Bỏ qua nội dung chính

Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng > Bài đăng > Đồng Nai trong kháng chiến qua ca dao
Đồng Nai trong kháng chiến qua ca dao

 

 

Có con người là có đời sống văn hoá tinh thần. Sinh hoạt văn học nghệ thuật cũng là một khía cạnh văn hoá không thể thiếu trong phạm trù ấy, đặc biệt là về hoạt động sáng tác thơ ca. Thơ ca dân gian của người Việt khá phong phú. Đó là lời ca đọng lại từ những khúc hát trữ tình lâu dần thành câu nói cửa miệng. Đất phương Nam là vùng đất mới, do đó nó được hưởng các làn điệu dân ca và kho tàng ca dao tục ngữ hàng ngàn năm của dân tộc. Phong phú nhất là mảng ca dao trữ tình mang theo trong hành trang của người Việt đến xứ Biên Hòa - Đồng Nai.

 

Không chỉ là những câu ca dao, tục ngữ nói về thiên nhiên, về công trình văn hoá, về sản vật của địa phương, mà nỗi niềm cơ cực của người cùng khổ trong kháng chiến chống ngoại xâm cũng được gởi gắm chân tình qua ca dao, ví như:

 

“Cao su đi dễ khó về

 

Khi đi trai tráng khi về bủng beo”

 

“Cao su khổ lắm ai ơi

 

Dân phu thí xác cả ngày ngoài lô

 

Còng lưng cạo m cơ hồ

 

Tấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai”.

 

Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm đóng Nam bộ, Pháp đã mở rất nhiều đồn điền cao su ở Biên Hoà; phần lớn dân làm phu đồn điền cao su có cuộc sống hết sức vất vả khó nhọc. Đây là một trong những bài ca dao viết về mảng đề tài kiếp sống của người phu đồn điền cao su. Bài ca dao đặc tả nổi vất vả của người phu đồn điền cao su, lời than mang theo cả ý thức bất bình xã hội. Người làm Phu đồn điền cao su phải ký họp đòng lao động với những điều khoản chặt chẽ, được ứng trước một số tiền; cho nên người đi phu tự xem mình như “tù chung thân”, “tù khổ sai”. Kiếp phu vất vả như là thân “trâu ngựa”, như là mang “tội tù khổ sai .

 

Bên cạnh phản ánh nỗi cơ cực vất vả của người dân sống trong thời kỳ bị đô hộ, áp bức, ca dao còn là món quà tinh thần nâng đỡ tâm hồn của người kháng chiến. Ví như người phụ nữ kháng chiến xứ Đồng Nai thoát khỏi thân phận bị ràng buộc, rụt rè, dám nói thật và nói vui:

 

Khoai lang lột vỏ hai đầu

 

Nửa thương anh trung đội trưởng,

 

Nửa sầu anh chính trị viên.

 

Bà mẹ của vùng kháng chiến ít chữ nghĩa nhưng lòng đầy lạc quan câu hát đầy theo hũ gạo nuôi quân:

 

Sớm mơi xúc gạo ra vo

 

Nhớ đoàn Vệ quốc hốt cho nắm đầy

 

Một tháng là ba mươi ngày.

 

Mỗi ngày một nắm nhớ rày Vệ quốc quân.

 

Không khí đóng cọc, ngăn tàu giặc Pháp của chiến khu lòng chảo cũng được phản ảnh sinh động trong ca dao kháng chiến:

 

Đốn cây cảm cọc ngăn tàu

 

Lòng sông Vũng Gấm, Bà Hào, Phước An

 

Làm cho quân giặc hoang mang

 

Không cho khủng bố ruồng càn chiến khu.

 

Và nhiều câu ca dao dưới hình thức “bình cũ rượu mới” th hiện đặc đim kháng chiến ở đa phương:

 

Khu Đ đi dễ khó về

 

Lính đi bỏ mạng quan về mất lon.

 

Tuy phải sống trong sự áp bức của kẻ thù, nhưng nhân dân vùng đất Đồng Nai luôn thể hiện khí phách hào hùng, hiên ngang lừng lẫy:

 

“Làm trai cho đáng nên trai

 

Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng”

 

Với nội dung truyền tải đa dạng và phong phú đời sống xã hội; phản ánh những tâm tư nguyện vọng, những hình ảnh thực tế về xã hội, văn học dân gian đặc biệt là ca dao đã tạo thành một hệ thống hình ảnh về con người lao động và chế độ xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử thật sinh động và gần gũi. Là một bộ phận trong kho tàng văn hóa dân gian, ghi lại du vết của thời quá khứ và cận đương đại, những sự kiện được phản ánh, thể hiện rất rõ nét qua các thể văn vần dễ thuộc, dễ nhớ với ngôn ngữ có khi bình dân, có khi cũng văn hoa, sâu sắc... là những điu mà chúng ta thy được chứa đựng trong ca dao.

 

Là một trong những tỉnh phía Nam chứa đựng nhiều giá trị di sản văn hoá phi vật thể, cụ thể là văn hoá dân gian, mảnh đất Đồng Nai còn ẩn chứa nhiều giá trị mà chính chúng ta hôm nay chưa khai thác, bảo vệ toàn vẹn. Bảo vệ các giá trị di sản là một việc làm thiết thực, để những giá trị di sản văn hoá dân gian luôn “sống”, chúng ta không chỉ đi nghiên cứu, sưu tầm mà còn phải tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều loại hình phong phú, đa dạng đến với mọi người: tổ chức các cuộc thi hát đối về ca dao, dân ca liên quan đến quê hương Đồng Nai, Thi sáng tác thơ ca về Đồng Nai; chủ động giới thiệu đến với bè bạn trong nước và quốc tế song song với việc tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái tiên tiến từ các vùng, các nước khác nhằm bồi đắp cho nền văn hoá tỉnh nhà ngày càng phát triển.

 

 

 

Nguyễn Thị Sen

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.