Bỏ qua nội dung chính

Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam > Bài đăng > NGUYỄN VĂN VỊNH
NGUYỄN VĂN VỊNH

 

Ngoài ra ông từng giữ các chức vụ: Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Chủ nhiệm y ban thống nhất Trung ương (hàm Bộ trưởng), y viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 3.

Phần thưởng được Đảng Nhà nước trao tặng:

-      Huân chương Độc lập hạng Nhất (truy tặng).

-      Huân chương Quân công hạng Ba.

-      Huân chương Chiến thắng (chng Pháp) hạng Nhất.

-      Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba).

-      Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Trung tướng năm 1959.

Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh sinh 21/2/1918 tại làng Đô Quan, xã Nam Quang, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Cùng quê, cùng hoàn cảnh gia đình, cùng mồ côi cha từ nhỏ, sng nhờ vào sự tần tảo của mẹ, ông cùng với nhà thơ Nguyễn Văn Cừ là đôi bạn chí thân từ nhỏ.

Năm 1936, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước ở huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định, bị thực dân Pháp bắt giam năm 1937. Sau khi ra tù, năm 1940 ông xung Hải Phòng rồi năm 1941 vào Nam sau đó đăng lính làm đến chức đội. Là một người có tư tưởng yêu nước, tiến bộ, thích thơ văn, ông được các ông Hoàng Văn Thụ (khi đó là trưởng ban binh vận) và ông Trường Chinh trực tiếp t chức tuyên truyền và giác ngộ tham gia Hội quân nhân cứu quốc. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt giam lần thứ hai kết án 20 năm tù khổ sai và đày ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền tiếp tục hoạt động tại chiến trường Nam Bộ.

Năm 1946, ông là Tỉnh ủy viên kiêm Phó Chủ tịch y ban kháng chiến tỉnh Mỹ Tho, chỉ huy đội du kích rồi được bầu làm chính trị viên. Từ năm 1946 đến 1950, Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu 8, Bí thư Khu ủy, Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo xây dựng căn cứ (trong đó có chiến khu Đồng Tháp Mười), các cơ sở cách mạng, các đội du kích, các trạm quân uy, tổ chức hậu cần và hoạch địch chiến lược chiến thuật. Ông là một trong những người đỡ đầu góp phần khai sinh ra nền điện ảnh khu 8, cội nguồn của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Từ năm 1950 đến 1952, Chính ủy Bộ Tư lệnh Phân khu Miền Tây Nam Bộ. Từ năm 1952 đến 1954, Phó Tư lệnh Phân khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc theo tinh thần Hội nghị Giơ ne vơ.

Trong hai năm 1955 và 1956, ông là Trưởng Phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh y ban Quc tế thi hành Hiệp định Giơ ne vơ tại Sài Gòn. Năm 1957, ông là Phó Chủ nhiệm y ban Kế hoạch Nhà nước. Tháng 6/1957, ông được cử giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ Bộ Quốc phòng, y viên Quân ủy Trung ương. Sau khi ông Nguyn Chánh (Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ mất), ông giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ vào năm 1958. Tháng 8/1959, ông được phong quân hàm Trung tướng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Từ năm 1960 đến 1969, ông chuyển sang làm Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, hàm Bộ trưởng...

Những năm tháng cuối đời, ông bị bệnh hiểm nghèo và được Đảng và Nhà nước đưa sang Cộng hòa Dân chủ Đức chữa bệnh và mất tại đây vào năm 1978.

Ông là một trong những người đầu tiên đề xut và chỉ đạo xây dựng đường Trường Sơn trên bộ và trên biển để chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam; chỉ đạo xây dựng công tác binh, địch vận từ 1960; đề xuất phát động du kích chiến tranh, nhân dân chiến tranh toàn diện và trường kỳ từ 1961; đề xuất chủ trương vừa đánh vừa đàm từ 1965...

(Sưu tầm)

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.