Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Tuổi trẻ không yên
Học trò cùng lớp với anh Thành xuất thân trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, phần lớn là con các quan, các cụ có chức, có quyền trong hai chính phủ Bảo Hộ và Nam Triều. Nhiều người đã có vợ có con, có người đi học có xe đưa xe đón; có người bữa trưa ở lại có lính hầu đội nón dấu xách cơm đến. Học trong lớp có chi khó hiểu, anh Thành hay hỏi, bọn con ông cháu cha thấy anh Thành được các thầy thương giảng giải cặn kẽ, chúng đâm ra ganh ghét. Chúng chọc tức Thành bằng cách trọ trẹ nhái tiếng Nghệ hoặc cười đùa “dân cá gỗ”. Anh Thành không cãi vã thô bạo, nhưng có hôm chịu không nổi, anh đã đấm vào mặt một thằng con lai mà cha hắn là chủ kho bạc. Hôm ấy thầy Hoàng Thông gọi Thành vào và dạy:
■  Thầy giáo Nguyễn Tất Thành  (06/06)
■  Những năm tháng Bác Hồ ở Huế  (06/06)
Về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Thái Lan và Lào
Trước khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Hồ Chí Minh đã có một thời gian dài bôn ba tìm đường cứu nước ở khắp năm châu, bốn biển. Những địa danh Người đến đã trở thành “địa chỉ đỏ” để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về hành trình tìm đường cứu nước của Người. Trong những năm 1928 - 1929 Người đã đến Thái Lan, chủ yếu hoạt động ở hai tỉnh Nakhon Phanom, Uđon Thani và đã tìm đường về Việt Nam qua biên giới Lào - Việt nhưng không thành công. Trong bản Báo cáo gửi quốc tế Cộng sản (ngày 18-2-1930) có câu “Đã hai lần tôi cố gắng đi về An Nam, nhưng phải quay trở lại. Bọn mật thám và cảnh sát ở biên giới quá cẩn mật, đặc biệt là từ khi xảy ra vụ An Nam Quốc dân Đảng”1
■  Từ Quảng Châu, báo Thanh niên ươm mầm cách mạng  (07/06)
■  Trên quê hương Cách mạng tháng Mười  (07/06)
Vai trò của Hồ Chí Minh trong thiết lập và tranh thủ mối quan hệ với quân đồng minh nhằm tăng cường thế – lực cho cách mạng tháng tám
Thắng lợi của cuộc cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế lịch sử cho thấy sức mạnh nội lực của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của dân tộc ta đã được tăng cường và nhân lên khi được kết hợp với sức mạnh thời đại, yếu tố ngoại lực. Đây là một bài học có giá trị lớn gắn liền với vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thiết lập mỗi quan hệ giữa lực lượng cách mạng của ta với quân Đồng Minh đồng thời tranh thủ cao nhất mối quan hệ đó để tăng cường “thế” và “lực” cho cách mạng, tạo tiền đề quan trọng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi toàn diện bởi nghệ thuật chớp thời cơ điển hình.
■  Tìm hiểu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947  (07/06)
■  Những ngày đầu Bác Hồ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  (07/06)
Theo dấu chân Bác
Trong chuyến đến Mỹ, dẫu thời gian rất ngắn ngủi, song chúng tôi cũng đến được thành phố Boston. Dường như ít người ở Việt Nam biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống ở Boston, một trong những thành phố cổ kính nhất nước Mỹ và là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng giành độc lập của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đây cũng được coi như cái nôi của cách mạng Mỹ, còn Omni Parker House là khách sạn lâu đời nhất nước Mỹ hiện vẫn còn hoạt động nằm ở số 60 phố School, kề sát tòa nhà Quốc hội bang. Sử sách và những hiện vật ở tòa nhà hơn 150 năm tuổi vẫn còn in đậm dấu ấn những năm tháng Bác Hồ đã sống và làm việc ở đây. Nhiều người Việt yêu nước sống ở thành phố và các bạn bè Mỹ vẫn tới thăm tòa nhà ấy vào những dịp mừng sinh nhật Bác.
■  100 năm nhớ người đi tìm đường cứu nước  (07/06)
■  Hồ Chủ tịch trong mắt nhân sĩ, trí thức thế giới  (07/06)