Bỏ qua nội dung chính

Giới thiệu sách 2015

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Giới thiệu sách 2015 > Bài đăng > Địa danh hành chính – văn hóa – lịch sử Đồng Nai
Địa danh hành chính – văn hóa – lịch sử Đồng Nai

 Địa danh hành chính – văn hóa – lịch sử Đồng Nai / Trần Quang Toại, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Tuyết Hồng,…- Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 2013. – 878 tr. ; 21 cm.

Tỉnh Đồng Nai hình thành trên 310 năm, tính từ thời điểm Lễ Thành Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược xứ Đồng Nai (1968), lập phủ Gia Định với hai huyện Phước Long (tức Biên Hòa – Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình (tức Sài Gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh), dựng dinh Phiên Trấn.

Với lịch sử hình thành phát triển trên 310 năm cùng với sự biến thiên về tổ chức hành chính, vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã đón nhận các cộng đồng dân tộc cả nước về định cư sinh sống, lao động, theo đó là những phong tục tập quán truyền thống, những tín ngưỡng dân gian, tôn giáo, tạo nên sự giao lưu tiếp biến về văn hóa, góp phần làm phong phú, đa dạng đời sống văn hóa, tín ngưỡng tâm linh ở địa phương. Nhân dân các dân tộc ở Đồng Nai có truyền thống yêu nước và đấu tranh kiên cường, đặc biệt từ khi chính quyền pháp xâm lược và đế quốc Mỹ, chính quyền tay sai miền Nam thực hiện chế độ thực dân mới. Cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập dân tộc của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai diễn ra liên tục trên nhiều địa bàn, quy tụ các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, giới tính… đã để lại biết bao sự kiện lịch sử, cách mạng, những địa danh mang hồn lịch sử, góp phần hình thành nên truyền thống “miền Đông gian lao mà anh dũng”.

Sau ngày thống nhất đất nước (tháng 4-1975), việc tổ chức các đơn vị hành chính ở các tỉnh phía nam cũng như ở Đồng Nai có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, tổ chức xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý của bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ các cấp. Việc sáp nhập các tỉnh trong kháng chiến, hình thành tỉnh mới, sáp nhập các huyện, xã, rồi lại chia tách, sáp nhập, mở rộng thu hẹp….các đơn vị, khiến cho việc hệ thống lại sự thay đổi, biến động về lịch sử tổ chức các đơn vị hành chính gặp nhiều khó khăn.

Cuốn sách Địa danh hành chính – văn hóa – lịch sử Đồng Nai  nhằm mục tiêu hệ thống lại toàn bộ về lịch sử hình thành phát triển, thay đổi của những địa danh hành chính từ cấp xã, phường trở lên; đồng thời hệ thống lại những địa danh văn hóa, địa danh lịch sử gắn bó với địa danh hành chính, thể hiện được sức sáng tạo, chiều dày văn hóa, lịch sử truyền thống của nhân dân Biên Hòa – Đồng Nai trong quá trình lao động, xây dựng và chiến đấu.

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.