Bỏ qua nội dung chính

Giới thiệu sách 2015

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Giới thiệu sách 2015 > Bài đăng > Nghi và Văn cúng chữ Hán ở thành phố Biên Hòa
Nghi và Văn cúng chữ Hán ở thành phố Biên Hòa

 

 

Những đặc điểm về văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của các vùng miền được người dân mang theo và đình làng được xây dựng không chỉ là một biểu trưng cho sở hữu cộng đồng trên vùng đất mới, mà còn là một thiết chế văn hóa, mà ở đó người dân thực hành những nghi lễ truyền thống, kết nối cư dân địa phương trong lao động sản xuất, trong việc nâng cao cuộc sống tinh thần, tâm linh. Người Việt xưa quan niệm con người và các vị thần có một sự gắn bó vô hình nhất định. Sự gắn bó đó xuất phát từ việc giải thích những hiện tượng tự nhiên; sự kính trọng với những người có nhiều đóng góp trong việc mở đất, mở cõi, giúp đất nước giữ vững độc lập, giúp nhân dân dân trong lao động sản xuất và phát triển cuộc sống. Thần với người Việt rất đa dạng, có khi là một hiện tượng tự nhiên, có khi là một nhân vật trong truyền thuyết, phần nhiều là những nhân vật lịch sử có công dựng nước, những người có công trong việc khai mở, xây dựng vùng đất mới.

Đứng trên góc độ tín ngưỡng tâm linh, nghi lễ cúng tế, bái tế là một hình thức để con người có thể kết nối với thần linh theo quan niệm “cảm tắc thông, cầu tất ứng”, để con người bày tỏ tấm lòng thành của mình với chư vị thần linh, để được phò trì, hộ độ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Để người đọc có thêm tư liệu về văn hóa thờ cúng, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách có nhan đề “Nghi và văn cúng chữ Hán ở Thành phố Biên Hòa”. Xuất phát từ thực tế cần bảo tồn loại hành văn cúng cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm tại các đình, đền, miếu trên địa bàn, sau 10 năm sưu tầm, nghiên cứu, tác phẩm được nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 2013 với độ dày gần 600 trang, gồm 3 phần chính là phần nghi cúng, văn cúng và chú giải, trong đó sưu tầm được 276 văn cúng ở 137 ngôi đình, đền, miếu,…và 211 văn cúng chữ Hán, 60 văn cúng chữ Việt và 5 văn cúng chữ Nôm. Qua tác phẩm, bạn đọc có thể hiểu thêm về giá trị của một bộ phận di sản văn hóa bằng chữ Hán ở địa phương cũng như hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh mang tính truyền thống ở Đồng Nai.

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.