Bỏ qua nội dung chính

gtsachchuyende

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > gtsachchuyende > Danh mục
Giới thiệu sách: Chuyên gia của giấc ngủ ngon

 

 

Nhà xuất bản: Thanh Hóa

Năm xuất bản: 2021

Video clip

 

Người đọc: Thuý Nga

 

 

Giới thiệu sách: Một ngày của tôi có 48 giờ

 

 

Nhà xuất bản: Hà Nội

Năm xuất bản: 2020

Video clip

 

Người đọc: Thuý Nga

 

 

 

 

Giới thiệu tác phẩm ''Mẹ và con – Tình mẹ con của những người nổi tiếng''

Cả cuộc đời Mẹ một nắng hai sương

Lặng lẽ bước trên đường dù mưa gió

Bởi thương con…Mẹ lần mò vượt khó

Dù gian truân vàng võ chẳng nao lòng.

Những vần thơ có lẽ cũng chẳng kể xiết được công lao tình cảm của mẹ dành cho ta. Bước ra khỏi vòng tay mẹ để tự đứng trên đôi chân của mình, ta mới biết được cuộc đời thật nhiều giông bão, không yên bình như nơi vòng tay mẹ.

Đã không ít những bài thơ, lời ca và cả những câu chuyện về Mẹ với muôn vàn cảm xúc. Trong chuyên mục giới thiệu sách, Thư viện tỉnh Đồng Nai trân trọng gửi đến quý bạn đọc một trong những cuốn sách tiêu biểu viết về mẹ, đó là tác phẩm “Mẹ và con – Tình mẹ con của những người nổi tiếng”.

Cuốn sách tập hợp 38 bài viết chân thực, xúc động và hết sức độc đáo về tình cảm, kỷ niệm giữa mẹ con của những người nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đó là những câu chuyện về bà, về mẹ của: nhà văn Đỗ Bích Thúy, nhà văn Bảo Ninh, nhà văn Đỗ Phấn, nhà văn Hồ Anh Thái, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, PGS. TS Lưu Khánh Thơ, họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà thơ Trần Đăng Khoa, đạo diễn Việt Linh, kiến trúc sư Trần Lê Quốc Bình, GS Phong Lê, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà báo Tạ Bích Loan,…

Thông qua hình ảnh những người mẹ Việt Nam cụ thể: Họ là trí thức, là tiểu thương, là nông dân; họ ở nông thôn, ở thành thị, ở miền núi; họ thế gia, họ bình dân, họ “người không chữ”;… và còn là biết bao nhiêu những khác biệt về hoàn cảnh, số phận, thời đại sống… nhưng đồng quy ở một điểm: là mẹ của những người con trên dải đất hình chữ S. Mỗi nhân vật con trong sách chọn cho mình một điểm nhìn về mẹ để mà kể, mà rưng rưng. Những mảng ký ức người con lần hồi trong cõi nhớ về các bà mẹ mang tự tình cá nhân, nhưng vẫn đầy ăm ắp ký ức của cả một thời, với những khúc quanh mà lịch sử dân tộc đã kinh qua. Chính vì thế mà có nhiều khi, di sản mẹ để lại cho các con là cả những bài học lý trí - như một cách sống, cách ứng xử với cuộc đời – để rồi sau này trở thành hành trang thiết thân cho đám con ra đời với tròn trịa nhân cách. Những bà mẹ Việt Nam thương chồng, yêu con khéo lo toan vun vén như thế ấy, đã gánh trên vai mình cả bao nhọc nhằn, truân chuyên của mưa nắng thời cuộc.

Với nhà văn Đỗ Bích Thúy, đó là hình ảnh người mẹ tảo tần sớm hôm, cho dù thời của mẹ sự học bị dừng lại lưng chừng bởi quan niệm “con gái học hành làm gì, ở nhà làm lụng rồi còn lấy chồng”, sống trong cái làng mà hầu hết trẻ con học hết cấp 2 là cùng rồi bỏ học. Thế nhưng khi có con, mẹ đã không quản khó khăn, xóa đi cái quan niệm lạc hậu ấy, cố gắng làm lụng để các con thực hiện ước mơ của mẹ là được học hành. Trái ngọt mà mẹ thu hoạch được là 3 người con đã thành tài, lập nghiệp ở Hà Nội với cuộc sống đủ đầy.

Ký ức về mẹ của nhà báo Tạ Bích Loan mỗi khi nghĩ đến là nước mắt trực trào ra. Như chị viết: “Giống như Tâm, cô hàng xén trong truyện ngắn của Thạch Lam, mẹ Liên của tôi cũng từng là một cô hàng xén xinh đẹp với những ước mơ nho nhỏ đẹp đẽ như những món đồ xếp gọn gàng trong gánh hàng xén”. Vậy mà… cuộc đời đã chuẩn bị cho mẹ nhiều thử thách mà mẹ không lường trước. Như những chị em nông thôn thời đó, cô gái 18 tuổi chưa kịp bay bổng với cuộc đời đã phải gồng gánh gia đình nhà chồng đông anh em, vất vả làm lụng chưa là gì so với thử thách đau đớn lớn nhất của mẹ. Đó là khi những đứa con bị ốm, bệnh nặng. Anh chị của nhà báo Tạ Bích Loan bị đậu mùa và ung thư máu, mất đi khi mới 5, 6 tuổi. Ký ức trong chị về mẹ là hình ảnh lúc nào lưng áo mẹ cũng mướt mồ hôi. Những chậu dưa, thùng dưa muối hàng ngày của mẹ đã nuôi lớn các con. Mẹ hay động viên các con bằng cách kể chuyện thời chiến tranh, chuyện ngày xưa mẹ đi dân công gánh gạo. Từ những câu chuyện của mẹ Liên, cũng như bao bà mẹ Việt Nam, qua ngòi bút của nhà báo Tạ Bích Loan để lại cho ta vô vàn bài học mà mỗi khi nhìn lại mới thấy ngấm, về lối sống cần kiệm, không ưa khoa trương, hào nhoáng. Mẹ bình dị như nước nguồn, như ruộng vườn, sống để cho tặng, để hy sinh mà không khi nào đòi, không cần nhận lại. Sống vì người khác.

Tình mẹ cao như mây trời, rộng như biển cả. Mẹ là người có thể thay thế bất cứ ai khác nhưng không ai có thể thay thế được mẹ. Mẹ là người tuyệt vời nhất trên thế giới này! Tình mẹ trong lòng nhà nghiên cứu Phan An Sa – con trai út của học giả Phan Khôi thật đặc biệt, đó là tình cảm của hai người mẹ (hai người vợ của cha ông) dành cho ông và các anh chị em của ông không thể kể xiết. Mẹ Cả (Lương Thị Tuệ) 45 năm làm dâu họ Phan, làm vợ của bố ông trong khi bố ông cứ xa nhà biền biệt theo đuổi nghiệp viết báo. Cả đời mẹ đã thay bố chèo chống, một tay nuôi dưỡng cha chồng, một tay nuôi dưỡng chín mười đứa con vừa lớn vừa nhỏ của mình và của bà vợ hai nên người. Còn với mẹ ruột của ông (bà Nguyễn Thị Huệ), quyết định trao thân gửi phận cho bố ông là một quyết định không dễ dàng, hai ba mẹ cách xa nhau một trời một vực về tuổi tác, về quê hương bản thân và về học vấn, nhưng vì tình yêu và lòng tin đã cho họ sự cảm nhận nhau mà không trường lớp nào dạy được. Nhờ để tâm, chịu thương chịu khó, ham học hỏi mà mẹ - người đàn bà trẻ chốn nhà quê lạc hậu nhanh chóng làm quen với đời sống thành thị, thạo việc chăm sóc gia đình nhà chồng. Với tấm lòng rộng mở, biết cảm thông và chia sẻ do cả hai nhận ra mình cùng chung số phận, cùng yêu thương một người đàn ông mà tình cảm hai mẹ dành cho nhau rất gần gũi, thân thiết, cùng nhau vun vén cho mái ấm đại gia đình họ Phan. Người đời sau tôn vinh bố ông là Danh nhân văn hóa Việt Nam thời hiện đại với những đóng góp cho nền văn hóa dân tộc, thì hai mẹ của ông cũng đã góp công sức để bố ông làm nên sự nghiệp đó, nên hai mẹ có tên trong những người được vinh danh là “Gương sáng phụ nữ Việt Nam gìn giữ văn hóa Việt”

Còn rất nhiều những câu chuyện hay trong thực tế, những ký ức đẹp, những cảm xúc không sao diễn tả hết về vẻ đẹp vô tư trong trẻo của tình mẹ, sự hy sinh của mẹ dành cho gia đình, dành cho những người con, được các tác giả trong tuyển tập “Mẹ và con - Tình mẹ con của những người nổi tiếng” hồi tưởng và ghi chép lại.

Có thể nói, cuốn sách như một lời tri ân tới tất cả những bà, những mẹ, nhắc nhở chúng ta một điều rằng: mỗi người chúng ta vẫn luôn có một nơi chốn chở che dịu dàng và bao dung vĩnh viễn, đó là lòng mẹ. Thông qua đó cũng chính là dịp để chúng ta suy ngẫm về công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha, người luôn dõi theo ta từng nhịp bước chân đi trong suốt những năm tháng của cuộc đời. Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã viết “Trên cõi đời bất trắc đang dần bị ô nhiễm này, duy nhất chỉ còn một thứ tình cảm vĩnh viễn không bao giờ gợn tạp, đấy là nỗi lòng của người mẹ dành cho con”.

 

Nguyễn Sen

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu sách: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

(Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia)

 

Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa được Đảng ta xác định là một nội dung lớn, quan trọng và thiết thực; là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của nền văn hóa quốc gia, dân tộc. Thể chế là vấn đề tổ chức bộ máy, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tạo khung khổ, hành lang pháp lý cho việc vận hành và phát triển nền văn hóa quốc gia. Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động thể hiện đường lốì phát triển văn hóa của quốc gia được thực hành thông qua các biện pháp mang tính can thiệp và định hướng vào quá trình phát triển văn hóa. Thể chế, chính sách là công cụ hữu hiệu để quản lý phát triển văn hóa; bảo đảm cho việc phân bổ hợp lý các nguồn lực để phát triển văn hóa. Nguồn nhân lực, vật lực được coi là điều kiện cần để xây dựng nền văn hóa quốc gia, dân tộc; là “lực lượng sản xuất” để tạo ra những sản phẩm văn hóa, giá trị văn hóa, trong đó, con người luôn là nguồn lực trung tâm, quan trọng nhất, tạo ra cơ chế, chính sách, là chủ thể quyết định việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác. Mối quan hệ giữa thể chế, chính sách và nguồn lực là mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau. Chúng vừa là tiền đề vừa là hệ quả của nhau, hay nói cách khác là mối quan hệ nhân quả, tác động trực tiếp vào quá trình và kết quả phát triển văn hóa.

Thời gian qua, công tác thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa tiếp tục được quan tâm, đạt nhiều kết quả nổi bật. Nhiều chính sách văn hóa đã được ban hành, tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa. Nguồn nhân lực và các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa được bảo đảm tốt hơn; nguồn lực huy động từ các doanh nghiệp, xã hội cho phát triển văn hóa được tăng cường... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoàn thiện thể chế, chúng ta còn một số yếu kém, như: Thể chế văn hóa chậm đổi mới (tự chủ đơn vị sự nghiệp nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực văn hóa chậm hoàn thiện); chưa triển khai đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển Thể chế tự hệ thống chính sách về văn hóa còn thiếu đồng bộ, nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp; các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần xã hội tham gia đầu tư phát triển văn hoá còn hạn chế, chưa thực sự tạo ra động lực cho các chủ thể tham gia phát triển văn hoá, nhất là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ làm công tác văn hoá còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; nguồn lực nhà nước đầu tư cho phát triển văn hoá còn tương đối thấp so với các lĩnh vực khác, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của văn hoá. Tài nguyên văn hóa nhất là di sản, các làng nghề… chưa được khai thác hết.

Nhằm tuyên truyền giới thiệu đến quý bạn đọc, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo giá trị trong việc xây dựng, thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và Kết luận của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Thư viện tỉnh Đồng Nai trân trọng giới thiệu ấn phẩm sách “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa (Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia)”, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tỉnh Bắc Ninh xuất bản năm 2023.

Được in trên khổ giấy 19x27cm, ấn phẩm sách bao gồm các bài phát biểu, bài viết của các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, các tổ chức, cơ quan trong lĩnh vực văn hóa được tuyển chọn tại Hội thảo Quốc gia: “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức tại thành phố Bắc Ninh tháng 12/2022. Nội dung cuốn sách đề cập toàn diện các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, nguồn lực cho phát triển văn hóa cả trước mắt và lâu dài; làm sáng tỏ các cơ sở chính trị, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề xuất các chính sách và giải pháp đột phá, những điểm quan trọng trong thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021.

Có độ dày 1207 trang, ấn phẩm sách có kết cấu 4 phần:

Phần thứ nhất: Một số phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước (đồng chí Trần Thanh Mẫn - UVBCT, PCT Thường trực Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đ/c Võ Văn Thưởng – UVBCT, Thường trực Ban Bí Thư; Đ/c Vương Đình Huệ - UVBCT, Chủ tịch Quốc hội…) và Báo cáo Tổng thuật Hội thảo của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội về chủ đề và nội dung của Hội thảo; về thực trạng xây dựng thể chế, ban hành các chính sách và bảo đảm nguồn lực để phát triển văn hoá con người Việt Nam; các vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện thể chế chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển văn hoá trong thời gian tới; các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển văn hoá và một số đề xuất, kiến nghị.

15 tham luận của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương được trình bày ở phần thứ hai của ấn phẩm sách, đã tập trung đánh giá, phân tích về chủ trương, đường lối của Đảng và một số định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, phát huy nguồn lực xây dựng nền văn hóa Việt Nam “dân tộc, dân chủ, nhân văn và khoa học”; việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới; đánh giá thực trạng và giải pháp về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; đánh giá tình hình triển khai chiến lược ngoại giao văn hoá từ năm 2016 đến nay; quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá...

Phần tiếp theo là tham luận của các địa phương trong cả nước về báo cáo đánh giá về chính sách, pháp luật và nguồn lực cho phát triển văn hóa như: Định hướng, chính sách và nguồn lực cho phát triển công nghiệp văn hoá ở Tp. Hồ Chí Minh; Chính sách và nguồn lực phát triển văn hoá ở tỉnh Bắc Ninh; Phát triển nguồn nhân lực ngành văn hoá ở Nghệ An; Chính sách và nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Đắk Lắk và giá trị di sản thế giới khu phố cổ Hội An…

Chiếm dung lượng hơn 2/3 ấn phẩm sách, phần sau cùng tập hợp 60 tham luận của các chuyên gia trong nước, quốc tế, doanh nghiệp, nhà khoa học tập trung làm rõ các căn cứ lý luận, thực tiễn, làm cơ sở kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền việc hoàn thiện thể chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh việc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho bảo tồn, phát triển văn hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, một số vấn đề như: Công nghiệp văn hóa; những vướng mắc và điểm nghẽn liên quan đến nguồn lực, nhân lực, nguồn lực tài chính, vi phạm bản quyền; lộ trình hoàn thiện về mặt luật pháp trong lĩnh vực văn hóa; trách nhiệm của nghệ sĩ đối với sản phẩm văn hóa; những vấn đề đặt ra đối với văn hóa dân gian, văn hóa đô thị, văn hóa nông thôn, bảo tồn di sản; phòng, chống những thông tin xấu độc và nội dung phản văn hóa trên mạng xã hội trong và ngoài nước.

Thông qua ấn phẩm sách, nhằm góp phần tuyên truyền quan điểm, thông suốt tư tưởng và xác định việc phải làm về thể chế chính sách và nguồn lực để hiện thực hóa mục tiêu yêu cầu chấn hưng, phát triển văn hóa, để văn hóa ngang hàng chính trị và kinh tế. Đồng thời bổ sung, hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa và phát triển văn hóa; đổi mới cách thức xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, các dự án đầu tư phát triển văn hóa; chính sách phát triển con người toàn diện, chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hóa; thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển; xây dựng các chính sách tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa…

Ấn phẩm sách được lưu trữ tại Thư viện tỉnh Đồng Nai.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

 

Đọc sách cùng bạn: Gấu em dễ thương quá đi!

 

 

Câu chuyện đẹp về tình anh em.

Nhà xuất bản: Trẻ.

Năm xuất bản: 2018.

Video clip

 

Người đọc: Hoàng Huệ

 

 

 

 

 

Giới thiệu sách: Khám phá đầu tiên của tớ về Trường học

 

 

Nhà xuất bản: Hà Nội

Năm xuất bản: 2020

https://youtu.be/-5NBsqCahA4

 

Người đọc: Thuý Nga

 

 

 

 

 

Giới thiệu sách: Kĩ năng xử lý tình huống khẩn cấp

 

 

Tác giả Phương Nam Bình

Nhà xuất bản: Hà Nội 

Năm xb: 2020

Video clip

 

Người đọc Hoàng Huệ

 

Giới thiệu sách: Di sản văn hóa Người Mạ - Tà Lài

 

 

Nhà xuất bản: Đồng Nai

Năm xuất bản: 2021

https://youtu.be/kO6Q5uNJ4nw

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

1 - 10 Tiếp theo