Bỏ qua nội dung chính

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước > Bài đăng > Nguyễn Ái Quốc ở Pari và thủ đoạn theo dõi của thực dân Pháp
Nguyễn Ái Quốc ở Pari và thủ đoạn theo dõi của thực dân Pháp

Tư liệu gốc này thuộc phông SLOTFOM (cơ quan liên lạc với các cư dân nguyên quán ở các vùng đất hải ngoại của nước Pháp), loại 1, bìa 6, hồ sơ Guesde thuộc phông lưu trữ quốc gia Pháp tại Ailen Provence.

Chúng tôi dịch từ nguyên bản tiếng Pháp và chú thích thêm một số điểm vần thiết để bạn đọc dễ theo dõi.

GS. ĐINH XUÂN LÂM

(Sưu tầm, dịch, giới thiệu)

 

Bộ thuộc địa           Cộng hoà pháp

Cơ quan gửi:           Điện tín

Nha Giám đốc các   Pari, ngày 3-12-1991[1]

Cơ quan quân sự văn phòng

 

Chính phủ[2] gửi Hà Nội[3] 

Mật

 

 

 


Chuyển tính mật mã[4]

Tiếp theo báo cáo số 2510 của ông - theo ông Guesde[5] thì Nguyễn Ái Quốc đã bị các nhân viên của chúng ta biết rõ, họ đã tiếp xúc và sẽ giữ quan hệ chặt chẽ với anh ta[6]. Anh ta trao đổi một phần các tư tường và ý định của mình được trình bày trong các bản báo cáo tổng kết mà các bản sao sẽ gửi tôi ông[7]. Tuy Nguyễn Ái Quốc thường thay đổi tên, dấu rất kỹ gốc của mình, đổi giọng nói, nhưng hình như anh ta quê ở bắc Trung Kỳ[8]. Xét rằng chưa đến lúc cần bắt anh ta phải khai báo đúng. Anh ta nói khá tốt tiếng Anh và nói chuẩn xác tiếng Pháp. Tuổi xét theo bề ngoài vào khoảng 28, cao độ 1m62, gầy, trán cao, mũi rộng, đôi môi dày, dấu vết đặc biệt: có một vết sẹo trên vành tai trái[9] và một vết sẹo khác mờ hơn ở phần ngang của vành tai phải, hai vành tai đều rất to. Anh ta có thể đã có mặt ở châu Âu từ 5 hay 6 năm và có lẽ đã cư trú tại nước Anh.

Tham gia nhóm gồm chó Phan Văn Trường hiện nay đang ở nước Đức[10], Phân Chu Trinh ở Pons (Hạ lưu sông Charente)[11], Khánh Ký thợ ảnh quê ở Nam Định[12] cùng với Nguyễn Ái Quốc ở tại nhà Phan Văn Trường tại Pari[13]. Nhóm này có lẽ đã thành lập tại Mayence và Prancforti[14] những hiệu buôn của người An Nam… (thiếu mấy chữ). Nhóm này tuyên bố muốn trở về châu Âu để nếu có dịp được hoàn toàn tự do vạch rõ những lỗi lầm của chế độ cai trị Pháp và phục vụ quyền lợi Tổ quốc nhằm đi tới càng nhanh càng tốt quyền tự trị. Từ mấy tháng nay anh ta đã tiến hành tuyên truyền ráo riết trong số những người thông ngôn thông minh nhất thuộc các nhóm binh lính Đông Dương, những người đó sẽ làm cho các nhóm binh lính này bị nhồi sọ[15] Các cuộc họp ồn ào vào buổi tối của họ đã được cơ quan an ninh chung tiến hành điều tra và báo cáo theo yêu cầu của chúng tôi[16]. Phan Văn Trường hình như thông minh và có đầu óc xấu nhất trong nhóm mà Nguyễn Ái Quốc là thư ký và đứng tên[17] Mới rồi Quốc đã gửi về Đông Dương một bài thơ An Nam[18] nêu lên các yêu sách đã gửi tới Hòa hội. Sẽ thông báo đều đặn tới Ngài các kết quả điều tra của cơ quan tình báo mới thành lập, yêu cầu Ngài gửi gấp tới cơ quan đó tất tả các thông tin mà nha Tổng liêm phóng Đông Dương có về những người dân bản xứ hiện đang cư trú tại châu Âu

Thượng thư Bộ thuộc địa chuẩn y theo đề nghị của Tướng giữ chức giám đốc các cơ quan quân sự

Chữ ký thị thực của phụ trách cơ quan văn phòng và bộ phận tiếp ký

Đã đồng ý

Ký tên: E.Colin



[1] Nguyễn Ái Quốc từ nước Anh trở lại nước Pháp vào khoảng cuối tháng 12-1917. Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc 10-1918), lúc đó Người hoạt động tại Pari. Người đã thay mặt Hội những người Vệt Nam yêu nước lại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxay (18-6-1919) bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

[2]Chỉ Chính phủ Pháp, bức mật điện này do Bộ trưởng thuộc địa Pháp đứng tên gửi.

[3] Chỉ nhà cầm quyền Đông Dương, bức mật điện này gửi tới Toàn quyền Đông Dương.

[4] Bức mật điện đánh theo ký hiệu các con số nên khi nhận đọc phải chuyển thành văn theo mật mã.

[5] Guesde (Pièrre) là một viên chức người Pháp giữ chức Tổng thanh tra binh lính thuộc địa và lao động Đông Dương tại Pháp, phụ trách cơ quan đặc trách theo dõi và kiểm soát binh lính và lao động Đông Dương.

[6] Trong thời gian hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc bị số mật thám người Việt có quốc tịch Pháp (như jean, Edouart...) ngày đêm bám sát và báo cáo đều đặn nhất cử nhất động của Người cho Bộ thuộc địa. Có khi chúng đã giả danh người yêu nước, vào nhà Phan Văn Trường, tham dự các cuộc họp của những người yêu nước để tiện theo dõi tại chỗ.

[7] Báo cáo của Jean khẳng định bọn chúng đã nắm rõ tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc, và chính Người cũng không cần giấu giếm, mà nói rõ ý định của mình với các bạn bè tại Pháp là tố cáo các hà lạm của Chính quyền Pháp ở Đông Dương, và ra sức đẩy mạnh cuộc vận động chính trị tại Pháp để nhanh chóng đạt tới chế độ tự trị cho nước Nam.

[8] Căn cứ vào các thông tin sai lạc này thì thấy rõ là mặc dù hoạt động ráo riết, bọn mật thám Pháp vẫn không nắm được nguồn gốc, cũng như những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trước khi Người trở lại Pháp.

 

[9] Hồi còn bé sống tại quê nhà, có hôm cùng bạn đi câu cá Nguyễn Sinh Cung đã bị lưỡi câu của bạn ngoặc rách vành tai, sau này vết thương thành sẹo rất dễ nhận.

[10] Phan Văn Trường (1876 - 1933): người làng Đông Ngạc (Chém), huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Sang Pháp, ông học đậu tiến sĩ luật, rồi làm luật sư tại Pari. Bị Chính phủ Pháp buộc tội liên hệ với Đục trong chiến tranh để bỏ tù từ 1915 - 1917. Ông hoạt động yêu nước tại Pháp và có quan hệ cộng tác chặt chẽ với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1923 về nước hoạt động báo chí và tham gia cuộc vận động dân chủ ở Sài Gòn cho tới khi mất.

[11] Phan Chu Trinh (1872 - 1926): quê làng Tây Lộc, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Đỗ phó bảng rồi ra làm quan được ít lâu thì từ quan về cổ xúy và lãnh đạo phong trào duy tân ở các tỉnh miền Trung. Năm 1908 bị thực dân Pháp bắt trong phong trào chống thuế, rồi đày ra Côn Đảo đến năm 1911 mới được thả. Sau đó xin sang Pháp để có điều kiện hoạt động. Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, ông cũng bị bắt giam cùng với Phan Văn Trường. Sau khi được tự do, ông vẫn tiếp tục hoạt động và có quan hệ chặt chẽ với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1925 về nước kêu gọi cải cách hợp pháp đòi dân quyền, dân sinh, ông lâm bệnh nặng và mất tại Sài Gòn (24-3-1926). Ở Pháp có thời gian Phan Chu Trinh làm nghề thợ ảnh tại thị trấn Pons ở hạ lưu sông Charente thuộc miền Tây nước Pháp.

[12] Khánh Ký (chính tên là Nguyễn Văn Xuân) người Nam Định sang Pháp làm ăn, buôn bán phụ tùng máy ảnh. Ông có quan hệ khá chặt chế với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc.

[13] Ngôi nhà của Phan Văn Trường ở số 6 đường phố Biệt thự Gôbơlanh (Villa des Gobelins), quận 13 - Pari thường là chỗ tạm trú và lui tới của Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Văn Xuân và nhiều Việt kiều yêu nước.

[14] Tên hai thành phố miền tây nước Đức là những nơi Nguyễn Văn Xuân (Khánh Ký) thường đi lại buôn bán làm

[15] Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918) thực dân Pháp bắt binh lính Đông Dương - chủ yếu là người Việt Nam sang Pháp đánh nhau với Đức. Những thanh niên biết tiếng Pháp được tuyển làm phiên dịch cho số đông binh lính thất học. Thực dân Pháp rất lo ngại số thanh niên có học này tiếp thu tư tưởng cách mạng, rồi tuyên truyền cho binh lính.

 

[16] Trong một công văn mật của nhà cầm quyền Pháp có viết: "cơ quan an ninh báo rằng tại ngôi nhà số 6 đường Villa des Gobelins có những cuộc họp của người An Nam, các cuộc họp này đôi khi kéo dài đến tận 1 giờ sáng và trong các cuộc họp đó các cuộc tranh luận ầm ĩ đến nỗi các người xung quanh phải phàn nàn" (Xem: Thu Trang - Gaspard Hồ Chí Minh à Paris (1917 1923, L'Harmatian 1992, tr 83).

[17] Chỉ nhóm “Những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp mà Nguyễn Ái Quốc đã phối hợp với Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường lập ra, Nguyễn Ái Quốc là Tổng thư ký của Hội.

[18] Đúng ra phải nói là bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ. Cùng với việc gửi bản yêu sách viết bằng tiếng Pháp tới Hội nghị Vecxay, đoàn đại biểu các nước tham gia Hội nghị gửi đăng báo, Nguyễn Ái Quốc còn diễn ca chữ Hán và chuyển thành diễn ca bằng chữ quốc ngữ để gửi về nước phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

 Nguồn Lịch sử Đảng. – 1993. – Số 5. – Tr. 47-48

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.