Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử > Danh mục
''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'' – thắng lợi rực rỡ của nghệ thuật chiến dịch phòng không

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bất chấp hy sinh tính mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn, đồng thời đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không chủ yếu bằng B.52 của đế quốc Mỹ (tháng 12 năm 1972).

Ở thời điểm quyết định của chiến tranh, Ních Xơn đã sử dụng lực lượng răn đe chiến lược B.52, tổ chức cuộc tập kích quy mô lớn vào Hà Nội, Hải Phòng. Ních xơn coi đó là một biện pháp tác chiến chiến lược nhằm phá hoại tiềm lực quân sự, kinh tế của ta, trấn an chính quyền Sài Gòn, răn đe Bắc Việt và chứng tỏ với thế giới Mỹ rút quân trên thế mạnh.

Để thực hiện mưu đồ đó, đế quốc Mỹ sử dụng đồng thời lực lượng lớn không quân chiến lược (50% số máy bay của Mỹ) và toàn bộ lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân triển khai ở khu vực Đông Nam Á. Trong 12 ngày đêm, không quân Mỹ đã ném hàng vạn tấn bom. Riêng Hà Nội, chúng đã ném hơn vạn tấn bom hòng hủy diệt Hà Nội và một số trung tâm quan trọng khác.

Cách đánh cơ bản của địch là lấy lực lượng không quân chiến lược B.52 làm lực lượng chủ yếu, đánh tập trung từng đợt vào ban đêm, các lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân làm nhiệm vụ hộ tống B.52 chặn kích không quân ta, chế áp phòng không để bảo vệ an toàn cho B.52 vào đánh phá là chính, đồng thời thực hiện đánh nhỏ lẻ xen kẽ giữa các đợt đánh tập trung của B.52 và đánh bổ sung khống chế liên tục 24/24 giờ trong ngày. Thủ đoạn cơ bản của địch là sử dụng tác chiến điện tử quy mô lớn, cường độ mạnh kết hợp với phóng tên lửa tự dẫn từ xa nhằm vô hiệu hoá và phá hủy hệ thống ra đa, tên lửa của ta, tập trung đánh phá có tính hủy diệt và khống chế các sân bay để triệt tiêu khả năng cất cánh của không quân ta.

Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, lực lượng phòng không ba thứ quân của ta được xây dựng ngày càng phát triển, từng bước hiện đại. Khi tiến hành chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, Quân chủng Phòng không - không quân của ta có đầy đủ 4 binh chủng trang bị hiên đại: ra đa, tên lửa, không quân và pháo cao xạ. Lực lượng dân quân tự vệ cũng đã được trang bị từ súng máy phòng không 12,7mm đến pháo cao xạ tầm cao 100 mm. Tuy nhiên, so với Mỹ, hệ thống vũ khí trang bị của ta còn nhiều hạn chế, nhất là trong lĩnh vực tác chiến điện tử.

 

 

Sau 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân và dân miền Bắc, nhất là trung tâm chiến đấu ở Hà Nội và Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương đã đập tan hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ. Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” thể hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, với ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong thế trận Phòng không nhân dân.

Nghệ thuật chiến dịch của chiến tranh nhân dân với tư tưởng chỉ đạo “Toàn dân bắn cháy máy bay địch, bắt sống giặc lái, toàn dân làm tốt công tác phòng tránh, toàn dân làm công tác bảo đảm giao thông vận chuyển”. Cách đánh cơ bản là tập tập trung nỗ lực cao nhất bắn rơi nhiều B.52 tại chỗ và bắt gọn giặc lái. Đó là lối đánh trúng nhất, hiểm nhất. Bởi vì B.52 là chỗ dựa mạnh nhất và cũng là chỗ yếu nhất của Mỹ. Do đó, chỉ sau trận đánh, số máy bay B.52 bị bắn lên tới 11 chiếc, chiếm 5,7% trong tổng số 193 máy bay B.52 sử dụng trong cuộc tập kích, trong đó có 7 máy bay B.52 rơi tại chỗ, nhiều giặc lái B.52 bị tiêu diệt.

Nghệ thuật xây dựng ý chí quyết đánh thắng.

B.52 có sức mạnh tàn phá khủng khiếp. Đứng trước một kẻ thù có sức mạnh tàn bạo như vậy, thì ý chí quyết đánh thắng là một trong những nhân tố hàng đầu tạo nên sức mạnh để chiến thắng.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền. Dù chúng có B.57, B.52 hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”, quân dân miền Bắc triệu người như một, bất chấp mọi hy sinh mất mát, cùng một ý chí quyết đánh thắng mọi cuộc tập kích đường không tàn bạo nhất, ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Nghệ thuật biết đánh thắng địch độc đáo của Việt Nam

Để tìm cách đánh B.52, ngay từ năm 1966, bộ đội ra đa, tên lửa, không quân liên tục có lực lượng trụ vững ở chiến trường Vĩnh Linh và hành lang cửa khẩu trực tiếp đánh B.52 với phương châm “vừa đánh vừa nghiên cứu”. Cách đánh B.52 trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” là sự hội tụ các kết quả nghiên cứu trực tiếp trên chiến trường được vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Hà Nội… Vì vậy trong chiến dịch, cả tên lửa, cao xạ và không quân đều bắn rơi B.52, loại máy bay cường kích hiện đại nhất của không quân Mỹ như F.111 cũng bị hoả lực súng pháo phòng không tầm thấp của dân quân tự vệ bắn rơi.

Nghệ thuật chiến dịch chiến tranh nhân dân Việt Nam

Trong thế trận của chiến tranh nhân dân, tất cả các lực lượng, tất cả các binh chủng đều phát huy khả năng chiến đấu tạo sức mạnh tổng hợp để thắng địch, kết hợp cách đánh tập trung hiệp đồng tiêu diệt lớn ở khu vực trọng điểm với cách đánh liên tục tại chỗ rộng khắp trên địa bàn. Chính thế trận của chiến tranh nhân dân đã tạo cho chiến dịch một hệ thống hỏa lực hoàn chỉnh có thể đánh địch liên tục từ xa đến gần, ở mọi tầm cao, từ nhiều phía gây cho địch lúng túng không thể cơ động tránh đạn được.

Một nét nổi bật nữa là khu vực tác chiến. Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của đất nước, là trung tâm lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ và quân đội đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trên cả hai miền Nam – Bắc. Tập kích bằng B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng là nấc thang cao nhất trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt với các lực lượng không quân của Mỹ, quân và dân Hà Nội xứng đáng với niềm tin của cả nước, Hà Nội đã chiến đấu vì cả nước và cả nước chiến đấu vì Hà Nội. Ngày 27/01/1973, Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” được ký kết. Cuối tháng 3/1973, quân đội Mỹ và chư hầu phải rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng, “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng chiến công chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm, gìn giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng đó đã góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng; tạo ra cục diện mới để quân và dân ta “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm đã qua đi, nhưng những vấn đề cơ bản của nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau.

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta tự hào về những chiến công oanh liệt, truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; tự hào về Đảng ta, đã kiên trung, đúng đắn, sáng tạo, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; tự hào với truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng; tự hào về dân tộc ta, một dân tộc giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình và công lý, không bao giờ chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực xâm lăng nào. Thế hệ hôm nay sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn và trân trọng thành quả cách mạng của Đảng, của quân và dân ta, nguyện góp sức mình phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

 

Tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972

Đầu tháng 10/1972, cục diện chiến tranh Việt Nam chuyển biến quan trọng. Ở miền Nam, quân và dân ta mở nhiều cuộc tiến công giành thắng lợi lớn. Chiến thắng quân sự đã tác động trực tiếp đến bàn đàm phán bốn bên ở Paris. Phái đoàn đàm phán chính quyền Mỹ đã chấp thuận thông qua dự thảo hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” do ta soạn thảo. Tuy nhiên, Mỹ đã lật lọng, không chịu ký như bản thỏa thuận. Hơn nữa, chúng còn đưa máy bay chiến lược B52 để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm, nhằm tạo áp lực để Việt Nam đồng ý các yêu sách của chúng.

Từ ngày 18 đến 30-12-1972, Không quân Mỹ đã ném bom vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn miền Bắc Việt Nam. Đây là một cuộc ném bom hủy diệt vô cùng man rợ. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc nước ta với hơn 100.000 tấn bom. Riêng Hà Nội, với 444 lần chiếc B52 cùng nhiều máy bay chiến thuật chúng đã thả xuống 10.000 tấn bom, tương đương với 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.

Chúng đã phá hủy nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga… Giết hại 2.368 dân thường và làm bị thương 1.355 người khác.

Không chỉ nhắm vào những mục tiêu quân sự, không quân Mỹ còn rải bom vào các mục tiêu dân sự như: 2 giờ 38 phút rạng sáng 22-12, B52 đã dội bom vào Bệnh viện Bạch Mai - một cơ sở y tế dân sự vào loại lớn nhất miền Bắc hồi ấy. Tòa nhà chính của Bệnh viện đã đổ sập, đè lên những căn hầm, trong đó có rất nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế đang ẩn nấp. Không có chiếc xe cẩu nào đủ sức nâng khối bê tông và gạch đá khổng lồ ấy. tiếng kêu khóc từ trong lòng đất vang lên yếu ớt, nghe như từ cõi xa vọng về. Các bác sĩ, y tá đã phải dùng những ống cao su nhỏ, luồn qua những khe nứt để bơm sữa xuống cho những người bị nạn. Sau đó rất nhiều đã chết vì ngạt, vì đói, hoặc vì chấn thương. Có một chuyện đau lòng đó là một đôi trai gái, đều là bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai, họ đang chuẩn bị ngày hôn lễ. Thiếp mời dự tiệc cưới đã gửi tới tất cả bạn bè. Vậy mà, đêm ấy, những quả bom độc ác của Ních- xơn đã cướp đi mạng sống và hạnh phúc của hai người.

Dã man hơn, ngày 26 tháng 12, Ních-xơn đã cho B52 rải những chùm bom ác nghiệt xuống Hà Nội, gieo tai ương thảm khốc xuống các khu dân cư yên lành như Yên Viên, Gia Lâm, Uy Nỗ,…. Đặc biệt, một khu phố có mật độ dân số đông nhất Hà Nội là Khâm Thiên đã bị 1 loạt bom B52 trùm kín cả chiều dài hàng ki-lô-mét. 2.265 ngôi nhà bị phá sập, 287 người chết và 290 người bị thương. Cả dãy phố giờ chỉ nhìn thấy những hố bom chi chít, cùng với gỗ, đá, gạch, ngói vụn nát ngổn ngang. Tiếng khóc than thảm thiết, não nề bao trùm cả khu phố. Ở đó có những căn nhà, cả gia đình bị vùi trong đất, cát; có gia đình 10 người thì 9 người đã nằm sâu dưới hố bom của B52. Tại thị trấn Yên Viên, có một chiếc xe ca đang chở khách, bị bom biến thành đống sắt bẹp dúm, nhiều người chết và bị thương nặng,… Còn rất nhiều gia đình mất đi người thân, cha mẹ, con cái, anh em, họ hàng. Thật là thảm thiết biết bao nhiêu!

Ném bom vào Bệnh viện Bạch Mai, rắc bom xuống những khu phố, thị trấn, làng mạc đông dân như Khâm Thiên, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ, An Dương… hoàn toàn không phải là sự nhầm lẫn của không lực Hoa Kỳ, mà là ý đồ đen tối của nhà cầm quyền Mỹ. Chúng muốn gây tổn thất, thương vong lớn về sinh mạng, làm cho tinh thần dân ta khiếp đản, lòng dân ta hoang mang. Chúng hy vọng một bộ phận dân chúng sẽ đứng lên gây áp lực, phản đối chính quyền ta đã không nghe lời Mỹ, buộc Mỹ phải ném bom rồi đổ trách nhiệm lên nhà cầm quyền Hà Nội. Rõ ràng, đây là âm mưu chính trị, vừa thâm độc, vừa bạo tàn.

Nhưng đế quốc Mỹ đã nhầm to. Tội ác của chúng trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972 đã không làm cho quân dân ta nao núng. Ngược lại, chỉ làm tăng thêm lòng căm thù và quyết tâm chiến đấu của quân dân ta. Thực tế diễn ra trong chiến dịch 12 ngày đêm đã chứng minh điều đó. “Thần tượng B52” – Pháo đài bay thượng đẳng của không lực Hoa Kỳ, con Át chủ bài trong bộ ba chiến lược của đế quốc Mỹ đã phải sụp đổ trước ý chí kiên cường và trí tuệ Việt Nam. Trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng lưới lửa phòng không dày đặc của ta đã xé tan xác 81 máy bay của giặc Mỹ, trong đó có 34 chiếc “siêu pháo đài bay B52”, 5 chiếc F-111 và 42 máy bay chiến thuật khác. Cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ đã thất bại thảm hại. Buộc đế quốc Mỹ phải cúi đầu ngồi vào bàn đàm phán ký hiệp định Paris như đã thỏa thuận.

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (tháng 12/1972 – 12/2022), thư viện tỉnh Đồng Nai xin giới thiệu sơ lược về tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972. Qua đó, giúp bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trẻ tuổi hiểu hơn về lịch sử oai hùng của dân tộc ta. Góp phần hun đúc truyền thống cách mạng vẻ vang, hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, gắng sức học tập và lao động, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn.

Đào Thanh

Tài liệu tham khảo

 

1. 40 năm nhớ lại trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” /  Phương Minh Hòa, Nguyễn Văn Thanh, Vi Văn Liên. - H. : Chính trị Quốc gia , 2012.

2. Điện Biên Phủ trên không - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam /  Lưu Trọng Lân. - In lần thứ 3. - H. : Quân đội nhân dân , 2007

3. Cuộc đấu trí, đọ sức cuối cùng trên bầu trời Hà Nội :  Tư liệu chiến tranh /  Nguyễn Minh Tâm. - H. : Công an nhân dân , 2020.

4. Hà Nội " Điện Biên Phủ trên không" chiến thắng của lương tâm, phẩm giá con người /  Nhiều tác giả. - H. : Quân đội nhân dân , 2012.

 

 

 

 

 

 

Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng ''Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không'' (12/1972 - 12/2022)

Giới thiệu Bộ sưu tập ảnh: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không

 

Nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972; đồng thời qua đó cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý chí kiên cường, sáng tạo, tự lực tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Thư viện tỉnh Đồng Nai xin trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc Bộ sưu tập ảnh: “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, gồm 90 bức ảnh, được chia thành 3 phần:

Phần 1: Những ngày tháng không thể nào quên

Phần 2: Chứng tích lịch sử

Phần 3: Lễ ký Hiệp định Paris

Các bức ảnh được sưu tầm, tuyển chọn từ các trang thông tin điện tử đã tái hiện một cách chân thực và đầy đủ về 12 ngày đêm anh dũng, kiên cường chiến đấu chống lại các pháo đài bay B52 của địch, bảo vệ vùng trời Thủ đô, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa của lực lượng Phòng không - Không quân ta nói riêng và Nhân dân Hà Nội nói chung, buộc đế quốc Mỹ phải ký vào bản Hiệp định Paris, công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; chấm dứt các hoạt động chiến tranh, rút hết quân đội Mỹ về nước, tạo đà cho cách mạng Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

 XEM BỘ SƯU TẬP

 

 Trần Thủy

 

 

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng ''Điện Biên Phủ trên không'' (12/1972 - 12/2022) Những tấm gương hy sinh anh dũng trong trận ''Điện Biên Phủ trên không''

Sau thắng lợi vang dội của quân và dân miền Bắc đánh bại đế quốc Mỹ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, cụm từ “Hà Nội - thủ đô của phẩm giá con người” được in đậm trên trang nhất của nhiều tờ báo từ Châu Âu tới Bắc Mỹ, từ Đông Á đến Nam Á đều dành sự ngưỡng mộ và khâm phục đối với Hà Nội. Đó không chỉ là những lời khen ngợi đơn thuần mà ẩn chứa trong đó là xương máu của biết bao đồng bào, đồng chí đã đổ xuống dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù; là ý chí quật cường của một dân tộc “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trong 12 ngày đêm kiên cường, anh dũng chống lại các pháo đài bay B52, và máy bay chiến thuật của địch, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta đã bị thương vong. Chỉ tính riêng tại khu phố Khâm Thiên đã có 287 người chết, hơn 290 người bị thương, nhà cửa bị san phẳng không còn viên gạch dính đôi. Tại bệnh viện Bạch Mai, có gần 100 bác sĩ, y tá và hàng trăm bệnh nhân bị trôn vùi dưới đống đổ nát. Tại xã Uy Nỗ (Đông Anh) có hơn 200 người chết và bị thương. Máy bay B52 cũng phá hỏng trạm phát sóng Mễ Trì kiến nhiều cán bộ chiến sĩ hy sinh và khiến gần 100 đồng bào chết và bị thương.

Bộ đội phòng không, không quân cũng chịu nhiều tổn thất. Trong đó có năm lần các tiểu đoàn tên lửa bị địch đánh hỏng khí tài; 15 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, 21 người bị thương. Bộ đội không quân có 9 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và nhiều đồng chí bị thương. Bộ đội cao xạ cũng có hơn 20 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và hành chục đồng chí bị thương, nhiều pháo cao xạ bị đánh hỏng. Trong đó có rất nhiều tấm gương anh dũng hy sinh để bảo vệ vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Trắc thủ quang học Nghiêm Xuân Danh, sinh viên năm 2 vừa nhập ngũ, gan dạ, dũng cảm, bám trắc vị trí chiến đấu, thông báo chính xác mục tiêu, giúp kíp chiến đấu bắn hạ máy bay địch. Pháo thủ bệ Nguyễn Văn Quang thuộc tiểu đoàn 57 đóng trên trận địa Đại Đồng (Thuận Thành, Bắc Ninh), trong 9 đêm liền cùng đồng đội tra nạp hơn 30 quả đạn tên lửa, góp phần cùng tiểu đoàn diệt 4 B52. Đồng chí Cao Ngọc Hoàng, chính trị viên Đại đội cao xạ 71 (đoàn Tháng Tám), hiên ngang đứng trên gò đất cao kêu gọi cán bộ, chiến sĩ “Bám trụ trận địa đến cùng! Còn một người, một pháo, còn chiến đấu!”

Bên cạnh các đồng chí cán bộ, chiến sĩ, ở trên các trận địa pháo luôn có bóng dáng các anh chị em dân quân tự vệ, nhân dân các xã trong vùng và cả các bà mẹ Việt Nam, mặc cho bom rơi, đạn bắn vẫn xông pha ra trận địa giúp bộ đội băng bó vết thương cho chiến sĩ, sửa sang trận địa, ngụy trang bệ phóng… góp phần to lớn cùng bộ đội đánh thắng pháo đài bay B52 của địch.

Lực lượng công an nhân dân cũng thường xuyên có mặt trên các vị trí xung yếu, giữ gìn và bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản của người dân.

Không thể kể hết những tấm gương anh dũng của người Hà Nội trong 12 ngày đêm rực lửa. Dù bom đạn địch liên tục trút xuống, tàn phá Thủ đô, nhưng người Hà Nội vẫn hiên ngang, kiêu hãnh không run sợ trước quân thù. Sau những trận mưa bom, những cành đào Nhật Tân vẫn tươi sắc; các loài hoa dơn, hoa cúc, hoa hồng vẫn nở rộ bên xác máy bay địch; điện Hà Nội vẫn sáng, và Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn âm vang bài hát hào hùng của nhạc sĩ Vũ Thanh: “Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công. Đường thênh thang Ba Đình lịch sử…”

Trong 12 ngày chiến đấu kiên cường, quân dân Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc đã bắn hạ 81 máy bay Mỹ; trong đó có 34 máy bay B52, 5 F111 và 42 máy bay chiến thuật khác; bắt sống 43 phi công, trong đó có 32 phi công điều khiển B52.

Ðể ghi lại tội ác dã man của đế quốc Mỹ. Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội đã ra Văn bản số 47 UB/QÐ ngày 25-5-1973, quyết định xây dựng một khu di tích tại khu phố Khâm Thiên. Khu di tích có diện tích 8.200 m2, trên một khu đất bị bom Mỹ tàn phá. Khu tượng đài được dựng với một bức tượng bằng xi măng cao hơn hai mét, với hình ảnh của người mẹ đang đứng, trên tay bế một đứa con nằm ngửa vừa bị bom Mỹ sát hại, nét mặt đau khổ đanh lại, thể hiện sự căm thù đến tột độ. Chung quanh tượng là cảnh đổ nát, gạch ngói ngổn ngang. Năm 1997, tượng đài được đúc bằng đồng theo nguyên mẫu tượng xi măng, đặt lên vị trí tượng cũ và đổi tên là: “Đài tưởng niệm Khâm Thiên”. Tượng xi măng được cất giữ nguyên vẹn vào phòng lưu niệm ngay trên nền của 3 ngôi nhà cùng trưng bày với các ảnh về Khâm Thiên. Đài tưởng niệm bằng đồng hiện nay vẫn đặt trước cột bia căm thù đã thay thế chỗ đặt bức tượng xi măng. Bốn góc chung quanh có trồng 4 cây đại và 2 cây ngâu. Di tích này đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa vào năm 1975.

50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về 12 ngày đêm rực lửa, 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, bảo vệ từng tấc đất, vùng trời thiêng liêng của tổ quốc của bộ đội phòng không không quân Việt Nam và nhân dân thủ đô Hà Hội, Hải Phòng… mãi in đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam như một Bạch Đằng – Chi Lăng của thế kỷ XX.

Ngày nay, ở Khâm Thiên, Uy Nỗ, Mễ Trì, Nhân Chính, An Dương, Bệnh viện Bạch Mai và nhiều nơi ở Hà Nội vẫn còn lưu giữ những tấm bia ghi lại tội ác của Nixon và đồng bọn. Những tấm bia này không chỉ là bằng chứng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ đối với đồng bào ta, mà thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đến mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc.

 

Trần Thủy

 

Tài liệu tham khảo: Điện Biên Phủ trên không – Bản hùng ca bất diệt

                    Cuộc đấu trí đọ sức cuối cùng trên bầu trời Hà Nội

 

 

 

 

 

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)

Khái quát đôi nét về nền giáo dục Nho học ở Việt Nam

 

Việt Nam vốn là một dân tộc hiếu học, và truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn luôn là một nét đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân ta từ xưa đến nay. Bắt nguồn từ nền giáo dục Nho học Việt Nam từ khởi nguyên đến nay, nền giáo dục nước ta trải qua nhiều thời kì khác nhau (nền giáo dục Nho học; giáo dục thời Pháp thuộc; giáo dục thời kỳ bảo vệ độc lập, xây dựng đất nước, giải phóng hoàn toàn và thống nhất Tổ quốc và nền giáo dục hiện nay) đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên một nền giáo dục Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến. Trong đó, Nho học được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học

Ở phạm vi bài viết này, xin được khái lược đôi nét về nền giáo dục Nho học ở Việt Nam, để thấy những ảnh hưởng từ Nho học đến nền giáo dục nước ta như thế nào, đồng thời chỉ ra những điểm ưu, hạn chế cùng những bài học, kinh nghiệm truyền thng quý giá mà nền giáo dục Nho học để lại.

Cũng như hầu hết các nền giáo dục khác thi trung cổ, giáo dục Nho học của nước ta chưa có những ngành học về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, sản xuất. Trong xã hội phong kiến, nước ta chỉ có ba ngành học. Ngành thứ nhất được tổ chức tương đối có quy củ là ngành Phật học trong các chùa chiền, ngành thứ hai có quy củ là ngành học về quân sự, ngành thứ ba vừa có quy củ chặt chẽ, lại có quy mô lớn là ngành học mà ta có thể gọi là Nho giáo và văn chương.

Nho giáo cung cấp những kiến thức về chính trị, đạo đức và văn chương. Mục tiêu là đào tạo những con người biết “tu thân, tề gia, tr quc, bình thiên hạ”, theo lý tưởng của Nho giáo, lấy tam cương, ngũ thường làm cốt lõi; mặt khác lại lấy việc văn hay chữ tốt, biết làm thơ, phú để làm thước đo đánh giá tài năng và cht lượng học tập...

Với phương pháp học tập kinh viện, giáo điu, Nho giáo đã có những tác động tiêu cực: Trước hết là lối học từ chương, văn thơ phù phiếm, không có hay rất ít có tác dụng thiết thực với đời sống xã hội. Nhân dân thời trước cũng đã phê phán cái tệ đó qua hình ảnh anh đồ dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Ngay các nhà nho chính thống từ những thế kỷ xưa cũng nhiều lần lên tiếng phê phán cho rằng lối học chuộng những câu văn sáo rỗng không có ích cho việc thực hiện đạo lý của “thánh hiền” cho lý tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”; lối học này lại gắn liền với chế độ khoa cử, hướng tất cả sự cố gắng của nền giáo dục và ham muốn của xã hội vào con đường hư danh.

Tuy thấy được những tác dụng tiêu cực nghiêm trọng như vậy nhưng các nhà nho cũng như các vua chúa đều bất lực không đưa ra được một sự cải cách nào có ý nghĩa về mặt này. Những ý định sử dụng chữ Nôm trong thi cử và công việc hành chính đã được bắt đầu ở các thời Hồ Quý Ly và vua Quang Trung đều bị bác bỏ dưới các triều đại sau đó. Do vậy, tất cả những sự thay đổi mà các triều đại phong kiến đã thực hiện chỉ là vấn đề thuộc về hình thức như những tên gọi hoặc các chi tiết về các quy chế thi cử, còn về nội dung, phương pháp và mục đích của việc học tập, giảng dạy, thi cử gần như hoàn toàn không thay đổi gì.

Nhược điểm lớn đó gắn liền bản chất của Nho giáo với nội dung chủ yếu của nền giáo dục cũ của ta. Về hệ tư tưởng, thì Nho giáo có tính bảo thủ và ý thức tồn cổ: nói như người xưa đã nói, làm như người xưa đã làm; nó ràng buộc con người trong muôn vàn giáo điều và lễ nghi. Với tư cách là một thượng tầng kiến trúc, Nho giáo đã kìm hãm đối với toàn bộ xã hội phương Đông.

Tuy nhiên, nền giáo dục Nho học không hoàn toàn chỉ có tác dụng tiêu cực. Trước tiên, Nho giáo đã góp phần vào việc củng cố Nhà nước và xã hội phong kiến ở giai đoạn nước và xã hội này mới hình thành và đang đi lên. Tác dụng này phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn lịch sử ở nước ta, đó là thời kỳ của các triu đại Lý, Trần và đầu nhà Hậu Lê. Đó là việc đào tạo ra người quân tử, những người để làm quan trị nước, giáo dục Nho giáo rất đề cao vinh quang của người đỗ đạt với các tục lệ như: tục xướng danh, tục ban áo mão và đãi yến tiệc, tục vinh qui bái tổ, khắc bia Tiến sĩ ở Văn Miếu để lưu danh thiên cổ…

Nền giáo dục Nho học của ta tuy về nội dung và hình thức là mô phỏng nền giáo dục phong kiến Trung Quốc, nhưng trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chng đồng hoá, chống ngoại xâm, tinh thần độc lập, tự cường, tự khng định mình của dân tộc Việt Nam được thể hiện rất rõ và sâu sắc trong nội dung của giáo dục thi đó. Đó là tinh thần Nam quốc sơn hà nam đế (thời Lý); Phong kiến phương Bắc có cách làm của  họ, ta có cách làm của ta (thời Trần); Các đế nhất phương (thời Lê). Tinh thần này đều có trong các nhà nho lớn của Việt Nam, đó là một gia tài tinh thần mà nền giáo dục cũ của ta có được đã góp phần vào việc truyền bá từ đời này qua đời khác.

Những đặc điểm này giúp chúng ta hiểu được tại sao nn giáo dục Nho học lại có thể tạo nên những nhà văn hoá, nhà sử học, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà nghiên cứu có tên tuổi của đất nước, và cả những nhà quân sự nổi tiếng như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, không những có công lao to lớn trong sự nghiệp giữ nước mà còn có những đóng góp được lưu truyền về học thuật văn thơ. Trong đó, nhà nho mà tên tuổi chói lọi nhất trong lịch sử Việt Nam là Nguyễn Trãi (đậu Tiến sĩ năm 1400).

Trải qua hơn 2000 năm ra đời và tồn tại, nền giáo dục Nho học của Việt Nam đã để lại những bài học, kinh nghiệm và truyền thống hết sức quý báu. Trước tiên, là những bài học phản diện, những kinh nghiệm tht bại mà chúng ta cần phải thận trọng. Cụ thể là: lối học giáo điều, sách vở, nhồi nhét, khuôn sáo; Việc học tập sa vào văn chương phù phiếm và lý thuyết suông; Cái tệ hại của lối học hư danh, chạy theo học cấp (đời xưa là mũ áo, cờ quạt, khoa bảng); Tư tưởng học để làm quan, để vinh thân phì gia” để cả họ được nhờ. Thứ hai, là bài học v tác dụng to ln của chế độ thi cử đi với giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đây là tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo, khống chế, đưa việc giảng dạy học tập của thầy và trò, sự phấn đấu và tranh đua của xã hội vào một phương hướng xác định. Tác dụng đó có thể rất tiêu cực trong nền giáo dục cũ, nhưng nó cũng có thể là tích cực nếu biết sử dụng thi cử để kích thích việc học tập theo một hướng đúng đắn. Hai bài học nói trên có ý nghĩa thực tiễn và thi đại đối với nn giáo dục của ta hiện nay.

 

 

Không chỉ vậy, nền giáo dục Nho học rất chú trọng việc tu dưỡng đạo đức, đương nhiên đó là đạo đức phong kiến. Tt nhiên, không phải luôn có sự thống nhất giữa lời nói, lời dạy và việc làm trong thực tế, nhưng trải qua hàng ngàn năm giáo dục theo khuôn mẫu đó, cùng với thực tế sản xut và chiến đấu, dựng nước và giữ nước lâu dài ca dân tôc Việt Nam, nền giáo dục này đã để lại trong tư tưởng và tâm lý xã hội và nhân dân du n rất sâu sắc. Trong đó: tàn dư của đạo đức tư tưng phong kiến mà chúng ta phải đấu tranh để khắc phục, nhưng cũng có nhiều mặt tích cực là tâm lý rất quý trọng đạo đức, đề cao lòng nhân ái, sống có tình, có nghĩa, truyền thng xả thân vì nghĩa, sống trong sạch, giản dị. Tâm lý xã hội trân trọng những phẩm chất đó là một truyền thống rất quý của chúng ta, là một thuận lợi cơ bản cần phải giữ gìn và phát huy trong công cuộc xây dựng con người mới, lối sống mới trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, chúng ta vừa phải biết giữ gìn và phát huy những mặt tích cực trong truyền thống tâm lý xã hội đó, vừa phải biết gạt bỏ những nội dung cũ, lạc hậu chứa đựng trong đó để thay vào nội dung mới, phù hợp với điều kiện của đất nước ta.

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, là thế hệ hậu sinh, xin được tri ân công lao to lớn của cha ông đời trước đã có công khai sáng và nuôi dưỡng nền giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là những tư tưởng, phương pháp và nội dung giáo dục con người sống tốt đẹp về đạo đức và nếp sống; đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng; đó là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội và đó là việc coi trọng gia đình, trọng tình, trọng nghĩa. Mặc dù, còn có những hạn chế do thực tế lịch sử quy định, song nn giáo dục Nho học của nước ta luôn là một bộ phận quan trọng trong đời sng văn hoá tinh thần của dân tộc. Nền giáo dục đó đã để lại những bài học, những kinh nghiệm, những truyền thng mà chúng ta cần lưu giữ, phát huy và truyền bá. Vì vậy, cần có thái độ đúng đắn, khách quan trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nền giáo dục Nho học của Việt Nam trên cơ sở những luận cứ khoa học của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà hiện nay./.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

Kỷ niệm 105 năm Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022)

Cách mạng Tháng Mười Nga – tầm vóc và ý nghĩa thời đại

đối với cách mạng Việt Nam

 

Cách đây đúng 105 năm, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (7/11/1917) đã đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện vĩ đại, mở đầu một thời đại mới, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển nhanh chóng, đến đầu thế kỷ XX đã phát triển sang giai đoạn tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, chế độ đế quốc phong kiến quân phiệt, nhân dân lao động Nga phải chịu nhiều tầng áp bức bóc lột.

Năm 1914, Nga Hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, binh lính thiếu vũ khí đạn dược, liên tiếp thua trận, nhân dân bất mãn nổi dậy đấu tranh chống chế độ, chống chiến tranh khắp nơi. Ngay khi chiến tranh bùng nổ, Lênin và Đảng Bôn sê vích Nga đã vạch rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh đế quốc và kêu gọi nhân dân tiến hành cuộc cách mạng lật đổ phong kiến Nga hoàng.

Đầu năm 1917, nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình thế cách mạng đã chín muồi. Theo lời kêu gọi của Đảng Bôn sê vích, tại các nhà máy, công xưởng và các đơn vị quân đội, các Xô viết đại biểu công nhân và Xô viết đại biểu binh lính đã được bầu ra để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Những ngày đầu sau khi Chính phủ Nga hoàng sụp đổ, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê tơ rô grát đã đứng ra điều hành mọi công việc đúng như một chính quyền Nhà nước. Nhưng cùng lúc ấy, giai cấp tư sản ra sức vận động để nắm chính quyền. Nước Nga lúc này xuất hiện song song hai chính quyền cùng tồn tại: Chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân (tức các Xô viết) và chính quyền của giai cấp tư sản (tức Chính phủ lâm thời).

Đầu tháng 7, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn sê vích, 50 vạn nhân dân Pê tơ rô grát xuống đường biểu tình một cách hòa bình có tổ chức, đòi Xô viết toàn Nga và Xô viết Pê tơ rô grat phải nắm toàn bộ chính quyền và phải thực hiện hòa bình. Chính phủ lâm thời đã ra lệnh xả súng vào quần chúng, làm công nhân và binh lính đẫm máu. Sau đó, chúng đàn áp Đảng Bôn sê vích và lùng bắt Lênin.

Sau tháng Mười, làn sóng cách mạng dâng lên cuồn cuộn khắp nước Nga. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Bôn sê vích đã quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang vào ngày 7/11/1917 (25/10 lịch Nga cũ) tức ngày khai mạc Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II. Trong hội nghị, một số người không tán thành chủ trương khởi nghĩa vũ trang và để lộ kế hoạch cho kẻ thù… Trước tình thế khẩn cấp, Lênin đã sáng suốt quyết định khởi nghĩa ngay ngày 6/11 (24/10). Theo kế hoạch do Lênin vạch ra, các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân và binh sĩ cách mạng đã tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các Bộ, tổng đài điện thoại, các nhà ga, các cầu bắc qua sông Nêva… Chỉ trong đêm 6/11, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê tơ rô grat và bao vây Cung điện Mùa đông, nơi ẩn náu cuối cùng của chính phủ tư sản. Tối 7/11, toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.

Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đã đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga; làm rung chuyển thế giới; đã thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vùng lên đấu tranh đánh đổ hệ thống thuộc địa, xóa bỏ chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người – kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đây là cuộc cách mạng xã hội duy nhất trong lịch sử thực hiện được mục tiêu: Giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và tiến tới giải phóng toàn nhân loại. Nhờ đó, con người được sống với đúng nghĩa là Con người, phẩm giá, lương tri, danh dự, công bằng và lẽ phải được tôn trọng; hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc đã được tìm thấy giá trị đích thực; tài năng sáng tạo của con người được thừa nhận và phát huy.

Hồ Chủ tịch đã khẳng định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga “giống như mặt trời chói lọi, chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Thật vậy, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười đã đem đến niềm tin, sức mạnh, soi sáng con đường đấu tranh cho các giai cấp cần lao, cho những dân tộc đang bị đọa đày trong đêm trường nô lệ, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, ảnh hưởng vô cùng lớn lao tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, trong đó có thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đối với cách mạng Việt Nam, trong những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo các giá trị của Cách mạng Tháng Mười vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tiếp thu tư tưởng trong bản Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm “Đường Kách mệnh” làm tài liệu huấn luyện cho các chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Việt Nam, trong đó nêu rõ, chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường duy nhất đúng đắn, cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự. Những chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Việt Nam tiếp thu lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười và trở thành lực lượng nòng cốt thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930.

Chiến thắng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại đội quân Quan Đông, buộc Chính phủ quân phiệt Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện (ngày 15/8/1945), tạo tiền đề rất quan trọng cho Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng Khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, đứng lên giành chính quyền (ngày 19/8/1945) và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á vào ngày 2/9/1945.

Sự kiên định đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga, được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước vào năm 1975 và tiến bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bằng nhãn quan chính trị, sáng suốt trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và kiên định thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam là minh chứng rõ ràng và sinh động nhất, chứng tỏ giá trị và lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn trường tồn và vẹn nguyên trong thế giới ngày nay.

Hơn một thế kỷ trôi qua, thế giới đã có những chuyển biến sâu sắc, đã từng chứng kiến những thành tựu vĩ đại trên đất nước Nga và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới, cũng như chứng kiến bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội khi mà chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ trong thập niên 90. Nhưng lịch sử càng lùi xa, thì những giá trị thời đại mà Cách mạng tháng Mười Nga khai mở đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Kỷ niệm 105 năm chiến thắng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, là dịp Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ôn lại truyền thống cách mạng, khẳng định mục tiêu lý tưởng của Cách mạng tháng Mười là ngọn cờ tiêu biểu, quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, vì phồn vinh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, người cán bộ, đảng viên đều phải tỉnh táo, sáng suốt và thực hiện đúng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là trách nhiệm, là hành trang vô cùng quý giá góp phần đưa đất nước ta đi lên, vững tin giành những thành tựu mới trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.

           

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

 

Bộ sưu tập ảnh ''Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào''

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022), 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977-18/7/2022), nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ về lịch sử, ý nghĩa mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt gắn bó đã được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam củng cố, vun đắp, phát triển; Thư viện tỉnh Đồng Nai trân trọng giới thiệu đến đông đảo quý bạn đọc Bộ sưu tập ảnh “Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào”, bao gồm 82 ảnh được sưu tầm, chọn lọc từ các tư liệu sách, báo, trang thông tin điện tử uy tín, chia thành 3 phần chính: 

Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc;

Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào từ năm 1976 đến nay; 

Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa tỉnh Đồng Nai – Lào

 Hy vọng, qua những bức ảnh này, Quý bạn đọc sẽ hiểu hơn về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Đó là tài sản vô giá, có một không hai. Tình cảm đó được minh chứng qua chiều dài lịch sử của hai dân tộc, được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp và ngày càng phát triển sâu rộng.

 

Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào

trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

 

 

 

XEM BỘ SƯU TẬP

 

 

 

 

 

TÌNH VIỆT – LÀO

Kỷ niệm 60 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào 

(5/9/1962 - 5/9/2022)

 

“Em ở bên này Tây Trường Sơn,

Anh ở bên này Đông Trường Sơn.

Luôn gửi cho nhau khúc hát ân tình…

Em ở bên Tây. Anh ở bên Đông.

Hai nước nghe chung tiếng gà gáy sáng.

Đất nước Chăm Pa. Đất nước Tiên Rồng.

Chung bước đi lên xây đắp mối tình

Tình Việt Lào anh em. Tình Việt Lào anh em.

Mãi mãi không bao giờ phai”.

Đó là những giai điệu trong sáng, thấm đượm tình anh em trong bài hát Tình Việt–Lào một sáng tác của nhạc sĩ Hồ Hữu Thới mà tôi đã được nghe trong chương trình Liên hoan văn hoá Việt–Lào. Mặc dù chưa một lần đặt chân đến nước bạn Lào, chưa được trực tiếp ngắm phong cảnh của đất nước Triệu Voi xinh đẹp nhưng qua ca từ trong những bài hát như: Gửi anh bộ đội yêu nước Lào, Bài ca hữu nghị Việt – Lào,… tôi cảm nhận rõ tình cảm gắn bó keo sơn của hai dân tộc chúng ta suốt 60 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ Việt Nam–Lào.

Khi nói về tình nghĩa đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt Nam và Lào, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã có những câu thơ bất hủ: “Thương nhau mấy núi cũng trèo; mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. ViệtLào hai nước chúng ta; tình sâu hơn nước Hồng HàCửu Long”. Và Hoàng thân Xuphanuvông cũng đã nhận xét: “Tình hữu nghị Việt–Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn đoá hoa nào thơm nhất”.

Thật vậy, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có diện tích lãnh thổ thuộc loại “vừa” và “tương đối nhỏ”, có địa danh giáp giới nối liền nhau dài hơn 2.000 km, cùng nằm ở trung tâm bán đảo Ấn–Trung, vị trí địa–chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á–con đường giao thương hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có nguồn trữ lượng dầu khí và tiềm năng tài nguyên khoáng sản khá dồi dào, một tiêu điểm của sự tranh giành lợi ích và ảnh hưởng giữa các nước lớn và các trung tâm quyền lực quốc tế. Điều kiện tự nhiên thiên nhiên và sự phát triển kinh tế–xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại là những quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống; có chung nền văn minh lúa nước Đông Nam Á nên hai nước có nhiều nét văn hoá tương đồng như: thấm đẫm tinh thần nhân ái, yêu thương con người, kính trên nhường dưới, truyền thống bang giao hòa hiếu, cưu mang đùm bọc lẫn nhau từ lâu đời; truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước: đoàn kết trong nước và nhân dân thế giới chống giặc ngoại xâm.

Mối quan hệ truyền thống Việt Nam–Lào được nâng lên thành quan hệ đặc biệt từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 tại Hồng Kông và sau đó đến tháng 10/1930, Đảng được chuyển thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đánh dấu thành quả kết hợp chủ nghĩa Mác–Lênin với phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở Việt Nam nói riêng cũng như ở Đông Dương nói  chung.

Nhờ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc không những có công đầu trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam, mà còn là người đầu tiên góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng đó ở Lào, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam và Lào ngày càng gắn bó với nhau, nương tựa lẫn nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, cùng hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Giữa năm 1930, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam bùng lan trong cả nước, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Do sự cận kề về mặt địa lý, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhanh chóng tác động và ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Lào. Các chi bộ Đảng và đoàn thể quần chúng ở Lào đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh với nhiều hình thức: đòi tăng lương và ủng hộ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh của công nhân Lào làm đường Lạc Sao, đấu tranh phản đối nhà trường đuổi một số học sinh của chi bộ đoàn thanh niên cộng sản trường tiểu học Pháp–Việt ở Viêng Chăn (năm 1933)…

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp được sự đồng lõa của quân Anh, nổ súng đánh chiếm thành phố Sài Gòn, chúng mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ của Việt Nam, sang Campuchia, Hạ Lào, rồi toàn cõi Đông Dương. Ngày 25/11/1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận ViệtMiênLào chống Pháp xâm lược” và nêu rõ nhiệm vụ: “Tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê, làm cho mặt trận kháng Pháp của Lào–Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở thôn quê, đặng bao vây lại quân Pháp ở nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào”. Theo tinh thần đó, quân và dân các địa phương vùng giáp ranh biên giới Việt Nam–Lào phối hợp đánh quân Pháp ở nhiều nơi. Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Bộ chỉ huy Chiến khu 4 (Việt Nam) thành lập Ban chỉ huy các mặt trận đường 8, đường 9 và cử một số đơn vị phối hợp với bộ đội Lào, vừa đánh địch ở Na Pê, Xê Pôn, huyện lỵ Căm Cớt..., vừa làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân gây dựng cơ sở, lực lượng kháng chiến. Hội Việt kiều cứu quốc ở các tỉnh, thành phố của Lào động viên, kêu gọi thanh niên tích cực gia nhập lực lượng Liên quân LàoViệt. Chỉ trong một thời gian ngắn, Liên quân Lào–Việt được thành lập ở nhiều nơi, trở thành lực lượng vũ trang cách mạng, hăng hái chiến đấu chống quân xâm lược. Tiêu biểu cho tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của Liên quân LàoViệt trong năm đầu của cuộc kháng chiến là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc ngày 21/3/1946. Đây là trận đánh lớn nhất của Liên quân Lào–Việt kể từ ngày thành lập, đã nêu một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, một biểu tượng cao đẹp về tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa quân và dân hai nước Việt Nam–Lào.

Ngày 13/3/1954, quân và dân Việt Nam mở đầu cuộc tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, quân và dân Lào liên tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự từ Bắc xuống Nam Lào để kiềm chế lực lượng địch, đồng thời ủng hộ Mặt trận Điện Biên Phủ 300 tấn gạo chiến lợi phẩm thu được sau chiến thắng Thượng Lào và 400 viên đạn pháo 105 ly của địch. Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ, quyết liệt và anh dũng, ngày 7/5/1954 tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến công đó đã giáng một đòn quyết định vào bọn thực dân, đế quốc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và cũng là thắng lợi của khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, mà Việt Nam làm trụ cột trong sự nghiệp kháng chiến chống kẻ thù chung. Từ đây, cục diện chiến tranh Đông Dương chuyển sang thế có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tại Hội nghị Giơnevơ.

Đầu năm 1961, đế quốc Mỹ và quân đội Sài Gòn đẩy mạnh việc đánh phá hòng ngăn chặn việc vận chuyển của Đoàn 559 trên tuyến Đông Trường Sơn. Để đáp ứng yêu cầu chi viện ngày càng lớn cho chiến trường miền Nam và cách mạng Lào, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào đã thảo luận, thống nhất chủ trương mở đường vận chuyển chiến lược sang phía Tây Trường Sơn. Được sự giúp đỡ tận tình của nhân dân các bộ tộc Lào, các đoàn công tác quân sự Việt Nam đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng, phục vụ cho việc mở tuyến đường mới dọc Tây Trường Sơn trên đất Lào.

Ngày 5/9/1962, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Vương quốc Lào đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 12/1975, Cách mạng Lào thành công, nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào được thành lập, ngày 18/7/1977 Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam–Lào đã được ký kết.

Nửa thế kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam–Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, đã trải qua thử thách của thời gian và lịch sử đấu tranh cách mạng của hai Đảng và nhân dân hai nước ngày càng được củng cố, phát triển, mở rộng, đi vào chiều sâu trên mọi lĩnh vực. Cụ thể:

Về chính trị và đối ngoại: Từ năm 1988, cuộc gặp hàng năm giữa hai bộ Chính trị đã trở thành một cơ chế hoạt động chính thức giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam là chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu từ ngày 2 đến ngày 4/7/1989. Đây là chuyến thăm Lào chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau Đại hội IV Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Hai bên thống nhất với nhau nhiều vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương thức hợp tác giữa hai nước và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực.

Về xây dựng, phát triển kinh tế: Quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia cũng dần thay đổi: từ viện trợ không hoàn lại và cho vay là chủ yếu sang giảm dần viện trợ và cho vay, bước đầu đẩy mạnh hợp tác sản xuất kinh doanh bình đẳng cùng có lợi.

Hai nước thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm, khuyến khích và giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động đối ngoại tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế: Diễn đàn Liên Hợp Quốc, Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác tiểu vùng Sông Mêkông mở rộng (GMS), Tam giác phát triển, Tứ giác phát triển, Diễn đàn Nghị viện Đông Nam Á (AIPO),... Sự đóng góp tích cực, có hiệu quả của Việt Nam và Lào đối với hợp tác đa phương được dư luận quốc tế đánh giá cao, ngày càng khẳng định uy tín và vị thế quan trọng của hai nước ở khu vực và thế giới. Việt Nam có 210 dự án còn hiệu lực tại Lào với tổng số vốn đăng ký khoảng 5,2 tỷ USD.

Về đào tạo nguồn nhân lực: Với tư tưởng chỉ đạo, giúp cách mạng Lào là tự giúp mình, giúp đào tạo cán bộ cho nước bạn là giúp khâu cơ bản nhất cho cách mạng Lào, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đề cao quan điểm sẵn sàng đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ giúp bạn. Hai nước giúp nhau đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi nước, là hạt nhân giữ vững và tăng cường tình đoàn kết hai nước.

Trong lĩnh vực hợp tác văn hóaxã hội: Hàng năm, hai bên thường xuyên lập kế hoạch giao lưu văn hoá nghệ thuật dưới các hình thức: trao đổi đoàn biểu diễn, tổ chức sáng tác mỹ thuật, tìm hiểu về chủ đề đất nước và con người, hợp tác xuất bản, in và phát hành sách báo, văn hoá phẩm, phim ảnh. Phối hợp tuyên truyền về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam–Lào, Lào–Việt Nam, tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn để tăng cường hiểu biết, gắn bó giữa nhân dân hai nước.

Nhiều công trình có giá trị về khoa học, lý luận và thực tiễn được biên soạn bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của hai nước trong đó bao gồm cả những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và một số địa phương của Việt Nam và Lào, được xem như tài liệu gốc để sau này tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ hai nước, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn mới, cụ thể là: Bộ sách Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt NamLào, LàoViệt Nam (1930-2007)”. Có lẽ, trong lịch sử chưa có một quốc gia nào, một Đảng nào mà hai Đảng cùng thống nhất xây dựng và cùng viết nên bộ lịch sử này. Phối hợp phát hành Tuyển tập kinh điển mác, Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh bằng tiếng Lào…

Trong lĩnh vực y tế, phối hợp giúp nhau chống dịch bệnh, nhất là phòng, chống sốt xuất huyết, bệnh cúm gia cầm, hỗ trợ vật tư y tế, cử nhiều y, bác sĩ và chuyên gia sang Lào giúp Lòa ứng phó với đại dịch Covid-19. Một số đoàn bác sĩ tình nguyện Việt Nam đã sang khám và chữa bệnh cho nhân dân Lào ở Thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác.

Mối quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu và hợp tác toàn diện Việt Nam–Lào, Lào–Việt Nam, là mối quan hệ thuỷ chung, trong sáng, đã trở thành tài sản vô giá, hiếm có trên thế giới ngày nay và trở thành nhân tố quyết định cho thắng lợi của cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, là quy luật sống còn cho sự phát triển của hai dân tộc. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy”.

 Trong giai đoạn hiện nay giữ gìn và phát huy mối quan hệ Việt–Lào là việc làm vô cùng cần thiết, tuyên truyền những hình ảnh đẹp về mối quan hệ hai nước sẽ giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ bản chất tốt đẹp, trong sáng của mối quan hệ Việt NamLào hơn; đồng thời khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước; đấu tranh chống lại sự bóp méo, xuyên tạc lịch sử của các thế lực chống phá gây mất tình hữu nghị của nhân dân hai nước Việt NamLào.

Đối với Thư viện tỉnh Đồng Nai, trong nhiều năm qua, đơn vị cũng đã có nhiều hoạt động hưởng ứng và tuyên truyền về mối quan hệ Việt–Lào như: Bổ sung, sưu tầm các tài liệu viết về: đất nước, con người Lào; về mối quan hệ của hai nước trong lịch sử cũng như trong hiện tại; Giới thiệu, trưng bài triển lãm tài liệu liên quan đến hoạt động này; biên soạn và phát hành thư mục chuyên đề Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam–Lào mãi mãi trường tồn và phát triển. Bản thư mục có ý nghĩa như một tài liệu góp phần thêm niềm tin vững chắc vào tình đoàn kết hữu nghị Việt–Lào, khẳng định vị thế, sức mạnh của mối quan hệ hai nước trên chính trường quốc tế ngày càng tốt đẹp hơn.

Ôn lại lịch sử hào hùng của liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, sự giúp đỡ và ủng hộ chí nghĩa chí tình, trước sau như một giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho hai dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nước ngày nay, là hoạt động góp phần tăng cường tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam-Lào.

 

Tài liệu tham khảo

1.      25 năm chiến đấu và thắng lợi của Đảng nhân dân cách mạng Lào / Cayxỏn Phômvihản. - H. : Sự thật, 1980. - 59 tr. ; 19 cm

2.      55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào : Nhìn lại và hướng tới / Lê Đình Chỉnh ; Pouykham Phengbounheuang dịch. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2017. - 289 tr. : bảng ; 21 cm

3.      Biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào :  Tài liệu tuyên truyền / Hoàng Ngọc Sơn, Nguyễn Danh Tiên, Đỗ Phương Thảo,... biên soạn. - H. : Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016. - 127 tr. : hình ảnh ; 21 cm

4.      Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào giai đoạn 1954 - 2017 / Lê Đình Chỉnh. - H. : Thông tin và truyền thông, 2017. - 344 tr. : bảng ; 21 cm

5.      Biên niên sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào / Chu Đức Tính (ch.b), Nguyễn Đình Dĩnh, Ngô Kim Uyên, Nguyễn Thị Huyền Trang. - H. : Chính trị Quốc gia, 2007. - 183 tr. ; 21 cm

 

Nguyễn Sen

 

 

 

 

 

Tác phẩm ''Đường Kách mệnh'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một Bảo vật Quốc gia

(Kỷ niệm Ngày Cách mạng tháng tám thành công 19/8, Quốc khánh 2/9 và Kỷ niệm 10 năm tác phẩm “Đường Kách mệnh” được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia 2012-2022)

 

Trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều văn kiện lịch sử quan trọng đánh dấu những sự kiện gắn liền với những bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Một sự kiện khó quên, cách đây 77 năm, tháng 8-1945, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vùng lên đập tan xiềng xích của chế độ thực dân phong kiến và giành lại nền độc lập cho dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đúng đắn cách mạng Việt Nam. Từ cuộc cách mạng vĩ đại đó, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ký ức về ngày Tết độc lập đầu tiên ấy mãi mãi không bao giờ quên đối với nhân dân Việt Nam và toàn nhân loại trên thế giới.

Một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam đó là tác phẩm “Đường Kách mệnh”, do Bác Hồ viết năm 1927, tác phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 10-2012, trở thành một trong những Di sản Tư tưởng - Văn hóa quý báu vượt thời gian của Đảng và dân tộc ta. Cùng với lịch sử ra đời, tác phẩm còn được coi là hiện vật “độc nhất vô nhị” ở bảo tàng Quốc gia. Nhân dịp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, Thư viện tỉnh Đồng Nai có bài viết: Tác phẩm “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một Bảo vật Quốc gia nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về những giá trị Tư tưởng, Văn hóa của Bảo vật quốc gia này.

1. “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bảo Vật quốc gia, là hiện vật “Độc nhất vô nhị”

Cuốn sách “Đường Kách mệnh" gồm 100 trang in thạch bản, trên giấy nến, kích thước 22x15 cm, trang bìa lót có kích thước 15x20 cm đã ngả màu vàng cùng hơn 150 tài liệu, hình ảnh có giá trị. Tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dùng để đào tạo những cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam những năm 1925-1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Cuốn sách được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và lần đầu tiên được xuất bản thành sách năm 1927.

"Đường Kách mệnh" là sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong đấu tranh giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, đây được coi là Văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Nội dung cuốn sách phân chia và đánh số trang theo từng vấn đề, được triển khai theo ba nội dung cơ bản.

 

 

Một điều lý thú là, trong cuốn “Đường Kách mệnh” đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại có một đời sống riêng, lịch sử riêng đặc biệt thú vị. Đi kèm với cuốn “Đường Kách mệnh” hiện vật gốc này, có kèm một tờ giấy rời (tờ trình) viết chữ Nôm bằng mực son, tờ trình của Phó lý xã Hạ Trường xác nhận một sự thực quan trọng kể về việc bắt được cuốn sách, đó là: Ngày 29 tháng hai, Bảo Đại năm thứ 5, tức là ngày 28.3.1930, y đã bắt được cuốn sách “cấm” tại nơi cư trú của y, sau trên dưới 3 năm xuất bản, đã nộp “tang vật” kèm theo tờ trình lên tri huyện Thanh Hà và đã được viên quan cấp trên xác nhận.

Điều kỳ thú thứ hai, cuốn sách “Đường Kách mệnh” lại do ông Nguyễn Lương Bằng – lớp cán bộ đầu tiên được Bác đào tạo đã bí mật đưa về Hải Dương, quê hương của chính mình để truyền bá tư tưởng cách mạng cho nhân dân, nhưng không may lọt vào tay Phó lý và bị tịch thu. Từ Hải Dương, cuốn sách bị liệt kê vào hồ sơ sách cấm và đưa về tòa án tối cao của thực dân Pháp ở Hà Nội lưu giữ. Sau khi tiếp quản thủ đô Hà Nội, cụ Nguyễn Văn Hoan - một lão thành cách mạng làm việc ở tòa án tối cao, trong quá trình sắp xếp lại tư liệu đã phát hiện ra cuốn “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, cụ đã chuyển cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Như vậy, theo chân lớp học trò đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc từ Quảng Châu về nước hoạt động, những bản in Đường Kách mệnh đầu tiên đó đã được bí mật chuyển về nước, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, cùng Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; phát động, tổ chức, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

2. Giá trị Tư tưởng, Văn hóa của “Đường Kách mệnh”

Trong “Đường Kách Mệnh” có cả giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa - nhất là văn hóa chính trị. Từ khi Đảng còn chưa ra đời, Bác đã nhìn nhận rõ yếu tố quan trọng là cách mạng muốn thành công thì ngoài đường lối chính trị, ngoài lý tưởng mục tiêu ra, một vấn đề hết sức hệ trọng là đạo đức của người cách mệnh, đạo đức của Đảng cách mệnh, nhất là khi ở vị trí cầm quyền.

Điểm độc đáo của “Đường Kách Mệnh” ở chỗ, tuy là một tác phẩm lý luận, nhưng Bác lại đặt vấn đề về tư cách - đạo đức của người cách mệnh lên ngay từ những trang đầu của cuốn sách. Tức là, phải trung thành với lý tưởng và mục tiêu, phải kiên định với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Người nêu rõ những chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng. Đó phải là những người có nhân cách, đạo đức và phẩm hạnh thì mới tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng khó khăn. Đây chính là giá trị bền vững, có sức sống ảnh hưởng sâu rộng lâu dài trong sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.

Khi trình bày các nội dung trong “Đường Kách Mệnh”, mặc dù Bác chưa một lần sử dụng thuật ngữ hệ thống chính trị, nhưng việc Người nói về Đảng, về cách mạng, về giành chính quyền, về thành lập các đoàn thể của dân, để dân làm chủ... chính là tư tưởng dân chủ và hệ thống chính trị sau này. Người khẳng định: Con đường các dân tộc thuộc địa bị áp bức hoàn toàn có thể chủ động để giành lấy thắng lợi bằng sự nghiệp cách mạng “đem sức ta mà giải phóng cho ta, và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở nước ta đã chứng thực tư tưởng này của Bác là hoàn toàn đúng đắn và chính xác.

Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, Đường Kách mệnh đã trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận cách mạng, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối của cách mạng Việt Nam và trở thành cuốn “cẩm nang” gối đầu giường của thế hệ cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

Đúng như tên gọi của nó, Tác phẩm đã vạch ra con đường cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong những năm qua đều bắt nguồn và gây dựng từ những giá trị lý luận cách mạng và khoa học của tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Những tư tưởng cách mạng có tính thuyết phục cao của tác phẩm còn có tác dụng cổ vũ, giáo dục các thế hệ thanh niên và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Có thể khẳng định rằng “Đường Kách mệnh” là một trong số các tác phẩm, mà những ý tưởng hàm chứa trong đó, không chỉ được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo mà còn có sức sống mãnh liệt. 95 năm trôi qua, nhưng ánh sáng từ “Đường kách mệnh” về con đường, phương pháp cách mạng; về vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng Đảng vững mạnh, nhất là các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản ... trong “Đường Kách mệnh” vẫn giữ nguyên tính thời sự trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhất là đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng hiện nay.

Với những người làm công tác Thông tin - Thư viện, “Đường kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài giá trị về tư tưởng, đạo đức cách mạng, còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lần đầu tiên được xuất bản thành sách năm 1927, “Đường kách mệnh” là tác phẩm minh chứng rõ nét nhất cho mối quan hệ gắn kết giữa sách và lịch sử cách mạng của dân tộc. Đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự hình thành của nền xuất bản cách mạng Việt Nam.

Một bước ngoặt quan trọng đáng lưu ý, thời điểm ra đời tác phẩm này cũng là một trong những dấu mốc quan trọng để Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là “Ngày Sách Việt Nam”. “Ngày sách Việt Nam” lần thứ 4 năm 2017 được tổ chức gắn liền với kỷ niệm 90 năm ngày ra đời tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Đây là một sự kiện văn hóa hết sức ý nghĩa về sách, báo Thư viện và phát triển Văn hóa đọc, tiếp nối truyền thống hiếu học, trọng tri thức của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã được kết tinh qua nhiều thế hệ. Khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong toàn dân chính là động lực và công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu phấn đấu xây dựng nền tảng tri thức trong mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội – Khát vọng phát triển đất nước, con người Việt Nam Phồn vinh - Hạnh phúc.

TV.

 

 

 

 

 

 

Thư viện tỉnh Đồng Nai giới thiệu ''Một số hình ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng đất Đồng Nai''

 

 

(Kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh-liệt sĩ)

Người đọc: Nguyễn Sen

https://youtu.be/uQ5Y4QX2Mlk

 

 

 

 

1 - 10 Tiếp theo