Bỏ qua nội dung chính

Giới thiệu sách 2015

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Giới thiệu sách 2015 > Bài đăng > Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn.
Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn.

 

 

Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn. – H. : Chính trị Quốc gia, 2010. – 354 tr. ; 21 cm

Đtts ghi: Bộ Nội vụ. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước. Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.

Sau ngày đại thắng lịch sử 30-4-1975, đã có rất nhiều trang viết về sự kiện trên ở nhiều góc độ khác nhau. Từ phía những người lính giải phóng, đó có thể là hồi ức, hồi ký của những nhân vật trong cuộc, từ vị trí cao nhất đến những người lính trực tiếp, gián tiếp tham gia cuộc chiến. Đó cũng có thể là những tác phẩm văn học của các nhà văn đã trải qua chiến tranh. Đó cũng có thể là những tài liệu tham khảo, nghiên cứu của các nhà sử học, nhà quân sự, muốn diễn giải và phân tích về những gì đã diễn ra vào thời điểm lịch sử đó.

Cuốn sách Về đại thắng mùa xuân năm 1975 - Qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn tập hợp những tài liệu của chính quyền Sài Gòn ghi chép những sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn từ khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973 đến khi kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Đây được xem là một tài liệu tham khảo đặc biệt, vì trong cuốn sách có những tấm ảnh sao chụp các tài liệu gốc quan trọng của chính quyền Sài Gòn. Mở đầu là bài phát biểu của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu về Hiệp định Paris (24-1-1973); kết thúc là bản diễn văn của Thủ tướng chính quyền Sài Gòn Vũ Văn Mẫu chuẩn bị đọc vào trưa 30-4 giới thiệu chính phủ mới. Ngoài ra, còn rất nhiều tài liệu từ quân sự, chính trị đến kinh tế, tình báo của phía bên kia trong giai đoạn này.

Nội dung sách được chia làm 3 chương: Chính quyền Sài Gòn với Hiệp định Paris 1973; từ thất thủ Phước Long đến phòng tuyến Phan Rang; từ cửa tử Xuân Lộc đến sự sụp đổ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn.

Những người thực hiện cuốn sách hầu như không đưa ý kiến chủ quan vào mà chỉ để nguyên tài liệu gốc, cùng các chú giải về mặt dữ liệu. Chính sự khách quan đó, bạn đọc có thể tự mình rút tỉa những nhận xét về thực tế tình hình chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn cuối cùng thông qua chính những tài liệu của họ; trong đó có cả các tài liệu mật lần đầu tiên được công bố. Như với Hiệp định Paris, qua hai bài phát biểu quan trọng của Nguyễn Văn Thiệu (vào các ngày 24 và 28-1-1973), cho thấy sự hoảng hốt và phẫn nộ của chính quyền Sài Gòn khi bị Mỹ đặt vào thế yếu và sự lo sợ của chính quyền này khi bị cắt viện trợ.

Chiếm phần chủ yếu trong cuốn sách là các tài liệu về vấn đề quân sự, thông qua đó bạn đọc thấy rõ sự tráo trở của chính quyền Sài Gòn, trong khi các phát biểu chính thức (ngày 24 và 28-1-1973) thì tuyên bố ngừng bắn nhưng trên thực tế thì cùng lúc đó (đêm 27 rạng ngày 28-1-1973) lại ra mật lệnh thực hiện 15 cuộc hành quân cấp tiểu đoàn và 19 cuộc hành quân cấp tiểu khu và chi khu.

Trong sách còn có rất nhiều bản sao chụp các tài liệu đặc biệt như thư tay của linh mục Trần Đức Sâm gửi cho linh mục Cao Văn Luận ở Phước Long, cho biết thực tế tinh thần quân đội Sài Gòn đã hoàn toàn tan rã, sĩ quan chỉ huy và binh lính bỏ trốn… Từ sau trận Phước Long, các trang tài liệu phản ánh sự hoảng loạn của chính quyền Sài Gòn, thể hiện qua những phát biểu cay cú của Nguyễn Văn Thiệu, chất chứa đầy câu văn chửi bới, từ chửi kẻ địch đến chửi đồng minh không ủng hộ, trút tội thất bại lên đầu thuộc cấp…

Dựa trên sự tôn trọng lịch sử, tài liệu đã khắc họa phần nào cái nhìn chân thật từ phía bên kia, về một thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc, mở ra giai đoạn hòa bình và phát triển mới của đất nước.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.