, Ngọc Đình chuông kêu.
Thầy Trần Thân là một nhà nho thông minh, thanh bạch, điềm đạm. Thầy thường khuyên học trò “Độc thị môn lâm tự vấn, hào vô kim hắc chi tâm" (nghĩa là phải biết tự hỏi lòng mình, chớ để đồng tiền làm đen tối lương tâm). Thầy rất nghiêm túc trong lúc dạy học. Cách dạy của thầy phần lớn dựa vào sách “Thánh hiền”, trong đó thầy chú trọng nhiều vào việc dạy lễ nghĩa. Với cách học như vậy, học trò của thầy Trần Thân thường dễ cảm thấy bị đặt trong khuôn khổ, gò bó. Tuy rất quý trọng phẩm chất của thầy nhưng học với thầy Trần Thân, Nguyễn Tất Thành cảm thấy gò bó Thây lấy làm khó chịu khi học trò hỏi thêm những điều ngoài sách vở “Thánh hiền”. Cũng chính vì thế mà chỉ học với thầy Trần Thân được ít lâu, Nguyễn Tất Thành lại trở về học với thân phụ.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.